Công bố bản đồ tác động biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á
TS Chris Gordon, phụ trách khoa học, công nghệ và môi trường của Cơ quan này cho biết, bản đồ 40C giúp người xem có thể biết được ảnh hưởng của BĐKH đối với khu vực mình đang sinh sống và so sánh với các khu vực khác trên thế giới.
TS Antony Stokes, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh
và Bắc Ailen tại Việt Nam tặng bản cứng của bản đồ 40C cho
PGS.TS Trần Thục, Viện trưởng Viện khí tượng thủy văn và môi trường
Theo các chuyên gia, Đông Nam Á là khu vực bị tổn thương nặng nề của BĐKH do nằm trong khu vực trũng của thế giới, người dân sống phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên, mức độ đói nghèo còn khá cao. Khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm 40C, mực nước biển trung có thể tăng đến 80cm vào cuối thế kỷ 21, trong đó mực nước biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng 65cm. Sự gia tăng này có thể làm nhấn chìm toàn bộ vùng trũng nhất của ĐBSCL. Nó cũng có thể làm tăng thêm nguy cơ xâm nhập mặn và thiệt hại đến mùa màng do mưa bão, lũ lụt.
Chia sẻ tại buổi công bố bản đồ TS Antony Stokes, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam cho rằng, chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng việc nhiệt độ tăng lên 40C sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào chính nhận thức của chúng ta. Nếu chúng ta cứ ngồi yên thì sự tăng lên 40C chưa phải là giá trị cực đại mà thậm chí nhiệt độ có thể còn cao hơn nữa.
Nhân dịp này, Đại sứ quán vương quốc Anh cũng trao tặng bản cứng của bản đồ cho một số cơ quan của Việt Nam như Viện khí tượng thủy văn và môi trường, Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, trường Đại học khoa học tự nhiên (ĐHQGHN)…
Để nhìn thấy bản đồ, cần Download Google Earth và dùng Google Earth để xem bản đồ tại trang web: http://www.fco.gov.uk/google-earth-4degrees.kml. Bấm vào nút “radio” trong mục “Temporary places” để xem bản đồ Đông Nam Á.
Tải file Công bố bản đồ tác động biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á tại đây