Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên Thực trạng việc làm bền vững của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên
Lĩnh vực Kinh tế học
Tác giả "Triệu Đức Hạnh","Nguyễn Thị Mão"
Nhà xuất bản / Tạp chí Tập 3 Năm 2012
Số hiệu ISSN/ISBN Tạp chí Khoa học & công nghệ Đại học Thái Nguyên
Tóm tắt nội dung

Việc làm bền vững được hiểu rút gọn đó là công việc đem lại tiền lương đủ sống, hợp lý và công bằng . Mức độ bền vững việc làm đối với lao động nông thôn có thể nhận dạng qua các tiêu chí được xây dựng theo 5 nhóm yếu tố cấu thành[6]. Thực trạng lao động việc làm nông thôn tỉnh Thái Nguyên chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với cơ quan quản lý trong việc phát triển việc làm bền vững.

Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vùng trung du miền núi phía Bắc. Ngoài việc giữ vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và là đầu mối giao thông quan  trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên còn là  trung tâm của vùng miền núi phía Bắc về công nghiệp, là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ ba trong cả nước [1].

Việc làm bền vững được hình thành từ 5 trụ cột: Các quyền tại nơi làm việc; Ổn định việc làm và thu nhập; Tạo việc làm và xúc tiến việc làm;

Bảo trợ xã hội; Đối thoại xã hội.

Thực trạng lao động việc làm nông thôn tỉnh Thái Nguyên có một số đặc điểm nổi bật chính như sau:

1. Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao, cơ cấu lao động trong độ tuổi sống ở nông thôn khá lớn: Tính đến thời điểm 01/4/2009, theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thì tỉnh Thái Nguyên có 1.124.786 người. Số người trong độ tuổi lao động là 888.530 người chiếm 79% dân số, số lao động không trong độ tuổi lao động là 21%.

2. Dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị có xu thế tăng chậm: Cơ cấu dân số thành thị/nông thôn của tỉnh có sự dịch chuyển tương đối rõ: Năm 2005 là 23,41/76,59(%) và cơ cấu lao động trong độ tuổi là 24,03/75,97(%); Năm 2009 cơ cấu dân số thành thị/nông thôn là 25,62/74,38(%) thì cơ cấu lao động trong độ tuổi tương ứng là 24,54/75,46(%). Ta thấy qua 5 năm cơ cấu dân số dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị đáng kể (2,21%), Cơ cấu lao động trong độ tuổi dịch chuyển tương ứng là 0,51%. Số liệu  cho thấy về bản chất dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị là do ảnh hưởng của đô thị hóa dẫn đến việc mở rộng chỉ giới hành chính đô thị kéo theo mức tăng khá nhanh của dân số thành thành thị.

3. Lao động có việc làm chiếm tỷ lệ khá cao, lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy 

sản chiếm phần đa số. Xu thế lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản không giảm:Để thấy rõ thực trạng lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tập trung nghiên cứu nhóm lao động có việc làm (thuộc nhóm hoạt động kinh tế). Tính tổng thể và phân theo ngành kinh tế, lao động có việc làm tỉnh Thái Nguyên được phân thành 21 nhóm lao động khác nhau.

Cơ cấu lao động có việc làm biến động không nhiều, số lao động có việc làm làm việc trong lĩnh vực nông lâm thủy sản năm 2005 là 401.047 người(65,9%), năm 2009 tăng lên 407.768 người (65,08%). Số liệu cho thấy lao động của tỉnh chủ yếu là lao động nông nghiệp và chiếm tỷ lệ rất lớn, tỷ lệ đó có giảm dần qua các năm nhưng giảm khá chậm. Nói cách khác hiện tại lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm đại đa số lực lượng lao động của tỉnh.

 

Tải file Thực trạng việc làm bền vững của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên tại đây