Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu khả năng thích ứng với hoạt động học tập của các nhóm sinh viên người dân tộc thiểu số trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Cơ quan chủ trì Đại học sư phạm
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Giáo dục học - Tâm lý học
Chủ nhiệm(*) Phạm Văn Cường
Ngày bắt đầu 01/2010
Ngày kết thúc 12/2011

Tổng quan

TÔNG QUAN

Tính cấp thiết

1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đều được vận động, biến đổi với một tốc độ lớn. Để tồn tại và phát triển buộc con người phải có khả năng thích ứng với những biến động này. Đối với bất kỳ hoạt động nào sự thích ứng tốt đều mang lại kết quả to lớn. Hoạt động học tập (HĐHT) của sinh viên cũng vậy, khi khoảng thời gian học tập thông thường là một hằng số (bất biến từ 4 đến 6 năm) ai thích ứng nhanh hơn người đó sẽ tận dụng được thời gian học tập nhiều hơn.

Tâm lý học hoạt động đã chỉ ra rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách của con người được quy định bởi nhiều yếu tố trong đó hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp quá trình này. Cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động lại có đặc điểm và cách thức tiến hành riêng. Muốn thực hiện tốt một hoạt động nào đó con người phải thâm nhập vào những điều kiện hoạt động, nắm được những quy tắc hoạt động, phải biết thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó nghĩa là phải biết thích ứng với hoạt động. Trong tâm lý học, hiện nay việc nghiên cứu về khả năng thích ứng với HĐHT là một trong những vấn đề mà tâm lý học ứng dụng rất quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu trước cho thấy, khả năng thích ứng có vai trò quan trọng giúp tăng năng suất công việc, tạo ra tính hiệu quả trong công việc, giúp giảm stress, góp phần tích cực vào quá trình phát triển nhân cách.

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên (ĐHSP – ĐHTN) với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo giáo viên các cấp cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Trong trường, có một bộ phận không nhỏ sinh viên người dân tộc thiểu số (DTTS) theo học ở nhiều ngành, hệ đào tạo khác nhau (chính quy, tại chức, cử tuyển, liên kết, theo địa chỉ..). Do yếu tố địa lí, mặt bằng văn hoá, phong tục, tập quán, lối sống, ngôn ngữ... khác nhau nên khả năng thích ứng của họ với HĐHT ở đại học cũng khác nhau. Nghiên cứu để tìm ra thực trạng, nguyên nhân cản ảnh hưởng đến trình thích ứng với HĐHT vừa giúp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường, vừa góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là một công việc cần thiết.

Trong những năm gần đây, theo sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học, cao đẳng trong cả nước đang có một lộ trình, xu hướng chung đó là: chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hình thức này đòi hỏi sự chủ động, tích cực, độc lập, tự giác, linh hoạt trong sinh viên cao hơn. Với những sinh viên là người DTTS, phương thức đào tạo mới này sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho họ. Nghiên cứu để thấy được thực trạng và tìm ra giải pháp cho thực trạng trên là một việc làm cần thiết.

Chúng tôi nhận thấy, số lượng những công trình nghiên cứu về khả năng thích ứng với HĐHT của sinh viên còn mỏng, nghiên cứu khả năng thích ứng với HĐHT theo học chế tín chỉ của sinh viên DTTS ở khu vực miền núi phía Bắc thì chưa có công trình nào nên vấn đề này cần được nghiên cứu để có cơ sở khoa học góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở đại học.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn này chúng tôi chọn: “Nghiên cứu khả năng thích ứng với hoạt động học tập của các nhóm sinh viên người dân tộc thiểu số trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyênlàm đề tài NCKH cấp Bộ cho mình, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng của giáo dục đại học.

Mục tiêu

2. Mục tiêu

          - Mục tiêu chung: Nghiên cứu khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên người dân tộc thiểu số trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp giáo dục phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả của giáo dục đại học ở miền núi.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đề tài nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn khả năng thích ứng với hoạt động học tập của các nhóm sinh viên người DTTS và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của các em như: điều kiện sống, phong tục tập quán, môi trường giao tiếp, những tác động giáo dục..., đồng thời tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựng các giải pháp giáo dục phù hợp.

+ Xác định quy luật thích ứng học tập của từng nhóm sinh viên người dân tộc thiểu số.

+ Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ khả năng thích ứng của sinh viên DTTS với hoạt động học tập.

Nội dung

3. Nội dung chính

         -  Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài như: khả năng, thích ứng, khả năng thích ứng, hoạt động học tập..v.v.

          - Khảo sát và đánh giá thực trạng khả năng thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên DTTS năm thứ nhất đang học tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

          - Phát hiện ra những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến thực trạng và đề xuất các biện pháp để nâng cao khả năng thích ứng cho các nhóm sinh viên người DTTS.

Tải file Nghiên cứu khả năng thích ứng với hoạt động học tập của các nhóm sinh viên người dân tộc thiểu số trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên tại đây

PP nghiên cứu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

        - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết

      -  Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lí thuyết

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

      - Phương pháp quan sát

       - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

      - Phương pháp trò chuyện

       - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

* Nhóm các phương pháp thống kê toán học

 Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu thực tiễn làm cơ sở cho những phân tích và bình luận, đánh giá.

Hiệu quả KTXH

- Tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý, giảng viên các trường sư phạm; học viên cao học và sinh viên khối ngành sư phạm.

ĐV sử dụng

Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Đại học Sư phạm Hà Nội PGS.TS. Trần Quốc Thành
STT Tên người tham gia
1 TS. Phùng Thị Hằng
2 ThS Đỗ Thị Hâu
3 ThS Trịnh Thị Thuận
4 ThS Lê Phương Hoa
5 CN Trần Thị Yến

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*