Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu giải pháp cho phát triển các loài cây Lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu sinh kế và thu nhập của người dân vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Nông Lâm
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Nông nghiệp - Lâm nghiệp
Chủ nhiệm(*) Đỗ Hoàn Sơn
Ngày bắt đầu 03/2010
Ngày kết thúc 03/2012

Tổng quan

Các LSNG từ bao đời nay đã giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân cũng như trong các hoạt động thương mại qua biên giới, nhưng thật là ngạc nhiên khi người ta biết về nguồn tài nguyên này cũng như cách thức mà người dân địa phương khai thác và quản lý chúng còn rất ít. Đã có một số những nghiên cứu về các loại LSNG trên thế giới và ở Việt Nam:

 

 

 

- Nghiên cứu tổng quát của Frederick Dum (1975) về việc thu hái các sản phẩm LSNG của các dân tộc thiểu số Việt Nam có thể so sánh với một nghiên cứu chuyên khảo về chủ đề trên của thổ dân Malaixia.

 

 

 

- Debect (1993) đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về lợi ích của các sản phẩm rừng phi gỗ ở Việt Nam.

 

 

 

- Ireson (1995) trong báo cáo sơ bộ cũng đưa ra một số kết quả ban đầu về kiến thức địa phương của người dân tộc Tày sinh sống ở huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình về tài nguyên rừng.

 

 

 

Việc tổ chức buôn bán các loại lâm sản phụ vẫn còn được biết đến rất ít và hầu như chưa được nghiên cứu. Một nghiên cứu có tính chất thăm dò của Lê Đông Phương (1995) về buôn bán các sản phẩm rừng tại một huyện thuộc tỉnh Hoà Bình đã có mô tả một số vấn đề khó khăn gặp phải trong công việc nghiên cứu phản ánh rất nhiều hiện tượng buôn bán bất hợp pháp và việc hối lộ mua chuộc những người có chức năng trong quản lý và kiểm soát việc buôn bán này. Hoạt động thương mại có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực trong khai thác và phát triển sản phẩm tự nhiên. Đã từ lâu việc buôn bán các lâm sản phụ từ rừng bị che đậy trong bí mật hoặc người ta lờ đi, coi như không biết. Điều đó có nghĩa là tác động tiêu cực sẽ át đi ảnh hưởng tích cực đến tài nguyên và rút cuộc là ảnh hưởng tới đời sống của người dân, những người có cuộc sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này.

 

 

 

Các loại nấm và măng tre khá nhau là loại sản phẩm quan trọng khác là loại sản phẩm quan trọng của rừng, dùng để ăn hay bán lấy tiền. Nhóm nghiên cứu EWC - CRES - SUAN đã từng trông thấy những búp măng tre được phơi ở các nhà nằm dọc Yên Bái đi Lào Cai. Những người được phỏng vấn cho biết măng tre là một nguồn thu nhập chính là thức ăn phụ của gia đình sống ở các khu vực thiếu lương thực mà nhóm đã đi thăm quan. Nấm còn ít hơn, phản ánh việc khai thác quá mức các nguồn dự trữ hoang dã. Thảo quả được duy trì từ trong các điều kiện bán canh tác ở vùng thấp của rừng và dọc bờ suối là sản phẩm không phải gỗ quan trọng của rừng ở Lào Cai (Deanna Donovan, ghi chép thực địa).

 

 

 

Việc trồng những cây thuốc và cây gia vị dưới tán rừng như đã thực hiện được ở Vân Nam - Trung Quốc (Long Chun Lein và cộng sự 1995) có thể mang lại nguồn thu nhập bằng tiền mặt, nhưng ở miền núi phía Bắc còn chưa được thực hiện trên quy mô rộng lớn

 

 

 

Các nghiên cứu trên thế giới đã có những phân tích về các vấn đề liên quan đến rau rừng như: mối quan hệ giữa khía cạnh văn hoá và sinh học về chế độ ăn của người, sức khoẻ của một số cộng đồng dân tộc, nghiên cứu về giá trị kinh tế của một số loại rau rừng với đời sống của người dân. Một số nghiên cứu còn chỉ rõ và đặc tính của loài, đặc điểm sinh học, các phần có thể ăn được, thời gian thu hái và sinh cảnh của rau rừng. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn đi sâu về nghiên cứu khả năng phát triển và khai thác bền vững các loài rau rừng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao đời sống góp phần xoá đói giảm nghèo.

 

 

 

Tại Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật, rất nhiều nghiên cứu tập trung vào đối tượng là các loài cây thuốc và lâm sản phi gỗ khác. Tuy nhiên, lại có rất ít nghiên cứu về bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG. Vì vậy, một đề tài nghiên cứu về các giải pháp cho phát triển các loài cây Lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu sinh kế và thu nhập của người dân vùng đệm VQG Tam Đảo là rất cần thiết và cấp bách hiện nay. 

 

 

 

Các nghiên cứu trên thế giới đã có những phân tích về các vấn đề liên quan đến rau rừng như: mối quan hệ giữa khía cạnh văn hoá và sinh học về chế độ ăn của người, sức khoẻ của một số cộng đồng dân tộc, nghiên cứu về giá trị kinh tế của một số loại rau rừng với đời sống của người dân. Một số nghiên cứu còn chỉ rõ và đặc tính của loài, đặc điểm sinh học, các phần có thể ăn được, thời gian thu hái và sinh cảnh của rau rừng. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn đi sâu về nghiên cứu khả năng phát triển và khai thác bền vững các loài rau rừng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao đời sống góp phần xoá đói giảm nghèo.

 

 

 

Tại Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật, rất nhiều nghiên cứu tập trung vào đối tượng là các loài cây thuốc và lâm sản phi gỗ khác. Tuy nhiên, lại có rất ít nghiên cứu về bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG. Vì vậy, một đề tài nghiên cứu về các giải pháp cho phát triển các loài cây Lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu sinh kế và thu nhập của người dân vùng đệm VQG Tam Đảo là rất cần thiết và cấp bách hiện nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tính cấp thiết

VQG Tam Đảo được thành lập theo Quyết định số 136/TTg ngày 6/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Địa giới của Vườn nằm trên địa phận 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Có tổng diện tích là 34.995 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 17.295ha, phân khu phục hồi sinh thái là 15.398 ha, phân khu hành chính, dịch vụ là 2.302 ha (bao gồm diện tích thị trấn Tam Đảo). Vùng đệm: 15.515 ha, bao gồm 23 xã thuộc 6 huyện thị: Tam Đảo, Bình Xuyên, Thị xã Vĩnh Yên, Lập Thạch (Vĩnh Phúc), Sơn Dương (Tuyên Quang), Đại Từ (Thái Nguyên). Tổng số dân cư trong vùng khoảng 148.706 người, thuộc 29.598 hộ. Trong đó số người ở độ tuổi lao động là 89.460 người chiếm 60,15% tổng số khẩu trong toàn vùng.

Trong khu vực VQG Tam Đảo, các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) tạo ra một nguồn sinh kế và thu nhập quan trọng cho người dân địa phương. Các LSNG ngoài việc phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân nó còn có tác dụng làm giàu rừng, phong phú trạng thái rừng, tạo độ che phủ và đa dạng của rừng nhiệt đới. Nhờ có LSNG thay thế đã làm hạn chế việc chặt phá rừng, lấy gỗ để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của con người.

Trong tổng số hơn 600 loài LSNG đã biết đến đang được sử dụng và thu hái từ VQG Tam Đảo (Khánh và cộng sự, 2000) bao gồm các cây thuốc, măng tre và mây, cây cảnh, hoa quả, rau, nấm và các loài mộc nhĩ khác. Nhìn chung những loài này được thu hái từ khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt và trong toàn bộ VQG Tam Đảo. Việc thu hái từ rừng tự nhiên các loài LSNG diễn ra trong quá khứ khiến nhiều loài LSNG hiện nay đang trở nên khan hiếm, trong đó 46 loài LSNG tại VQG Tam Đảo đã được liệt vào danh sách những loài bị đe dọa (Bruce Dunn, 2005).

Sự khai thác quá mức các loại LSNG kéo theo những kiến thức về các nguồn tài nguyên đó, nhất là những kiến thức khoa học dân gian được truyền từ đời này qua đời khác cũng dần mất theo. Điều cần làm ngay là phải tiến hành nhiều nghiên cứu về LSNG trên các khía cạnh sinh vật học, dân tộc học để có những kế hoạch bảo tồn, phát triển LSNG và các kiến thức địa phương liên quan.

 VQG Tam Đảo và các VQG, khu BTTN khác muốn bảo tồn một cách bền vững nguồn tài nguyên LSNG, ngoài các vấn đề về thể chế quản lý và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhận thức cho người dân, cần thiết phải có nghiên cứu về những giải pháp giúp người dân và cộng đồng địa phương phát triển các chương trình gây trồng LSNG thay vì thu hái chúng từ tự nhiên. Để có thể thực hiện được điều này, cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, lựa chọn, gây trồng, phát triển các LSNG phục vụ cuộc sống và nâng cao thu nhập, hạn chế và tiến tới chấm dứt thu hái từ rừng tự nhiên. LSNG được trồng bởi các hộ tạo nên một nguồn thu nhập và nguồn sản phẩm cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các cộng đồng sinh sống trong và xung quanh rừng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành chọn nghiên cứu đề tài: " Nghiên cứu giải pháp cho phát triển các loài cây Lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu sinh kế và thu nhập của người dân vùng đệm VQG Tam Đảo".

Mục tiêu

1 Mục tiêu lâu dài

Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình bảo tồn, phát triển và sử dụng có hiệu quả bền vững các cây LSNG phổ biến, trong đó có các cây bị đe doạ cạn kiệt do người dân địa phương khai thác và sử dụng quá mức. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nghề rừng ở các địa phương vùng đệm VQG Tam Đảo, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân nhất là đồng bào dân tộc ít người; tận dụng được nguồn lực và tiềm năng tại chỗ; bảo tồn đa dạng sinh học.

2 Mục tiêu trước mắt

- Xác định được sự phân bố sinh thái, đặc điểm sinh thái và tiến hành phân loại một số loại LSNG phổ biến, trong đó có các cây bị đe doạ cạn kiệt do người dân địa phương khai thác và sử dụng quá mức tại vùng nghiên cứu.

- Đánh giá được giá trị thương mại, giá trị sử dụng của một số loại LSNG quý đã và đang được sử dụng phổ biến.

- Đánh giá được thực trạng khai thác, sử dụng và tiêu thụ một số loại LSNG và giá trị kinh tế của từng loại đối với đời sống của người dân tại các vùng nghiên cứu.

- Nghiên cứu, tổng kết đánh giá các mô hình trồng LSNG có hiệu quả về kinh tế đã có tại các địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loại LSNG quý tại từng địa phương nghiên cứu.

- Có được một số bản quy trình nhân giống một số loại LSNG quý để phổ biến cho người dân.

- Đề xuất được một số giải pháp và lựa chọn các giải pháp chủ yếu trong việc bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loại LSNG quý tại từng địa phương nghiên cứu

Nội dung

1. Điều tra khảo sát về phân bố sinh thái, đặc điểm sinh thái và tiến hành phân loại một số loại LSNG phổ biến, trong đó có các cây bị đe doạ cạn kiệt do người dân địa phương khai thác và sử dụng quá mức tại vùng nghiên cứu

2. Điều tra đánh giá về giá trị sử dụng của một số loại LSNG quý đã và đang được sử dụng phổ biến.

3. Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và tiêu thụ một số loại LSNG và giá trị kinh tế của từng loại đối với đời sống của người dân.

4. Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loại LSNG quý tại từng địa phương nghiên cứu

5. Xác định các giải pháp và lựa chọn các giải pháp trong việc bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loại LSNG quý tại từng địa phương nghiên cứu

6. Nghiên cứu khả năng nhân giống (sinh dưỡng, hữu tính), gây trồng, tiến hành thử nghiệm phục hồi đối với một số loài bản địa mà người dân có nhu cầu, để trồng tại các vườn rừng cộng đồng.

7. Nghiên cứu, tổng kết đánh giá các mô hình có hiệu quả về bảo tồn và kinh tế đã có tại các địa bàn nghiên cứu.

8. Thử nghiệm một số giải pháp đề về kỹ thuật trong việc xây dựng một số mô hình điển hình về bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loại LSNG quý tại từng địa phương nghiên

Tải file Nghiên cứu giải pháp cho phát triển các loài cây Lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu sinh kế và thu nhập của người dân vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo tại đây

PP nghiên cứu

1. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập tài liệu thứ cấp:

Kế thừa có chọn lọc các số liệu sẵn có trong các nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, …và các báo cáo của VQG Tam Đảo, các Dự án trên địa bàn, các địa phương có liên quan.

* Thu thập số liệu sơ cấp:

+ Tiến hành lập các ô tiêu chuẩn và điều tra trên các điều kiện lập địa khác nhau để xác định trữ lượng, phân bố, sinh cảnh, đặc tính sinh vật học và sinh thái học của các loại cây LSNG quý tại các địa bàn nghiên cứu.

+ Các thông tin về giá trị sử dụng của một số loại LSNG ngoài nghiên cứu tài liệu, còn được tiến hành qua việc phỏng vấn bán cấu trúc các chuyên gia, các thầy thuốc địa phương,....

+ Thông tin định lượng về tình hình khai thác, chế biến, tiêu thụ và giá trị kinh tế của một số loại cây LSNG quý được thu thập thông qua bảng hỏi cấu trúc được chuẩn bị sẵn. Điều tra người dân, điều tra tại các các chợ, các nhà thuốc địa phương,… Xác định các loài LSNG đã và đang được khai thác sử dụng, mua bán, xác định tiêu chuẩn thương phẩm của các loại LSNG. Giá trị kinh tế và khả năng tiêu thụ.

+ Thông tin định tính: Được thu thập bằng cách phỏng vấn sâu một số cán bộ có liên quan và người dân có am hiểu về các loại LSNG. Ngoài ra, đề tài tiến hành một số thảo luận nhóm với sự tham gia từ các nhóm người đại diện nhằm xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn, phát triển và sử dụng có hiệu quả bền vững các loại LSNG. Thảo luận nhóm cùng với người dân và chính quyền địa phương nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất cho việc bảo tồn, phát triển và sử dụng có hiệu quả bền vững các loại LSNG tại từng địa phương nghiên cứu.

2. Phân tích xử lý thông tin

Dùng phương pháp thống kê để phân tích:

+ Các thông tin định tính thu thập được thông qua phỏng vấn các cá nhân, thông qua thảo luận nhóm được xử lý bằng phần mềm N-vivo 6.0.

+ Các số liệu từ bảng hỏi được phân tích bằng phần mềm Excel 7.0.

Dùng phương pháp phân tích so sánh để đối chiếu các chỉ tiêu, số liệu nghiên cứu đã được lượng hoá có cùng nội dung, cùng một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

Các địa phương thuộc vùng đệm của VQG Tam Đảo và vùng đệm của các khu Bảo tồn thiên nhiên, các VQG có điều kiện tương tự

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Ban Quản lý VQG Tam Đảo Đỗ Đình Tiến – Giám đốc VQG Tam Đảo
2 UBND một số xã thuộc các huyện Đại Từ - Thái Nguyên và huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc Các cán bộ thuộc UBND
3 Các sinh viên làm đề tài nghiên cứu 01 HV cao học; 03 SV đại học
STT Tên người tham gia
1 ThS. Mai Quang Trường
2 ThS. La Quang Độ
3 ThS. Đỗ Văn Tuân
4 ThS. Nguyễn Đức Tú

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*