Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu khả năng thích ứng với hoạt động học tập của các nhóm sinh viên người dân tộc thiểu số trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Giáo dục học - Tâm lý học
Chủ nhiệm(*) Phạm Văn Cường
Ngày bắt đầu 04/2010
Ngày kết thúc 02/2012

Tổng quan

10.1.1. Trên thế giới

Việc nghiên cứu có thể được chia thành 3 hướng nghiên cứu chính:

* Hướng thứ nhất nghiên cứu sự thích ứng nghề nghiệp, thích ứng lao động.

            - Ở Phần Lan, M.V. Vôlanen quan tâm đến vấn đề thích ứng nghề nghiệp và tâm thế xã hội đối với việc làm của thanh niên. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy giữa  việc học nghề và lao động nghề của thanh niên tồn tại một thời kỳ chuyển tiếp có thể kéo dài từ 5 – 7 năm, được đặc trưng bởi hàng loạt các sự kiện như: thất nghiệp, những công việc tạm thời, thậm chí cả sự thay đổi nghề. Tác giả xem đây là những giai đoạn thích ứng nghề của thanh niên và tâm thế của họ đối với việc làm phụ thuộc vào giai đoạn này có diễn ra sự thích ứng nghề hay không.

            Ở một hình thái khác, Holland đã nghiên cứu sự phù hợp của các hình thái, các kiểu nhân cách với những môi trường nghề nghiệp tương ứng. Đây là cơ sở cho công tác hướng nghiệp. Theo ông sự phụ thuộc vào tính cách với môi trường nghề tương ứng sẽ hạn chế rất nhiều những khó khăn mà con người gặp phải trong công việc, nói khác đi sự phù hợp này sẽ đẩy nhanh quá trình thích ứng nghề.

            - Ở Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay, thích ứng xã hội, thích ứng văn hóa, thích ứng học tập, thích ứng nghề là những vấn đề được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu.

Năm 1969, E.A.Ermoleava đã nghiên cứu “Đặc điểm sự thích ứng xã hội và nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm”. Tác giả cho rằng, giáo dục chính là sự giúp đỡ các chuyên gia trẻ thích ứng với nghề nghiệp. Đồng thời đưa ra khái niệm thích ứng, các chỉ số đặc trưng của thích ứng nghề (4 chỉ số khách quan và 3 chỉ số chủ quan) và sau cùng đưa ra các thời điểm của sự thích ứng.

Năm 1972, D.A.Andreeva trong cuốn “Thanh niên và giáo dục” tác giả đã đi sâu phân tích khái niệm “thích ứng”, từ đó vạch rõ sự khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm “thích nghi” và “thích ứng”. Điểm đáng chú là tác giả đã vận dụng quan điểm của tâm lí học hoạt động vào nghiên cứu vấn đề thích ứng. Từ đây, vấn đề thích ứng luôn được gắn với hoạt động có đối tượng của chủ thể. Hai quá trình này diễn ra đồng thời, trong đó sự thích ứng là tiền đề cho hoạt động có hiệu quả của nhân cách với các vai trò xã hội khác nhau.

Điều này cũng được O.I.Dotova, I.K.Kariagieva bàn kỹ hơn. Hai tác giả này cho rằng, trong “xã hội hoá” nhân cách trước hết là đối tượng của các tác động xã hội, còn quá trình “thích ứng” nhân cách là

chủ thể của quá trình đó. Qúa trình “xã hội hoá” diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời con người và không tuỳ thuộc vào ý thức chủ quan của cá nhân, nó tác động đến mọi mặt trong đời sống tâm lí của cá nhân. Còn quá trình “thích ứng” chỉ diễn ra khi con người gặp những hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta không nên tách rời hai quá trình này mà phải nhận thức đúng đắn về sự đan xen giữa chúng trong hoạt động của con người với môi trường xung quanh để phát triển nhân cách của mình.

Năm 1979, A.E.Golomstooc khi nghiên cứu về “Sự lựa chọn nghề nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh”, tác giả đã không sử dụng thuật ngữ “thích ứng” (Адаптация) mà sử dụng thuật ngữ “thích hợp” (Пригодностъ) để nói lên sự thích nghi đặc biệt của con người với nghề nghiệp. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến mặt tình cảm của quá trình thích hợp nghề nghiệp và coi đó như là một thuộc tính của nhân cách. Ngoài ra, A.E.Golomstooc còn phê phán các quan niệm truyền thống chỉ xem sự thích ứng như là một quá trình lĩnh hội, thâm nhập vào các điều kiện mới. Đồng thời, ông cũng nêu lên lý thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp phù hợp với những tài liệu thực nghiệm của tâm lí học hiện đại. Tuy nhiên, ông cũng chỉ mới đề cập tới vấn đề thích hợp nghề nghiệp nói chung chứ chưa đi sâu vào một nghề cụ thể.

* Hướng thứ hai nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hóa mới, thích ứng xã hội.

            Có thể nói nghiên cứu thích ứng văn hóa chiếm một mảng lớn trong hệ thống các nghiên cứu về thích ứng. Điều này xuất phát từ thực tiễn xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự di cư của con người. Cùng với sự di chuyển dân cư đến một môi trường mới là hàng loạt các vấn đề xã hội lẫn vấn đề tâm lý cá nhân nảy sinh do thiếu thích ứng văn hóa. Những nghiên cứu này được thực hiện với nhiều nội dung khác nhau, với những nhóm dân cư khác nhau.

            K. Oberg, nhà nhân chủng học người Mỹ, đưa ra khái niệm “sốc văn hóa”. Theo ông, con người gia nhập vào một nền văn hóa mới kèm theo những vấn đề về sức khỏe tinh thần, những cảm xúc tiêu cực: cảm giác đánh mất bạn bè, địa vị, không thoải mái, sự khó khăn trong định hướng giá trị và mâu thuẫn nội tâm.

            Vấn đề sốc văn hóa sau đó được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn như: P.S. Adler, E.H. Jacobson, A.C. Garza – Guerrero... và mặc dù, mỗi tác giả đưa ra những giai đoạn khác nhau của sốc văn hóa nhưng họ đều cho rằng triệu chứng của sốc văn hóa rất đa dạng: từ sự bất an thường xuyên về chất lượng thực phẩm, nước uống, điều kiện vệ sinh, sợ tiếp xúc với người khác, mất ngủ, thiếu tự tin...

            Ở một khía cạnh khác, một số nhà tâm lý đã nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên nước ngoài khi học tập trong môi trường văn hóa mới. A. Anumonye tiến hành phỏng vấn 150 sinh viên châu Phi học tập ở Anh và đưa ra hàng loạt những nguyên nhân gây hẫng hụt của sinh viên trong môi trường văn hóa mới. Trong số này, những nguyên nhân về văn hóa chiếm một tỉ lệ lớn. Theo ông, chính sự không thích ứng với môi trường văn hóa khiến sinh viên châu Phi gặp nhiều những khó khăn trong quá trình học tập tại Anh. Và hệ quả của nó là những rắc rối nảy sinh trong đời sống tâm lý của họ.

            Một số nhà tâm lý học khác hướng sự chú ý vào vấn đề sức khỏe tinh thần khi con người chuyển sang môi trường xã hội mới, nền văn hóa mới. Chẳng hạn, khi tiến hành khảo sát sức khỏe tinh thần ở sinh viên Anh và sinh viên nước ngoài tại Hồng Kông. R. Still nhận thấy tỉ lệ sinh viên Anh có vấn đề về tâm lý là 14%, trong khi tỉ lệ này ở sinh viên nước ngoài luôn cao hơn: Aicập: 22.5%; Nigiênia: 28.1%; Thổ Nhĩ Kỳ: 21%; Ấn Độ: 17.6%..

            Những nghiên cứu đa dạng trên cho thấy những khía cạnh khác nhau của đời sống tâm lý con người khi chuyển sang một môi trường văn hóa mới với những chuẩn mực mới và việc không thích ứng với nó sẽ dần đến những hậu quả tiêu cực trong đời sống và hoạt động của con người.

            * Hướng thứ ba nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập

Năm 1962-1964, tác giả B.Barisova và M.Baxrusev đã nghiên cứu quá trình thích ứng học tập

của sinh viên. Các tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của động cơ, thái độ trước khi vào học của sinh viên đối với sự thích ứng học tập. Tất cả các sinh viên đã nhập trường được chia thành ba nhóm, ứng với ba loại động cơ, thái độ học tập là tích cực, bình thường và yếu. Các tác giả đã chỉ ra kết quả thích ứng học tập của ba nhóm sinh viên hoàn toàn khác nhau. Qua đó, họ đưa ra những giải pháp đẩy nhanh quá trình thích ứng.

 Năm 1968, N.D.Carsev, L.N.Khadeeva, K.D.Pavlov, đã công bố tác phẩm “Những tiêu chuẩn sinh lí của sự thích ứng”. Trong tác phẩm này, các tác giả đã trình bày khá sâu cơ sở sinh lí của sự thích ứng ở học sinh đối với chế độ học tập và rèn luyện trong nhà trường, những phản ứng sinh lí, những biến đổi của các hệ, các cơ quan, đặc biệt là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh được các tác giả quan tâm và chỉ ra những biến đổi rất cụ thể.

Sang thập niên 80 của thế kỷ XX, cũng có nhiều những công trình nghiên cứu khác. Đáng chú ý là công trình c ủa A.V. Petrovski và các cộng sự cũng đã nghiên cứu một cách hệ thống về  “Sự thích ứng học tập của sinh viên trường Đại học tổng hợp Matxcơva” ..v.v.

10.1.2. Ở Việt Nam

Ở nước ta cho đến nay việc nghiên cứu sự thích ứng với các hoạt động của con người được các nhà tâm lý học dành nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về sự thích ứng của các tác giả Việt Nam được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày khái lược các hướng nghiên cứu chính.

Trong khoảng thời gian từ 1994 – 1996, tại viện Khoa học giáo dục, tác giả Vũ Thị Nho cùng một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Các tác giả của đề tài xem sự thích ứng với HĐHT là một dạng của thích ứng xã hội và bao gồm hai khía cạnh chính: thứ nhất là sự thích ứng với các mối quan hệ trong học tập mà chủ yếu là quan hệ giáo viên - học sinh; thứ hai là thích ứng với các yêu cầu của HĐHT. Khảo sát nhóm khách thể gồm 420 học sinh tiểu học, các tác giả của đề tài đã rút ra một số đặc điểm của quá trình thích ứng học tập của học sinh tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này.

Năm 1996, nghiên cứu sinh Đỗ Mạnh Tôn đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng đối với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội”. Trong luận án của mình, sau khi phân tích những cơ sở lí luận của đề tài, tác giả cho rằng “thích ứng với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội là một phẩm chất phức hợp và cơ động của nhân cách học viên, biểu hiện ở quá trình người học tự tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện của mình dưới sự định hướng của người thầy và nhà trường nhằm phát triển các chức năng sinh lí, các phẩm chất tổng hợp của nhân cách, đạt tới sự phù hợp tối đa với những điều kiện và học tập và rèn luyện ở trường sỹ quan.

Năm 2000, tại trường ĐHSP Hà Nội, tác giả Phan Quốc Lâm đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “ Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1”. Bằng hai phương pháp chủ yếu là quan sát và điều tra viết, tác giả của luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với hoạt động học tập trên mẫu 168 học sinh lớp 1 và 117 giáo viên tiểu học. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 10% học sinh thích ứng ở mức tốt, 75% ở mức trung bình khá, và có đến 15% học sinh cho đến cuối năm lớp 1 vẫn chưa thể thích ứng với hoạt động học tập. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ ra nhưng yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự thích ứng của hoạt động học tập của học sinh lớp 1, đó là hoàn cảnh gia đình, giới tính, trình độ phát triển trí tuệ của học sinh, sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho hoạt động học tập... Trên cơ sở đó, nhằm nâng cao mức độ thích ứng của học sinh, tác giả luận án đã thử

nghiệm tác động đến học sinh thông qua 6 biện pháp: nâng cao hiểu biết của giáo viên về thích ứng, hình thành những hành vi phù hợp ngay từ đầu khi trẻ mới tới trường, tăng cường tính xác định của tình huống học tập, có thái độ ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh, cá biệt hóa trong dạy học và phối hợp với gia đình học sinh.

Trong 2 năm học 2002 – 2003 và 2003 – 2004 nhằm mục đích định hướng cho hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên tại trường ĐH sư phạm Hà Nội, tác giả Nguyễn Xuân Thức đã tiến hành nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên ĐH sư phạm Hà Nội trên ba mặt: Nhận thức về các nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và hành vi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Kết quả nghiên cứu đưa tác giả đến kết luận rằng, nhìn chung tất cả các sinh viên đều thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhưng mức độ thích ứng không cao, chỉ ở mức trung bình và khá; hơn nữa sự thích ứng của sinh viên là không đồng đều trên các mặt được nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra hai nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan cản trở sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên

Lĩnh vực thích ứng lao động, thích ứng nghề cũng được một số nhà tâm lý quan tâm. Một số tác giả như Đào Thị Oanh, Trần Trọng Thủy tiến hành nghiên cứu về mặt lý luận nhằm phục vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên, sinh viên, học viên cao học có chuyên ngành liên quan. Còn tác giả Lê Hương lại đề cập trên thực tiễn vấn đề rất mang tính thời sự của nền kinh tế thị trường non trẻ nước ta, đó là mối liên hệ giữa thái độ đối với công việc và năng lực thích ứng, cạnh tranh của người lao động hiện nay.

Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, sự tăng cường của  xu thế hội nhập trên thế giới, thích ứng dân tộc, thích ứng văn hóa, thích ứng của những hoạt động cư dân với những thay đổi trong xã hội trở thành vấn đề cấp thiết. Hơn nữa, trên đất nước ta có trên 50 dân tộc cùng chung sống, cho nên nghiên cứu vấn đề thích ứng dân tộc, thích ứng văn hóa có ý nghĩa không chỉ đơn thuần về mặt khoa học, xã hội, hăn hóa, mà cả về an ninh quốc phòng, nhất là trong bối cảnh xung đột sắc tộc và xung đột giữa các cộng đồng khác nhau về tín ngưỡng đang bùng phát ở nhiều nước trên thế giới. Tuy vậy, ở nước ta, do nhiều nguyên nhân, chỉ trong gần trục năm trở lại đây, những khía cạnh khác nhau của thích ứng dân tộc, thích ứng văn hóa mới bắt đầu được nghiên cứu thực tiễn và số lượng công trình cũng không nhiều. Đáng kể nhất trong số này là đề tài cấp bộ “Tâm trạng và nguyện vọng của cư dân Tây Nam Bộ trong việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc”, do viện tâm lý học thực hiện năm 2004. Đề tài đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của thích ứng dân tộc, thích ứng văn hóa, ví dụ như “Mức độ tiếp nhận văn hóa dân tộc Kinh của dân tộc Khơme và dân tộc Hoa ở Tây Nam Bộ, “ Đồng nhất dân tộc ở đồng bắng sông Cưu Long”.

         Như vậy, vấn đề thích ứng mà trước hết là các loại thích ứng xã hội như thích ứng học tập, thích ứng văn hóa, thích ứng lao động, thích ứng nghề đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu ở nước ta. Trong các công trình nghiên cứu đã được tiến hành, các tác giả vừa tập trung vào làm rõ vấn đề thích ứng về mặt lí luận, vừa cố gắng tìm hiểu thực trạng vấn đề trên những mẫu nghiên cứu cụ thể, chỉ ra đặc trưng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng. Đặc biệt, cần ghi nhận sự nỗ lực của một số tác giả trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu của mình vào hoạt động thực tiễn thông qua các thực nghiêm tác động đến khách thể nghiên cứu nhằm tăng cường hiệu quả của quá trình thích ứng.

chủ thể của quá trình đó. Qúa trình “xã hội hoá” diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời con người và không tuỳ thuộc vào ý thức chủ quan của cá nhân, nó tác động đến mọi mặt trong đời sống tâm lí của cá nhân. Còn quá trình “thích ứng” chỉ diễn ra khi con người gặp những hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta không nên tách rời hai quá trình này mà phải nhận thức đúng đắn về sự đan xen giữa chúng trong hoạt động của con người với môi trường xung quanh để phát triển nhân cách của mình.

Năm 1979, A.E.Golomstooc khi nghiên cứu về “Sự lựa chọn nghề nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh”, tác giả đã không sử dụng thuật ngữ “thích ứng” (Адаптация) mà sử dụng thuật ngữ “thích hợp” (Пригодностъ) để nói lên sự thích nghi đặc biệt của con người với nghề nghiệp. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến mặt tình cảm của quá trình thích hợp nghề nghiệp và coi đó như là một thuộc tính của nhân cách. Ngoài ra, A.E.Golomstooc còn phê phán các quan niệm truyền thống chỉ xem sự thích ứng như là một quá trình lĩnh hội, thâm nhập vào các điều kiện mới. Đồng thời, ông cũng nêu lên lý thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp phù hợp với những tài liệu thực nghiệm của tâm lí học hiện đại. Tuy nhiên, ông cũng chỉ mới đề cập tới vấn đề thích hợp nghề nghiệp nói chung chứ chưa đi sâu vào một nghề cụ thể.

* Hướng thứ hai nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hóa mới, thích ứng xã hội.

            Có thể nói nghiên cứu thích ứng văn hóa chiếm một mảng lớn trong hệ thống các nghiên cứu về thích ứng. Điều này xuất phát từ thực tiễn xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự di cư của con người. Cùng với sự di chuyển dân cư đến một môi trường mới là hàng loạt các vấn đề xã hội lẫn vấn đề tâm lý cá nhân nảy sinh do thiếu thích ứng văn hóa. Những nghiên cứu này được thực hiện với nhiều nội dung khác nhau, với những nhóm dân cư khác nhau.

            K. Oberg, nhà nhân chủng học người Mỹ, đưa ra khái niệm “sốc văn hóa”. Theo ông, con người gia nhập vào một nền văn hóa mới kèm theo những vấn đề về sức khỏe tinh thần, những cảm xúc tiêu cực: cảm giác đánh mất bạn bè, địa vị, không thoải mái, sự khó khăn trong định hướng giá trị và mâu thuẫn nội tâm.

            Vấn đề sốc văn hóa sau đó được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn như: P.S. Adler, E.H. Jacobson, A.C. Garza – Guerrero... và mặc dù, mỗi tác giả đưa ra những giai đoạn khác nhau của sốc văn hóa nhưng họ đều cho rằng triệu chứng của sốc văn hóa rất đa dạng: từ sự bất an thường xuyên về chất lượng thực phẩm, nước uống, điều kiện vệ sinh, sợ tiếp xúc với người khác, mất ngủ, thiếu tự tin...

            Ở một khía cạnh khác, một số nhà tâm lý đã nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên nước ngoài khi học tập trong môi trường văn hóa mới. A. Anumonye tiến hành phỏng vấn 150 sinh viên châu Phi học tập ở Anh và đưa ra hàng loạt những nguyên nhân gây hẫng hụt của sinh viên trong môi trường văn hóa mới. Trong số này, những nguyên nhân về văn hóa chiếm một tỉ lệ lớn. Theo ông, chính sự không thích ứng với môi trường văn hóa khiến sinh viên châu Phi gặp nhiều những khó khăn trong quá trình học tập tại Anh. Và hệ quả của nó là những rắc rối nảy sinh trong đời sống tâm lý của họ.

            Một số nhà tâm lý học khác hướng sự chú ý vào vấn đề sức khỏe tinh thần khi con người chuyển sang môi trường xã hội mới, nền văn hóa mới. Chẳng hạn, khi tiến hành khảo sát sức khỏe tinh thần ở sinh viên Anh và sinh viên nước ngoài tại Hồng Kông. R. Still nhận thấy tỉ lệ sinh viên Anh có vấn đề về tâm lý là 14%, trong khi tỉ lệ này ở sinh viên nước ngoài luôn cao hơn: Aicập: 22.5%; Nigiênia: 28.1%; Thổ Nhĩ Kỳ: 21%; Ấn Độ: 17.6%..

            Những nghiên cứu đa dạng trên cho thấy những khía cạnh khác nhau của đời sống tâm lý con người khi chuyển sang một môi trường văn hóa mới với những chuẩn mực mới và việc không thích ứng với nó sẽ dần đến những hậu quả tiêu cực trong đời sống và hoạt động của con người.

            * Hướng thứ ba nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập

của sinh viên. Các tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của động cơ, thái độ trước khi vào học của sinh viên đối với sự thích ứng học tập. Tất cả các sinh viên đã nhập trường được chia thành ba nhóm, ứng với ba loại động cơ, thái độ học tập là tích cực, bình thường và yếu. Các tác giả đã chỉ ra kết quả thích ứng học tập của ba nhóm sinh viên hoàn toàn khác nhau. Qua đó, họ đưa ra những giải pháp đẩy nhanh quá trình thích ứng.

 Năm 1968, N.D.Carsev, L.N.Khadeeva, K.D.Pavlov, đã công bố tác phẩm “Những tiêu chuẩn sinh lí của sự thích ứng”. Trong tác phẩm này, các tác giả đã trình bày khá sâu cơ sở sinh lí của sự thích ứng ở học sinh đối với chế độ học tập và rèn luyện trong nhà trường, những phản ứng sinh lí, những biến đổi của các hệ, các cơ quan, đặc biệt là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh được các tác giả quan tâm và chỉ ra những biến đổi rất cụ thể.

Sang thập niên 80 của thế kỷ XX, cũng có nhiều những công trình nghiên cứu khác. Đáng chú ý là công trình c ủa A.V. Petrovski và các cộng sự cũng đã nghiên cứu một cách hệ thống về  Sự thích ứng học tập của sinh viên trường Đại học tổng hợp Matxcơva” ..v.v.

10.1.2. Ở Việt Nam

Ở nước ta cho đến nay việc nghiên cứu sự thích ứng với các hoạt động của con người được các nhà tâm lý học dành nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về sự thích ứng của các tác giả Việt Nam được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày khái lược các hướng nghiên cứu chính.

Trong khoảng thời gian từ 1994 – 1996, tại viện Khoa học giáo dục, tác giả Vũ Thị Nho cùng một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Các tác giả của đề tài xem sự thích ứng với HĐHT là một dạng của thích ứng xã hội và bao gồm hai khía cạnh chính: thứ nhất là sự thích ứng với các mối quan hệ trong học tập mà chủ yếu là quan hệ giáo viên - học sinh; thứ hai là thích ứng với các yêu cầu của HĐHT. Khảo sát nhóm khách thể gồm 420 học sinh tiểu học, các tác giả của đề tài đã rút ra một số đặc điểm của quá trình thích ứng học tập của học sinh tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này.

Năm 1996, nghiên cứu sinh Đỗ Mạnh Tôn đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng đối với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội”. Trong luận án của mình, sau khi phân tích những cơ sở lí luận của đề tài, tác giả cho rằng “thích ứng với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội là một phẩm chất phức hợp và cơ động của nhân cách học viên, biểu hiện ở quá trình người học tự tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện của mình dưới sự định hướng của người thầy và nhà trường nhằm phát triển các chức năng sinh lí, các phẩm chất tổng hợp của nhân cách, đạt tới sự phù hợp tối đa với những điều kiện và học tập và rèn luyện ở trường sỹ quan.

Năm 2000, tại trường ĐHSP Hà Nội, tác giả Phan Quốc Lâm đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “ Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1”. Bằng hai phương pháp chủ yếu là quan sát và điều tra viết, tác giả của luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với hoạt động học tập trên mẫu 168 học sinh lớp 1 và 117 giáo viên tiểu học. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 10% học sinh thích ứng ở mức tốt, 75% ở mức trung bình khá, và có đến 15% học sinh cho đến cuối năm lớp 1 vẫn chưa thể thích ứng với hoạt động học tập. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ ra nhưng yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự thích ứng của hoạt động học tập của học sinh lớp 1, đó là hoàn cảnh gia đình, giới tính, trình độ phát triển trí tuệ của học sinh, sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho hoạt động học tập... Trên cơ sở đó, nhằm nâng cao mức độ thích ứng của học sinh, tác giả luận án đã thử  

Tính cấp thiết

Ngày nay mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đều được vận động, biến đổi với một tốc độ lớn. Để tồn tại và phát triển buộc con người phải có khả năng thích ứng với những biến động này. Đối với bất kỳ hoạt động nào sự thích ứng tốt đều mang lại kết quả to lớn. Hoạt động học tập (HĐHT) của sinh viên cũng vậy, khi khoảng thời gian học tập thông thường là một hằng số (bất biến từ 4 đến 6 năm) ai thích ứng nhanh hơn người đó sẽ tận dụng được thời gian học tập nhiều hơn.

Tâm lý học mác xít đã chỉ ra rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách của con người được quy định bởi nhiều yếu tố trong đó hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp quá trình này. Cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động lại có đặc điểm và cách thức tiến hành riêng. Muốn thực hiện tốt một hoạt động nào đó con người phải thâm nhập vào những điều kiện hoạt động, nắm được những quy tắc hoạt động, phải biết thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó nghĩa là phải biết thích ứng với hoạt động. Trong tâm lý học, hiện nay việc nghiên cứu sự thích ứng với HĐHT là một trong những vấn đề mà tâm lý học ứng dụng rất quan tâm. Nhiều công 

trình nghiên cứu trước cho thấy, sự thích ứng có vai trò quan trọng giúp tăng năng suất lao động, tạo ra tính hiệu quả trong công việc, giúp giảm stress, góp phần tích cực vào quá trình phát triển nhân cách.

            Những báo cáo về thực trạng giáo dục – đào tạo Việt Nam được trình bày trong văn kiện đại hội Đảng VIII, IX mới đây đều chỉ rõ : ... “con người được đào tạo còn thiếu năng động, chậm thích nghi với nền kinh tế xã hội đang đổi mới”. Đây là một nhược điểm của việc dạy học từ phổ thông đến đại học. Sự thích nghi hay thích ứng là một trong những điều kiện để con người tham gia có hiệu quả vào đời sống xã hội đầy biến động, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới. Có nhiều yếu tố tạo ra khả năng thích ứng của con người với hoạt động thực tiễn trong đó giáo dục nhà trường là một cơ sở quan trọng vì nó có tác dụng chuẩn bị cho người học thích ứng với cuộc sống đương đại.

 Khu vực trung du miền núi phía Bắc bao gồm nhiều tỉnh thành và có nhiều trường đại học khác nhau. Trong các trường này, có một bộ phận không nhỏ sinh viên người dân tộc thiểu số (DTTS) theo học ở nhiều ngành, hệ đào tạo khác nhau (chính quy, tại chức, cử tuyển, liên kết, theo địa chỉ..). Do yếu tố địa lí, mặt bằng văn hoá, phong tục, tập quán, lối sống, ngôn ngữ khác nhau nên sự thích ứng của họ với việc học tập ở đại học gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu để tìm ra thực trạng, nguyên nhân cản trở quá trình thích ứng với HĐHT vừa giúp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường, vừa góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là một công việc cần thiết.

Trong những năm gần đây, theo sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo, các trường Đại học, cao đẳng trong cả nước đang có một lộ trình, xu hướng chung đó là: chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hình thức này đòi hỏi sự chủ động, tích cực, độc lập, tự giác, linh hoạt trong sinh viên cao hơn. Với những sinh viên là người DTTS, phương thức đào tạo mới này sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho họ. Nghiên cứu để thấy được thực trạng và tìm ra giải pháp cho thực trạng trên là một việc làm cần thiết.

Chúng tôi nhận thấy, số lượng những công trình nghiên cứu về sự thích ứng với HĐHT của sinh viên còn mỏng, nghiên cứu sự thích ứng với HĐHT theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS ở khu vực miền núi phía Bắc thì chưa có công trình nào nên vấn đề này cần được nghiên cứu để có cơ sở khoa học góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở đại học 

trình nghiên cứu trước cho thấy, sự thích ứng có vai trò quan trọng giúp tăng năng suất lao động, tạo ra tính hiệu quả trong công việc, giúp giảm stress, góp phần tích cực vào quá trình phát triển nhân cách.

            Những báo cáo về thực trạng giáo dục – đào tạo Việt Nam được trình bày trong văn kiện đại hội Đảng VIII, IX mới đây đều chỉ rõ : ... “con người được đào tạo còn thiếu năng động, chậm thích nghi với nền kinh tế xã hội đang đổi mới”. Đây là một nhược điểm của việc dạy học từ phổ thông đến đại học. Sự thích nghi hay thích ứng là một trong những điều kiện để con người tham gia có hiệu quả vào đời sống xã hội đầy biến động, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới. Có nhiều yếu tố tạo ra khả năng thích ứng của con người với hoạt động thực tiễn trong đó giáo dục nhà trường là một cơ sở quan trọng vì nó có tác dụng chuẩn bị cho người học thích ứng với cuộc sống đương đại.

 Khu vực trung du miền núi phía Bắc bao gồm nhiều tỉnh thành và có nhiều trường đại học khác nhau. Trong các trường này, có một bộ phận không nhỏ sinh viên người dân tộc thiểu số (DTTS) theo học ở nhiều ngành, hệ đào tạo khác nhau (chính quy, tại chức, cử tuyển, liên kết, theo địa chỉ..). Do yếu tố địa lí, mặt bằng văn hoá, phong tục, tập quán, lối sống, ngôn ngữ khác nhau nên sự thích ứng của họ với việc học tập ở đại học gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu để tìm ra thực trạng, nguyên nhân cản trở quá trình thích ứng với HĐHT vừa giúp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường, vừa góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là một công việc cần thiết.

Trong những năm gần đây, theo sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo, các trường Đại học, cao đẳng trong cả nước đang có một lộ trình, xu hướng chung đó là: chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hình thức này đòi hỏi sự chủ động, tích cực, độc lập, tự giác, linh hoạt trong sinh viên cao hơn. Với những sinh viên là người DTTS, phương thức đào tạo mới này sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho họ. Nghiên cứu để thấy được thực trạng và tìm ra giải pháp cho thực trạng trên là một việc làm cần thiết.

Chúng tôi nhận thấy, số lượng những công trình nghiên cứu về sự thích ứng với HĐHT của sinh viên còn mỏng, nghiên cứu sự thích ứng với HĐHT theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS ở khu vực miền núi phía Bắc thì chưa có công trình nào nên vấn đề này cần được nghiên cứu để có cơ sở khoa học góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở đại học

Mục tiêu

Nghiên cứu khoa học thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc thiểu số trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp giáo dục phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả của giáo dục đại học ở miền núi.

Nội dung

Tập hợp tài liệu, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với hoạt động học tập của các nhóm sinh viên người DTTS trường ĐHSP – ĐHTN; xây dựng bộ công cụ khảo sát

Khảo sát thực trạng tại các khoa Toán, Văn, Mầm non

Viết phần thực trạng, đề xuất các giải pháp giáo dục

Hoàn thiện đề tài. Tóm tắt công trình nghiên cứu

Đánh giá nghiệm thu

Tải file Nghiên cứu khả năng thích ứng với hoạt động học tập của các nhóm sinh viên người dân tộc thiểu số trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên tại đây

PP nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp điều tra viết, quan sát, đàm thoại, nghiên cứu chân dung tâm lý...thu thập những thông tin về thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với hoạt động học tập của các nhóm sinh viên người DTTS và các vấn đề khác có liên quan; sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm khai thác ý kiến chuyên gia trong việc nghiên cứu lý luận, xây dựng bộ công cụ khảo sát và phân tích thực trạng.

Sử dụng phối hợp các phương pháp khác như: nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phương pháp thống kê và sử dụng các kỹ thuật xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm SPSS 13.5

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*