Người bị bệnh thận không dùng viên C sủi
Không có ai cảm thấy thoải mái, thích thú khi phải dùng thuốc, nhất là với dạng thuốc tiêm. Đối với trẻ em lại vô cùng khó khăn khi phải thuyết phục chúng uống thuốc: Phải nghiền viên thuốc, rồi trộn thêm đường và nước. Nhưng chúng vẫn không chịu uống, hoặc chỉ hấp thu được một phần nhỏ, dẫn đến không đủ liều, ảnh hưởng đến tác dụng và kết quả điều trị.
(Ảnh: SK & ĐS) |
Trong các tá dược có chất tạo sủi natri bicacbonat có tính kiềm. Khi gặp chất có tính axit như vitamin C (axit ascorbic) hòa trong nước, nó sẽ tạo phản ứng hóa học, trở thành thành muối ăn và các bọt khí CO2.
Trong viên thuốc sủi còn có các chất tạo màu và tạo hương như hương chanh, hương cam, với mục đích tạo thành một thứ đồ uống giải khát thông thường, có đường để tạo vị ngọt. Tác dụng này đã gây một hiệu ứng tâm lý khá tốt, nhất là đối với trẻ em.
Nhưng đã là thuốc thì không sao tránh khỏi các tác dụng không mong muốn, vì vậy khi dùng thuốc sủi, bạn cần lưu ý:
- Cần phải dùng cả viên thuốc và hòa tan hoàn toàn trong một cốc nước đun sôi để nguội. Có thể cho thêm vài viên đá để tạo cảm giác mát lạnh. Đợi cho viên thuốc tan hết mới dùng.
- Sau khi lấy một viên thuốc ra khỏi bao gói, số còn lại phải được bảo quản kín, tránh ẩm để khỏi mất tác dụng.
- Cần để thuốc chỗ cao, xa tầm tay của trẻ, để tránh việc chúng tự ý dùng khi bố mẹ đi vắng.
- Viên sủi UPSA C ngoài l1.000 mg vitamin C còn có 283 mg muối ăn, được hình thành sau phản ứng sủi bọt, nên không dùng cho người suy thận, những người kiêng ăn muối (tăng huyết áp).
- Viên UPSA C calcium hay calcium sadoz forte do có 500 mg muối khoáng cacli nên không được dùng cho người bị canxi cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi, hay bị bệnh sỏi thận.
- Không dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có gas.