Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Xây dựng mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Giáo dục học - Tâm lý học
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Thị út Sáu
Ngày bắt đầu 01/2020
Ngày kết thúc 12/2022

Tổng quan

Tính cấp thiết

Ở lứa tuổi của học sinh Trung học cơ cở (THCS) là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách. Đây là thời kì quá độ từ trẻ em sang người lớn, là giai đoạn hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ ước, thích tìm tòi, khám phá song thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo và dễ bị kích động…Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cơ chế thị trường cùng với sự bùng nổ thông tin, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực, làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, có thể bị lôi cuốn vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. 

Trong những năm gần đây vấn nạn bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và sự phức tạp, gây ra sự bức xúc trong dư luận. Tác giả Khánh Linh trong bài viết "Hơn 1.000 vụ bạo lực học đường/năm: Nhà khoa học đang ở đâu đăng trên báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh online ngày 3/4/2019 đã nêu vấn đề: Theo thống kê của ngành công an, số vụ liên quan đến bạo lực học đường là hơn 2.000, trong đó hơn 53% số vụ xảy ra trong trường học. Nghĩa là năm học vừa qua đã có (2017 - 2018) hơn 1.000 vụ bạo lực xảy ra trong trường học. Chưa hết, từ năm 2011 đến năm 2018, theo báo cáo của liên bộ GD-ĐT và Công an, có đến hơn 18.000 vụ vi phạm pháp luật, bạo lực học đường với đối tượng liên quan là cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên; hơn 11.000 vụ đánh nhau gây thương tích, hơn 200 vụ xâm hại tình dục, 900 vụ uy hiếp tinh thần. Đáng nói, trong số này, gần 10.000 vụ diễn ra trong nhà trường. Đồng thời trong bài viết "Lý giải về nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng" đăng trên baomoi.com ngày 13/4/2019 của tác giả Vân Thanh đã dẫn giải: Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, khẳng định, bạo lực học đường là thực trạng ở nhiều quốc gia, kể cả nước có nền giáo dục tốt hay làm công tác tư vấn tâm lý học đường tốt. Hiện tình trạng bạo lực học đường đang có chiều hướng phức tạp và gia tăng về số lượng. Theo thống kê của ngành Công an trong quý I/2019 có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT. Đúng là có nhiều vụ việc bạo lực học đường đã vượt quá giới hạn là các xô xát thông thường giữa học sinh với nhau mà trở thành các vụ việc vi phạm pháp luật.

Hiện nay, bạo lực học đường trở thành mối lo ngại của các bậc cha mẹ học sinh, của ngành giáo dục và toàn xã hội. Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, điện thoại thông minh trở lên phổ biến, khi có bạo lực học đường xảy ra các em thường quay hình bằng các video, đứng xem, cổ vũ sau đó phát tán trên mạng xã hội để tung hô, câu like,... tạo ra những luồng dư luận trái chiều. Bạo lực học đường cũng trở thành những chủ đề nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết, báo mạng, đài phát thanh, đài truyền hình. Bạo lực học đường đang là một trong những lực cản lớn với thực tiễn giáo dục, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường học đường và mất an toàn trong trường học. Khi bạo lực học đường xảy ra cùng với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay dễ dẫn đến những hiệu ứng xấu trong học sinh, gây hoang mang lo lắng cho các bậc phụ huynh học sinh, lòng tin vào môi trường giáo dục đạo đức đạo đức của các nhà trường đối với xã hội mất đi rất nhiều không những thế nó còn gây ra sự ám ảnh cho người chứng kiến, người trong cuộc và nỗi đau về sự suy thoái của một bộ phận thế hệ trẻ còn đang trong độ tuổi cắp sách đến trường. Những nhà nghiên cứu về bạo lực học đường đưa ra dự báo nếu không có những giải pháp hữu hiệu thì bạo lực học đường còn gia tăng hơn nữa.

Bên cạnh vấn đề bạo lực học đường thì vấn đề xâm hại tình dục trẻ em cũng là vấn đề gây lo lắng cho học sinh, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội. Nạn nhân của xâm hại tình dục có cả học sinh nam và học sinh nữ. Thủ phạm của hoạt động này rất phức tạp, có ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Nạn nhân bị xâm hại tình dục sẽ bị tổn thương sâu sắc về thể chất và tinh thần, ảnh hưởng tới cuộc sống của các em sau này. "Theo báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, chỉ tính từ tháng 7 đến tháng 11/2018, cả nước có khoảng 70 vụ bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện, trong đó có 52 vụ xâm hại tình dục. Đối tượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực và xâm hại xuất hiện ở các độ tuổi từ trên 12 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi, trong đó, nạn nhân ở độ tuổi từ 1-5 tuổi chiếm tỉ lệ 31%, nạn nhân ở độ tuổi từ 6-10 tuổi chiếm khoảng 32%, nạn nhân ở độ tuổi từ 11-15 tuổi chiếm 38%. Đối tượng nạn nhân là bé gái chiếm đa số với tỉ lệ 78%. Theo thống kê của cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em, tính đến cuối tháng 10/2017, trung bình ở Việt Nam mỗi năm có khoảng hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp và con số này ngày càng gia tăng. Trong 5 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 682 vụ xâm hại tình dục, trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm đến 84%. Trên thực tế, số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục được công khai chưa phản ánh đúng sự thật. Hầu hết các vụ xâm hại trẻ em không bắt được quả tang, hậu quả nghiêm trọng mớ bị phát hiện và tố cáo. Có khoảng 20% trẻ em gái và trẻ em trai 8 tuổi nói rằng các em bị trừng phạt thân thể ở trường. Điều đáng ngại nhất là bạo lực không chỉ xảy ra với trẻ ở ngoài xã hội, trong trường học, các đối tượng có hành vi bạo lực với trẻ em lại chính là cha mẹ hoặc những người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Đơn cử như trẻ em gái bị xâm hại tình dục bởi người thân quen trong gia đình (bố dượng, bố ruột, chú, bác, anh em họ…) là 28%, bởi người quen, hàng xóm là 55%. Các đối tượng lợi dụng các em ở một mình, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, lợi dụng nơi vắng vẻ để tấn công, xâm hại"- "Báo động những thông kê về xâm hại, bạo lực trẻ em - Cẩm Nhung , Giáo dục và thời đại ngày 17/12/2018. Đồng thời "Thực tế cho thấy, ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, tình trạng này đang ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn cả về tính chất và mức độ. Tại các bản làng, đường sá heo hút, có nhiều hang động, hẻm núi thì càng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho trẻ em gái. Nạn nhân thường bị xâm hại khi đi chơi, đi phụ giúp gia đình ở các nơi vắng vẻ như nương ngô, ngoài rẫy hoặc đi hái nấm, kiếm rau bìa rừng… mà không có người lớn đi cùng. Sau khi thực hiện hành vi bỉ ổi, các đối tượng thường đe dọa tinh thần nạn nhân để nạn nhân giữ bí mật, không khai báo. Không chỉ gây mất trật tự an toàn xã hội, loại tội phạm này còn để lại nhiều hệ lụy dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần cho các trẻ em gái. Hầu hết các em thường sợ hãi, hoảng loạn, suy sụp, sống mặc cảm, lầm lì, từ đó dẫn đến học kém, sống buông thả hoặc bỏ nhà đi. Nhiều em từ chỗ bị tổn thương thân thể dẫn tới nảy sinh mặc cảm bị khinh rẻ, cô lập, thường xuyên cáu giận vô cớ và muốn tự tử. Từ đó, các em uất hận muốn trả thù đời và dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội. Đối với trẻ em đi học nội trú xa nhà thì nguy cơ bị lợi dụng cũng rất lớn… Phụ huynh vùng cao thường bận lao động kiếm sống, không chú ý nhiều đến con cái, các giáo viên cũng chưa ý thức hết nguy cơ học sinh của mình bị xâm hại tình dục, vì các em còn quá nhỏ. Khi bị xâm hại, các em sợ bị trả thù nên chỉ dám tâm sự bằng tiếng dân tộc với bạn bè nên giáo viên rất khó nắm bắt được thông tin. Ở một khía cạnh khác, vấn đề nhận thức và phong tục tập quán cũng rất đáng lưu ý. Do đồng bào có quan niệm khá "thoáng" về hôn nhân và tình dục nên với họ, quan trọng là "ưng cái bụng" chứ không quan tâm đến độ tuổi của đối tượng. Vì thế, không ít người đã phải trả giá cho sự thiếu hiểu biết mình. … - Trẻ em dân tộc thiểu số với nguy cơ bị xâm hại tình dục của tác giả Ngân An - Báo Biên Phòng ngày 8/9/2019.

Trước thực trạng trên, có rất nhiều các giải pháp được đề xuất để phòng tránh bạo lực học đường và xâm hại tình dục, nhưng dưới góc độ giáo dục học, giải pháp hữu hiệu nhất là giáo dục để học sinh có kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường và xâm hại tình dục.

Đứng trước thực trạng trên, nhất thiết phải có những công trình nghiên cứu và đề xuất mô hình giáo dục kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh Trung học cơ sở đặc biệt là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam.

Mục tiêu

Mục tiêu chung

Đề xuất được mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam và đề xuất biện pháp triển khai nhân rộng mô hình.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được cơ sở lý luận giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh trung học sơ sở là người dân tộc thiểu số;

- Phát hiện được thực trạng giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh trung học sơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam

- Đề xuất và thử nghiệm được mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh trung học sơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam

- Đề xuất được các biện pháp triển khai mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh trung học sơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam

- Xây dựng được tài liệu hướng dẫn thực hiện mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh trung học sơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam

Nội dung

- Xây dựng cơ sở lý luận về  giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số, giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số, mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, mô hình giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số.

- Khảo sát thực trạng giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam.

- Đề xuất mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam.

PP nghiên cứu

a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu (trong và ngoài nước) để xác định khung lý thuyết và cơ sở lý luận của đề tài. Nhóm chuyên gia phải sưu tầm, tổng thuật các tài liệu trong nước và dịch các tài liệu nước ngoài về các vấn đề có liên quan đến giáo dục phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

b) Phương pháp điều tra, khảo sát, thực địa

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên, học sinh để khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về bạo lực học đường, xâm hại tình dục học sinh; giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh; thực trạng kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục của học sinh THCS là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam; thực trạng giáo dục và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh THCS là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam. Chúng tôi khảo sát 50 cán bộ quản lý, giáo viên và 250 học sinh THCS là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn giáo viên và học sinh để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về bạo lực học đường, xâm hại tình dục học sinh; giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh; thực trạng kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục của học sinh THCS là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam; thực trạng giáo dục và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh THCS là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam.

- Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động của một số học sinh THCS là người dân tộc thiểu số để tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường, xâm hại tình dục học sinh Trung học cơ sở, ảnh hưởng của bạo lực học đường, xâm hại tình dục đến sự phát triển của học sinh; kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục của học sinh THCS là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam

c) Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được tiến hành nhằm trưng cầu ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, các ý kiến về quá trình triển khai nghiên cứu, xây dựng khung cơ sở lý luận, thiết kế công cụ nghiên cứu, xử lí và giải thích các số liệu, đề xuất mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh THCS là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam. Phương pháp này được tiến hành bằng hình thức trao đổi phỏng vấn (trực tiếp và gián tiếp) cá nhân nhà khoa học, tổ chức xêmina, thảo luận, hội nghị khoa học, tọa đàm trao đổi trực tiếp với chuyên gia.

d) Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để thu thập số liệu khảo sát, phân tích và xử lý thông tin; xây dựng công cụ đo, xử lí, phân tích, đánh giá định lượng và định tính thực trạng giáo dục phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh THCS là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam, nhằm đảm bảo độ tin cậy của các số liệu nghiên cứu.

 

Hiệu quả KTXH

Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung nghiên cứu lý luận và thực trạng phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh:

- Lý luận giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số.

- Thực trạng giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phái Bắc Việt Nam

- Mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phái Bắc Việt Nam

- Biện pháp nhân rộng mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phái Bắc Việt Nam

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, xâm hại tình dục cho học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phái Bắc Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu để triển khai giáo dục phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho hoc sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số.

Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm 01 nghiên cứu chuyên sâu về mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam

Đối với phát triển kinh tế-xã hội

Mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam được triển khai và nhân rộng sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác phóng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam từ đó góp phần ổn định tình hình chính trị, văn hóa, xã hội địa phương.

Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để các Sở Giáo dục và đào tạo, các Phòng Giáo dục và các Trường THCS khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam triển khai công tác phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh.

Quá trình thực hiện đề tài sẽ nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giảng viên.

ĐV sử dụng

Các Trường THCS; Sở Giáo dục và Đào tạo các Tỉnh miền núi Phía Bắc Việt Nam

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*