Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu giải phẫu vạt mạch xuyên động mạch bắp chân trong và ứng dụng trong tạo hình khuyết hổng phần mềm.
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Y-Dược
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Y học
Chủ nhiệm(*) Lê Phi Long
Ngày bắt đầu 01/2011
Ngày kết thúc 12/2012

Tổng quan

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 

1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

Vạt da cân bắp chân trong được nuôi dưỡng bởi các nhánh xuyên qua cơ của động mạch bụng chân trong, động mạch này là nhánh bên của động mạch khoeo, nó chạy vào trong cơ bụng chân và tách ra các nhánh nuôi cơ rồi cho các nhánh xuyên qua cơ bụng chân lên cho da ở phía sau trong vùng bắp chân.

Năm 2001 Cavadas M.D. và cộng sự đã sử dụng vạt dưới dạng cuống tự do cho kết quả khả quan, nơi cho vạt có thể đóng da trực tiếp được. Tác giả cũng đã nghiên cứu trên xác và thấy rằng có trung bình 2.2 nhánh xuyên (từ 1 đến 4 nhánh xuyên). Vị trí mạch xuyên cách nếp lằn khoeo từ 9 đến 18cm, trung bình là 11.8cm

Năm 2004 Thione A, Valdatta L và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 20 chi dưới tươi. Kết quả cho thấy diện tích vạt nhánh xuyên động mạch bắp chân trong là 12,9 x 7,9cm và trung bình có 1,9 nhánh xuyên. Những nhánh xuyên này ở vị trí cách nếp lằn khoeo từ 7 đến 18 cm. 34,2% nhánh xuyên mọc trên đường giữa của đầu trong cơ bụng chân trước khi đi vào cân. Đường kính của động mạch xuyên trung bình là 0,5mm. Có hai dạng đường đi trong cơ của động mạch xuyên. Trong 66% các động mạch xuyên có nguyên ủy từ nhánh ngoài của động mạch bắp chân trong và 34% từ nhánh trong.

Năm 2005 Shao - Liang - Chen và cộng sự thấy rằng vị trí của nhánh xuyên đầu tiên khoảng 6 đến 10cm cách nếp lằn khoeo và cách đường giữa bụng chân từ 2 đến 5cm theo trục của động mạch bắp chân. Vạt lớn nhất có thể lấy được là 13.5 x 6.5cm và có hai nhánh xiên. Các vạt khác chứa 1 nhánh xuyên thì diện tích vạt có thể lấy là 13 x 4.5cm

Năm 2006 Hyo Heon Kim M.D. và cộng sự công bố nghiên cứu trên 40 cẳng chân và trên 20 xác. Các tác giả nhận thấy nhánh xuyên chính của động mạch bắp chân trong nằm trên một đường định hướng bắt đầu từ điểm giữa nếp lằn khoeo đến điểm giữa mắt cá trong. Nhánh xiên thứ nhất cách điểm giữa nếp lằn khoeo và nằm trên đường định hướng trên khoảng 8cm, nhánh xuyên thứ hai cách 15cm. Các nhánh xuyên có thể dao động cách đường định hướng với bán kính 2cm. Tác giả áp dụng lâm sàng trên 21 trường hợp, trong đó sử dụng 18 vạt dưới dạng cuống tự do và 3 vạt dưới dạng cuống liền dùng để che phủ KHPM cho 7 trường hợp bàn tay và 14 trường hợp bàn chân đã cho kết quả  khả quan.

Năm 2007 Okamoto và cộng sự đã nghiên cứu 44 cẳng chân trên những xác người lớn châu Á. Các tác giả thấy rằng có từ 1 - 5 nhánh xuyên tách từ động mạch bắp chân trong và không có một nhánh nào tách ra ở trên 5cm và dưới 17,5cm từ nếp lằn khoeo, 36% có 2 nhánh xuyên và nhánh xuyên đầu tiên cách nếp lằn khoeo trung bình là 9,6cm, nhánh đầu xa cách nếp lằn khoeo trung bình là 12,8cm. Tất cả những nhánh xuyên này nằm ở trong vùng từ 0,5-4,5 từ đường giữa cơ bụng chân

2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

          Năm 2007, Lê Phi Long, Nguyễn Tài Sơn đã nghiên cứu giải phẫu vạt mạch xuyên bắp chân trong và ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình. Tác giả thấy rằng vạt có từ 1-7 nhánh xuyên, trung bình là 2 nhánh xuyên

10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)

1. Lê Phi Long, Nguyễn Tài Sơn. (2007)Một số đặc giải phẫu, ứng dụng vạt nhánh xuyên động mạch bắp chân trong”, Tạp chí Y học Việt Nam, chuyên đề phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ. Tr 38-41

2. Lê Phi Long, Nguyễn Tài Sơn, Nguyễn Huy Cảnh. (2008), Điều trị khuyết hổng phần mềm mắt cá chân và củ gót bằng vạt hiển cuống ngoại vi. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Volume 3 No1/2008. Tr 90-93

3. Lê Phi Long, Hoàng Văn Dung. (2009), Một số đặc điểm ứng dụng vạt nhánh xuyên động mạch bắp chân trong. Kỷ yếu hội nghị Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam lần thứ 8 Tr 36-40

4. Lê Phi Long, Nguyễn Công Bằng.(2010),Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm cơ quan vận động bằng các vạt da cân có cuống mạch liền tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyê”. Tóm tắt báo cáo hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Y Dược Việt Nam. Tr 75-76

5. Lê Phi Long, Nguyễn Huy Sơn, Lê Thành Trung. (2010),Tình hình nối lại chi thể đứt rời và gần rời bằng kỹ thuật vi phẫu tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên”. Tạp chí Y học Việt Nam tập 374, No 2/2010, Tr410-412

Tính cấp thiết

 

Vùng cổ bàn chân, cổ bàn tay hay vùng hàm mặt thường hay gặp những tổn khuyết phần mềm như chấn thương, bỏng hay do bệnh lý gây nên. Hơn thế nữa tình trạng tai nạn giao thông và tai nạn lao động ở nước ta ngày càng tăng với những tổn thương phức tạp, đòi hỏi những chất liệu che phủ phù hợp. Trong quá trình tìm kiếm chất liệu che phủ cho những tổn khuyết trên người ta thấy có một vạt tương đối phù hợp đó là vạt da cân nhánh xuyên động mạch bắp chân trong. Đây là một vạt da cân được nuôi dưỡng bởi các nhánh xuyên xuất phát từ động mạch bắp chân trong là một nhánh bên của động mạch khoeo.

Ở Việt Nam theo những tài liệu mà chúng tôi tham khảo thì chưa có một công trình nào về giải phẫu học liên quan đến vạt da cân bắp chân trong, chỉ có một số những công trình mô tả giải phẫu và ứng dụng vạt cẳng chân trong dưới dạng vạt bán đảo có cuống ngoại vi và cuống trung tâm để che phủ những khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân.

          Mặt khác trước đây những bệnh nhân bị khuyết hổng phần mềm được điều trị ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo những phương pháp cổ điển thường không mang lại kết quả cao thậm chí để lại những di chứng nặng nề cho bệnh nhân hoặc phải chuyển đi những bệnh viện ở tuyến trên làm cho bệnh nhân tốn kém rất nhiều chi phí điều trị chính vì vậy chúng tôi xin được tiến hành đề tài này.                                      

Mục tiêu

1. Mô tả giải phẫu vạt mạch xuyên động mạch bắp chân trong

    2. Đánh giá kết quả ứng dụng vạt bắp chân trong trong phẫu thuật tạo hình

Nội dung

1. Cách tiếp cận

Phỏng vấn trực tiếp trên bệnh nhân để lấy thông tin

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp nghiên cứu

           Phương pháp mô tả

2.2. Chọn mẫu

          Có chủ đích

2.3. Phương tiện nghiên cứu

          - Bộ dụng cụ phẫu tích

          - Bộ dụng cụ vi phẫu mạch máu thần kinh

          - Thước đo độ dài

          - Thước kẹp Palmer

          - Kình núp đeo trán

          - Dao mổ

          - Dung dịch xanh methylen

          - Kim chỉ các loại

          - Siêu âm Doppler mạch máu

          - Kính vi phẫu thuật

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

          * Trên xác

            - Xác định thành phần cuống mạch

- Đo đường kính mạch máu bằng thước Palmer

- Xác định số lượng nhánh xuyên

- Đo chiều dài cuống mạch

- Tiến hành bơm xanh methylen vào động mạch để xác định diện tích chi phối của mạch máu

* Ứng dụng lâm sàng

- Che phủ khuyết hổng phần mềm vùng 1/3 trên cẳng chân và khớp gối

- Che phủ những khuyết hổng phần mềm vùng cổ bàn tay

- Che phủ những khuyết hổng phần mềm vùng cổ bàn chân

- Che phủ những khuyết hổng phần mềm vùng hàm mặt

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu

          * Trên xác

          - Bộc lộ chi thể từ 1/3 dưới đùi trở xuống

     - Vẽ đường đi định hướng của động mạch trên cẳng chân

     - Bóc tách toàn bộ da cân mặt trong cẳng chân từ khoeo đến mắt cá trong

     - Tìm các nhánh mạch xuyên lên nuôi da

     - Phẫu tích tìm cuống mạch theo các nhánh mạch xuyên

     - Bộc lộ toàn bộ cuống mạch bắp chân trong cho đến tận động mạch khoeo

- Xác định thành phần cuống mạch

- Đo đường kính mạch máu bằng thước Palmer

- Xác định số lượng nhánh xuyên

- Đo chiều dài cuống mạch

- Tiến hành bơm xanh methylen vào động mạch để xác định diện tích chi phối của mạch máu

    * Đánh giá ứng dụng trong tạo hình

     - Chuẩn bị bệnh nhân

     + Bệnh nhân được khám và chỉ định theo tiêu chuẩn lựa chọn

     + Đánh giá đầy đủ tính chất và hình thái tổn khuyết phần mềm vùng cổ bàn tay, cổ bàn chân, quanh khớp gối và cổ mặt.

+ Đo kích thước vị trí tổn thương

+ Xác định mạch nhận nếu sử dụng cuống tự do

+ Tìm các tổn thương phối hợp

     + Dùng siêu âm Doppler để xác định các nhánh xuyên của vạt

     + Xác định đường đi của cuống mạch

     + Thiết kế vạt căn cứ vào vị trí, kích thước của tổn thương và giới hạn an toàn cho phép của vạt.

- Phương pháp vô cảm

Tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản

     - Kỹ thuật mổ

     + Tiến hành cắt lọc, làm sạch những tổn khuyết phần mềm

     + Bộc lộ động tĩnh mạch chờ để nối nếu sử dụng cuống tự do

     + Tiến hành bóc vạt

     + Rạch da theo đường vẽ tới tận lớp cân rồi tiến hành tìm các nhánh xiên của vạt. Tiếp đó phẫu tích theo đường đi của cuống mạch cho đến chiều dài cần lấy

     + Tiến hành cắt vạt rồi đưa lên chỗ tổn khuyết và nối mạch máu đã được chuẩn bị trước bằng kính vi phẫu.

      + Nếu sử dụng cuống liền để che phủ vùng 1/3T cẳng chân và quanh khớp gối thì có thể tạo đường hầm dưới da đưa vạt lên chỗ tổn khuyết

     + Chỗ lấy vạt có thể đóng da được trực tiếp hoặc ghép da

     + Tiến hành cố định vạt da bằng các sợi chỉ nilon

     - Điều trị và chăm sóc sau mổ:

     + Thuốc: kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề, giảm đau, chống đông.

     + Cố định nơi ghép vạt bằng nẹp và thay băng hàng ngày nếu như nơi ghép ở cơ quan vận động

     + Băng ép nhẹ nhàng, lộ vạt để theo dõi

     + Thay băng theo dõi màu sắc, nhiệt độ, hồi lưu của vạt trong vòng 24h đầu

          + Cắt chỉ sau mổ từ 7 đến 10 ngày

          + Để nẹp cố định 3 tuần đối với những tổn thương vùng cơ quan vận động.

          + Đánh giá kết quả sau khi ra viện

          + Đánh giá kết quả sau 1 tháng

         - Tiêu chuẩn đánh giá: Đánh giá kết quả kết quả gần được thực hiện trong tháng đầu sau mổ: chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của Oberlin C và Duparc J

          + Tốt: vạt sống hoàn toàn, tổn thương liền sẹo không có viêm nhiễm.

          + Vừa: vạt thiểu dưỡng, xuất hiện phỏng nước trên bề mặt hoặc hoại tử mép vạt, có hoặc không phải ghép da bổ sung; hoặc vạt bị hoại tử lớp da nhưng còn lớp cân.

          + Xấu: vạt bị hoại tử trên 1/3 diện tích đến toàn bộ, phải cắt bỏ và thay thế bằng phương pháp điều trị khác.

2.6. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 trên máy vi tính

Tải file Nghiên cứu giải phẫu vạt mạch xuyên động mạch bắp chân trong và ứng dụng trong tạo hình khuyết hổng phần mềm. tại đây

PP nghiên cứu

Phương pháp mô tả

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên Nguyễn Huy Sơn
STT Tên người tham gia
1 Nguyễn Văn Sửu

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*