Con người đã bị loét dạ dày từ thời tiền sử
Theo tạp chí Nature, vi khuẩn gây loét dạ dày "Helicobacter pylori" đã có mặt trong hệ tiêu hóa của người Homo sapiens từ khi loài người này bắt đầu di dân từ châu Phi cách đây khoảng 60.000 năm. Loài vi khuẩn này có mặt trong phân nửa dân số loài người.
Nhóm các nhà nghiên cứu do Mark Achtman thuộc Khoa nhiễm trùng Viện Max-Planck (Đức) đã so sánh các thay đổi giữa bộ gien H. pylori và mã gien người.
Từ việc phân tích 769 mẫu vi khuẩn lấy ở những người tình nguyện thuộc 51 dân tộc khác nhau trên khắp thế giới, các mô phỏng qua máy tính đã chứng minh H. pylori có thể đã lan rộng từ Đông Phi cách đây khoảng 58.000 năm, phù hợp với hoạt động di dân của người Homo Sapiens.
Người hiện đại đã bị nhiễm loài vi khuẩn này trước khi di dân từ châu Phi, và từ đó con H. pylori đã “sống chung” với người.
Nhờ nhận dạng vi khuẩn “Helicobacter pylori” vào năm 1980, hai nhà nghiên cứu Australia J. Robin Warren và Barry J. Marshall đã được trao giải Nobel Y học vào năm 2005.
Tải file Con người đã bị loét dạ dày từ thời tiền sử tại đây