Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Ứng dụng các phương pháp định llượng trong nghiên cứu tái sinh rừng tại huyện Định Hoá Tỉnh Thái Nguyên.
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Nông Lâm
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Lâm nghiệp
Chủ nhiệm(*) Đặng Thị thu Hà
Ngày bắt đầu 01/2010
Ngày kết thúc 06/2012

Tổng quan

Nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới trong những thập kỷ gần đây đã được nâng lên một vị trí xứng đáng. Đáng chú ý nhất là công trình của Richard P.W ( 1964) đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về tài sinh, trong các ô dạng bản cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số khác có phân bố Poisson. Bava (1954vaf Catinot ( 1956) khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á cho thấy dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị   kinh tế. Theo Vantennit ( 1956) tái sinh phổ diến, dễ hiểu của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục, còn đối với loài cây ưa sáng ở rừng mưa nhiệt đới phổ biến là tái sinh vệt. A.Ôrêvin( 1938) khi nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới Châu Phi đã khái quát hiện tượng tái sinh để đúc kết nên “ Lí luận bức khảm tái sinh”, nó thường được gắn với những nghiên cứu về cấu trức rừng là chủ yếu.

Tính cấp thiết

            Huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Bắc của Tỉnh Thái Nguyên với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển vồn rừng hiện có trên khu vực. Thực hiện các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp của địa phương và quốc gia dự án  trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định  661 QĐ – TTG ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ ( Gọi tắt là vùng dự án 661 TTg), trong đó diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng cũng là một trong những nội dung quan trọng trong vùng dự án, điều đó chứng tỏ khả  năng tái sinh phục hồi của rừng tự nhiên nhiệt đới nước ta là vô cùng to lớn . Tái sinh tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với hệ sinh thái ổn định, bền vững và vấn đề sử dụng rừng lâu dài liên tục. Vì vây, nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên của rừng nhiệt đới là vấn đề cần thiết hiện nay. Trong thực tế, về tái sinh rừng đã được nhiều tác giả đề cập nhưng chủ yếu theo hướng mô tả định tính, nghiên cứu về các đặc điểm sinh thái, hình thái của cây tái sinh. Vấn đề ứng dụng các mô hình toán sinh học để lượng hoá trong nghiên cứu tái sinh rừng còn rất hạn chế và mới mẻ, chính vì vậy  chúng tôi thực hiện đề tài: ‘Ứng dụng các phương pháp định lượng trong nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên”.

Mục tiêu

-         Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận cho việc ứng dụng các mô hình toán sịnh học trong nghiên cứu để xác định được cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên..

      -    Đề xuất định hướng cho các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh tự nhiên phục vụ công tác  khoanh nuôi tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên.

Nội dung

Viết đề cương nghiên cứu chi tiết

Nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài cây tái sinh ở trạng rừng IIA, IIB, IIIA1 tại huyện Định Hoá Tỉnh Thái Nguyên.

 Xác định một số chỉ tiêu đa dạng sinh học loài cây tầng cao và cây tái sinh ở rừng phục hồi tự nhiên

Tải file Ứng dụng các phương pháp định llượng trong nghiên cứu tái sinh rừng tại huyện Định Hoá Tỉnh Thái Nguyên. tại đây

PP nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa các tài liệu sẵn có:

- Phương pháp thu thập số liệu ở hiện trường:

Đề tài sẽ áp dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn là phương pháp kinh điển được các nhà nghiên cứu thảm thực vật trên toàn thế giới thống nhất áp dụng. Phương pháp ô tiêu chuẩn cũng đang được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu lâm nghiệp ở Việt Nam và đảm bảo độ tin cậy cao. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ lựa chọn địa điểm thiết lập ô tiêu chuẩn bằng phương pháp điển hình trên các tuyến điều tra.

- Phương pháp chuyên gia: Việc phân loại thực vật sẽ nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia thuộc các Viện nghiên cứu để có một danh lục thực vật đầy đủ, chính xác.

- Phương pháp xử lý số liệu:

Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu máy tính với phần mềm Excel 7.0 và SPSS.

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

Khoa Lâm nghiệp

Huyện Định Hoá Tỉnh Thái Nguyên

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*