Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu vận tốc, lưu lượng, tuần hoàn, chỉ số mạch đập và chỉ số trở kháng mạch máu tuyến giáp bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân Basedow trước và sau điều trị.
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Y-Dược
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Y học
Chủ nhiệm(*) Lương Thị Hương Loan
Ngày bắt đầu 01/2011
Ngày kết thúc 12/2012

Tổng quan

Tính cấp thiết

Basedow là một bệnh nội tiết thường gặp, Biểu hiện bởi tình trạng cường chức năng, cường sản và phì đại tuyến giáp dẫn đến những thay đổi ở nhiều cơ quan và tổ chức.

          Tim mạch là một trong hệ cơ quan chịu  ảnh hưởng  rõ rệt, có thể là những nguyên nhân dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Cùng với hiện tượng cường sản nhu mô tuyến giáp thì các mạch máu trên tuyến giáp đặc biệt là động mạch cũng có những thay đổi đáng kể về số lượng và mức độ hoạt động.

Dựa vào siêu âm Doppler có thể xác định được những biến đổi dòng chảy, tỷ trọng mạch máu,vận tốc trung bình dòng chảy, vận tốc đỉnh tâm thu, vận tốc đỉnh tâm trương, chỉ số trở kháng, chỉ số mạch đập tại động mạch tuyến giáp.

 Một số tác giả như Saleh A, Colnen M và cộng sự năm 2004; Nagasaki T, Inaba M và cộng sự 2007 đã sử dụng các chỉ số huyết động tại tuyến giáp để bổ xung vào một trong những chỉ số chẩn đoán chức năng, đánh giá độ nhạy của thuốc kháng giáp trạng tổng hợp trong điều trị và tiên lượng nguy cơ tái phát. Các chỉ số trên có liên quan đến nồng độ hormon tuyến giáp, TSH và kháng thể kháng thụ cảm thể TSH (TRAb)

            Theo Li J, Zhang J, Bai Y (1994) Tốc độ dòng chảy trong các động mạch   tuyến giáp trên ở bệnh nhân Basedow cao gấp 8-10 lần so với người bình thường.      

Huang SM và CS (2003) Dựa vào siêu âm tốc độ dòng chảy trước phẫu thuật tuyến giáp ước lượng được lượng máu có thể mất trong phẫu thuật tuyến giáp hoặc có thể phân biệt được sự lành tính hay ác tính của khối u.

Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh Basedow nhưng chưa có thông báo nào qua y văn về đánh giá sự biến đổi các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp ở bệnh Basedow.

Mục tiêu

1. Đánh giá sự biến đổi các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp ở bệnh nhân Basedow và người bình thường

2. Tìm hiểu mối tương quan giữa các chỉ số huyết động với trọng lượng tuyến giáp và nồng độ hormon (T3, FT4, TSH)

3. Khảo sát sự biến đổi các chỉ số huyết động tại tuyến giáp trước và sau điều trị.

Nội dung

l. Đối tượngnghiên cứu: Chia 2 nhóm:

+ Nhóm nghiên cứu: gồm các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Basedow ở các mức độ nhiễm độc hormon tuyến giáp, điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

+ Nhóm chứng: bao gồm những người không mắc bệnh về tuyến giáp và các bệnh nội khoa mạn tính có tuổi tương đương với nhóm bệnh.

+ Tiêu chuẩn loại trừ  :

Đối tượng có các bệnh lý tim mạch mắc phải như bệnh van tim, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, rung nhĩ, tăng huyết áp.

Bệnh nhân cường chức năng tuyến giáp không do bệnh Basedow như viêm tuyến giáp, hiện tượng iod – Basedow...

Mắc các bệnh ngoại khoa, nội khoa mạn tính khác.

2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Thời gian: 24 tháng Từ 2011- 2012

 - Địa điểm: Bệnh viện Nội tiết Trung ương

3. Phương pháp nghiên cứu:

-  Mô tả có so sánh trước điều trị và sau khi đã điều trị bình giáp.

- Chọn mẫu thuận tiện, có chủ đích.

4.Chỉ tiêu  nghiên cứu:

-  Lâm sàng

+ Đặc điểm chung : tuổi, giới, chiều cao, cân nặng.

+ Đặc điểm bệnh lý :

Triệu chứng cơ năng và toàn thân: Mệt mỏi, gày sút, nóng bức, hồi hộp, run tay, rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, khám tuyến giáp xác định độ của tuyến  theo cách chia độ của WHO (1979- 1992)

Thực thể, chú ý các triệu chứng tim mạch : nhịp tim nhanh, khó thở, nghe tim phát hiện tiếng tim bệnh lý, phù niêm trước xương chày, dấu hiệu lồi mắt theo xếp loại của NO SPECS

Chẩn đoán mức độ nhiễm độc giáp theo Potemkin (1986)

- Cận lâm sàng : Xét nghiệm máu thường qui : công thức máu. ; Định lượng hormon  T3, FT4, TSH ; Định lượng các tự kháng thể : TRAb, TPOAb, TGAb ; Điện tâm đồ 12 chuyển đạo thường quy. ; Siêu âm Doppler tuyến giáp xác định các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp :

. Chỉ số trở kháng mạch máu - RI ( resistive index)

. Chỉ số mạch đập - PI ( pulsatility index)

. Vận tốc dòng chảy đỉnh tâm thu - PSV ( peak systolic velocity)

. Vận tốc dòng chảy đỉnh tâm trương – PDV (peak diasstolic velocity)

. Vận tốc dòng chảy trung bình -  MBF ( mean blood flow)

Các chỉ số siêu âm tuyến giáp được xác định ở nhóm chứng, và ở nhóm nghiên cứu tại 2 thời điểm: trước điều trị và sau khi điều trị bình giáp.

  • Siêu âm tuyến giáp, đo thể tích tuyến giáp.

. Trọng lượng tuyến giáp  từng thuỳ bằng công thức Gutekunt R

 TLTG = chiều cao x chiều ngang x chiều dày x 0,479(gram).

5. Kỹ thuật thu thập số liệu:

- Lâm sàng:

 Phỏng vấn và thăm khám trực tiếp phát hiện các đặc điểm lâm sàng, ghi chép theo mẫu bệnh án thống nhất.

- Công thức máu: đánh giá sự biến đổi công thức bạch cầu ở bệnh Basedow.

Lấy máu buổi sáng, bệnh nhân nhịn ăn sáng lấy 2ml máu tĩnh mạch khuỷu tay vào tuýp có chống đông, xét nghiệm trên máy tổng phân tích tế bào máu tại khoa huyết học Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

- Định lượng: Định lượng T3, FT4 bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang cạnh tranh (Chemiluminesence Immuno Assay - CLIA). giới hạn bình thường T3 = 3,5 - 6,5 pmol/l. FT4 = 11 - 25 pmol/l.

- Định lượng TSH theo phương pháp miễn dịch hóa phát quang (Immuno Chemiluminesence Metric Assay - ICLMA) giới hạn bình thường: 0,35- 5,5µmol/l. Dụng cụ và máy : tiến hành định lượng các hormon trên máy tự động ELECYS 2010 của hãng Roche (Nhật)

-  Định lượng TRAb : bằng bộ TR - AB – CT, để định lượng TRAb người ta dùng kỹ thuật định lượng chất nhận đặc hiệu phóng xạ - radioreceptor asay (RRA- TRAb – CT (Coated plastis Tubes). Tiến hành định lượng TRAb ở bệnh viện Nội Tiết Trung ương trên máy bán tự động BERTHOL (Đức) bằng phương pháp thụ cảm thể phóng xạ ( RRA- Radioreceptor assay).

- Định lượng TPOAb, TgAb tại khoa hóa sinh Bệnh viện Nội tiết Trung ương trên máy tự động ELECYS 2010 của hãng Roche bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang cạnh tranh ( Electro Chemiluminessence Immunoasay, ECLIA)

-  Ghi điện tâm đồ: Bằng máy điện tâm đồ 6 cần CARDIOFAX của hãng NIHON- KOHNDEN. Tại Bệnh viện Nội Tiết trung ương (để bệnh nhân nghỉ ngơi 15 phút trước khi ghi và không được dùng các chất kích thích trước đó).

- Siêu âm tim: bằng máy siêu âm Doppler hiệu Hewlett- Parkard SONOS 100 với đầu dß đa tần: 7-11 MHz. Các thông số được tính tự động trên máy. Kỹ thuật siêu âm theo chuẩn của Hội tim mạch Hoa Kỳ và Viện tim mạch Việt Nam đang áp dụng. Kỹ thuật được bác sỹ chuyên khoa tim mạch có kinh nghiệm thực hiện.

Vị trí siêu âm để xác định các chỉ số huyết động mạch máu tuyến giáp: động mạch giáp trạng trên phải tách ra từ động mạch cảnh ngoài đi vào thuỳ trên tuyến giáp, động mạch giáp trạng dưới phải tách ra từ thân động mạch cánh tay đầu đi vào thuỳ dưới tuyến giáp.

- Biện pháp điều trị.

Sau khi chẩn đoán bệnh và siêu âm xác định các chỉ số huyết động mạch máu tuyến giáp, tiến hành điều trị nội khoa theo phác đồ qui định của Hội nội tiết Việt nam (2008): thuốc kháng giáp trạng tổng hợp kết hợp với thuốc ức chế thụ cảm thể b giao cảm.

Thời gian điều trị trung bình giai đoạn tấn công: 2 – 3 tháng để đạt bình giáp

6. Tiêu chuẩn đánh giá:

- Tiêu chuẩn chẩn đoán Basedow dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, nồng độ T3, FT4 tăng, TSH giảm . Các tự kháng thể TRAb, TPOAb, TGAb tăng

 - Tiêu chuẩn chẩn đoán bình giáp:

+  Hết các triệu chứng cơ năng.

+ Tiêu chuẩn  Hormon tuyến giáp T3, FT4  và TSH về bình thường theo Nguyễn Trí Dũng (1993)  Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

- Tiêu chuẩn xác định biến đổi công thức máu theo tiêu chuẩn sinh lý người Việt Nam.

-  Đánh giá biến đổi điện tim theo Trần Đỗ Trinh (2004)

-  Tiêu chuẩn đánh giá nồng độ các tự kháng thể theo định chuẩn của bộ Kit do hãng sản xuất cung cấp.

7. Phương pháp xử lý số liệu :

Số liệu được xử lý bằng toán thống kê y học theo chương trình EPI-INFO6.0 và SPSS 16.0

Tải file Nghiên cứu vận tốc, lưu lượng, tuần hoàn, chỉ số mạch đập và chỉ số trở kháng mạch máu tuyến giáp bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân Basedow trước và sau điều trị. tại đây

PP nghiên cứu

-  Mô tả có so sánh trước điều trị và sau khi đã điều trị bình giáp.

 -  Chọn mẫu thuận tiện, có chủ đích.

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội Nguyễn Bá Sỹ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên Nguyễn Thu Hương
STT Tên người tham gia
1 Lương Thị Hương Loan
2 Nguyễn Thu Hương
3 Dương Hồng Thái

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*