Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Sự thích ứng của giảng viên và sinh viên với hoạt động dạy - học theo học chế tín chỉ ở các Trường Đại học
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Giáo dục học - Tâm lý học
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Thị út Sáu
Ngày bắt đầu 01/2011
Ngày kết thúc 09/2012

Tổng quan

Đề tài tập trung tổng quan những công trình nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên.

Ở nước ngoài, vấn đề sự thích ứng của giáo viên chủ yếu được xem xét dưới góc độ thích ứng nghề. Có thể tổng hợp công trình nghiên cứu về vấn đề này theo 02 hướng cơ bản: nghiên cứu thích ứng nghề của sinh viên mới ra trường; thích ứng nghề sư phạm của giáo viên trước đòi hỏi của thực tiễn. Ở trong nước, vấn đề này được xem xét ở một dạng hoạt động cụ thể của hoạt động dạy học.

Có rất nhiều công trình nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên. Ở nước ngoài có các hướng nghiên cứu chuyên sâu như sau: hướng nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập của người học về mặt lý luận; hướng nghiên cứu tên cơ sở nghiên cứu kỹ năng và hướng nghiên cứu như một quá trình. Còn ở trong nước, các tác giả tập trung phân tích các mặt biểu hiện của sự thích ứng với các dạng hoạt động học cụ thể và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng đó.

Như vậy, có rất nhiều các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về thích ứng với hoạt động dạy – học. Các công trình đã chỉ ra các biểu hiện cụ thể và các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng hoạt động dạy – học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ của giảng viên và sinh viên ở các Trường Đại học. Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng giúp tác giả đề tài đi sâu nghiên cứu vấn đề “Sự thích ứng của giảng viên và sinh viên với hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ ở các Trường Đại học” trong điều kiện hiện nay.

Tính cấp thiết

- Việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ ở các Trường Đại học là cần thiết, cấp bách và thiết thực.

- Khi chuyển đổi sang học chế tín chỉ sẽ đặt ra những yêu cầu mới đối với giảng viên và sinh viên.

- Chính những yêu cầu mới đó đã gây nên sự lúng túng và tâm lý ngại thay đổi của giảng viên và sinh viên khi tham gia hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ…và điều đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ ở các Trường Đại học hiện nay…

Do vậy, việc nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ; chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của giảng viên và sinh viên để từ đó chỉ ra những biện pháp giúp giảng viên và sinh viên thích ứng với hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ là một việc làm cần thiết.                   

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sự thích ứng của giảng viên và sinh viên với hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ ở các Trường Đại học”

Mục tiêu

Nghiên cứu thực trạng  và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ của giảng viên và sinh viên các Trường Đại học. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp Tâm lý – Giáo dục nhằm phát triển khả năng thích ứng với hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ cho giảng viên và sinh viên các Trường Đại học.

Nội dung

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu: sự thích ứng, hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ, sự thích ứng với hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ.

- Xây dựng, sưu tầm và lựa chọn công cụ nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng sự thích ứng với hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ của giảng viên và sinh viên các Trường Đại học; phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng sự thích ứng của giảng viên và sinh viên với hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ.

- Đề xuất biện pháp Tâm lý – Giáo dục nhằm phát triển khả năng thích ứng với hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ cho giảng viên và sinh viên các Trường Đại học.

Tải file Sự thích ứng của giảng viên và sinh viên với hoạt động dạy - học theo học chế tín chỉ ở các Trường Đại học tại đây

PP nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Phương pháp chuyên gia

+ Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

+ Phương pháp phỏng vấn sâu

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Phương pháp thống kê toán học

Hiệu quả KTXH

Hệ thống khung lý thuyết là cơ sở định hướng cho hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ của giảng viên và sinh viên các Trường Đại học.

Những đánh giá về thực trạng, các khuyến nghị và ý kiến đề xuất giúp cho các Trường Đại học, giảng viên và sinh viên các Trường Đại học có căn cứ để điều chỉnh hoạt động quản lý, điều chỉnh hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ ở các Trường Đại học.

Sách chuyên khảo là tài liệu cho học viên cao học Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý Giáo dục.

Đề tài là tài liệu tham khảo và định hướng phát triển khả năng thích ứng của giảng viên và sinh viên các Trường Đại học với hoạt động dạy – học theo học chế tín chỉ.

ĐV sử dụng

Các Trường Đại học

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Trường Đại học Cần Thơ
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*