Yêu người đồng giới là do khiếm khuyết ở não
(Ảnh: Thanh Niên) |
Nhiều nhà xã hội học cho rằng, đồng tính luyến ái là sản phẩm của xã hội loài người, xã hội càng phát triển càng có nhiều người bị mắc bệnh này. Điều này bị không ít nhà khoa học tìm cách phản bác, nhưng không thành công vì thiếu bằng chứng.
Mãi đến năm 1991, Salk, một nhà thần kinh học của Mỹ, mới công bố một nghiên cứu gây chấn động. Đó là công trình về giải phẫu vùng dưới đồi trong não của 41 người chết do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có 16 người đồng tính luyến ái. Ở những người đồng tính, thành phần não điều khiển hành vi tính dục chỉ nhỏ bằng một nửa của những người bình thường.
Năm 1993, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ mật thiết giữa hệ thống di truyền của con người và bệnh đồng tính luyến ái. Ở những người đồng tính thường có một đoạn gene đặc biệt trên nhiễm sắc thể giới tính X, được truyền từ người mẹ.
Đến năm 2003, các nhà nghiên cứu y học xã hội của Mỹ cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa đặc điểm của bàn tay nam giới với thái độ tính dục. Do tác động của các hoóc môn giới tính nam, nhất là testosterone, đàn ông thường có ngón tay trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn và bàn tay của những người phụ nữ đồng tính cũng mang đặc điểm này.
Rất nhiều nghiên cứu từ đông sang tây đã chứng minh rằng, ngay từ khi mở mắt chào đời, khuynh hướng tính dục của mỗi con người đã được định sẵn, chứ không phải do ảnh hưởng của xã hội hay môi trường sống. Một người có khuynh hướng tính dục đồng giới hay khác giới đều do cha sinh mẹ đẻ mà ra, không liên quan tới nền giáo dục hay môi trường xã hội.
Quan điểm trên đang được phần đông giới khoa học ủng hộ. Những người đồng tính càng tâm đắc vì nó chứng tỏ rằng hành động tính dục khác lạ của họ hoàn toàn không phải là tội lỗi hay sa đoạ về đạo đức. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu, số người được khảo sát còn quá ít. Cần chờ đợi một thời gian nữa với những công trình quy mô hơn để khẳng định tính khoa học của các luận điểm trên.
Tiến sĩ Nguyễn Hoài Nam
Tải file Yêu người đồng giới là do khiếm khuyết ở não tại đây