Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng tại Việt Nam - Những vấn đề đặt ra từ thương vụ sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Đệ Nhất - Tín Nghĩa
Lĩnh vực Kinh tế học
Tác giả Nguyễn Ngọc Lý, Trần Văn Quyết, Dương Thanh Tình,
Nhà xuất bản / Tạp chí Tập 105 Số 5 Năm 2013
Số hiệu ISSN/ISBN 1859 - 2171
Tóm tắt nội dung

Vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng là một chủ chương đúng đắn và đang được xã hội hết sức quan tâm. Việc sáp nhập ba ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn – Tín Nghĩa – Đệ Nhất là thương vụ sáp nhập đầu tiên theo chủ chương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên, sau thành công của thương vụ sáp nhập này còn đặt ra nhiều vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hợp nhất. Bài báo đề cập đến những vấn đề này và đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.

Bài báo đề cập tới 05 nhóm vấn đề đặt ra từ thương vụ sáp nhập NHTMCP Sài Gòn - Đệ Nhất - Tín Nghĩa gồm:

- Vấn đề định giá trong thương vụ M &A

- Vấn đề minh bạch thông tin

- Thiếu các tổ chức môi giới, tư vấn M & A

- Về khung pháp luật

- Vấn đề hậu sáp nhập

Thị trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, sự phát triển này là tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhu cầu về vốn và đầu tư trong xã hội ngày càng tăng.Tuy nhiên, thị trường này đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Từ những thách thức từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến tình trạng nền kinh tế trì trệ, lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)…Trong khi đó, do việc thực hiện lộ trình tự do hóa tài chính ngày càng tới gần khiến Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng chịu không ít áp lực từ cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, dưới áp lực tăng vốn điều lệ theo lộ trình quy định tại Nghị định 141/2006NĐ-CP đang ngày một gia tăng, đó là một thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng có quy mô vốn khiêm tốn. Đứng trước tình hình đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam muốn tồn tại và cạnh tranh được với các tổ chức tài chính nước ngoài thì một trong những phương pháp được đưa ra lựa chọn là sáp nhập và mua lại các ngân hàng nhỏ để tạo thành các ngân hàng lớn hơn hoạt động hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh. Hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được đánh giá là khuynh hướng và là một nhân tố quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trước xu hướng hội nhập và những thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì việc mua bán và sáp nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động yếu kém là một tất yếu. Việc sáp nhập thành công ba ngân hàng là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Đệ Nhất – Tín Nghĩa thể hiện sự tất yếu đó. Tuy nhiên, hậu sáp nhập các ngân hàng này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm thực hiện chủ chương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. 

Đứng trước yêu cầu lành mạnh hóa thị trường tài chính, vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng vẫn rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Việc hợp nhất thành công ba ngân hàng là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Đệ Nhất – Tín Nghĩa làm nền tảng thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, để hoạt động này tiếp tục phát triển thì những vấn đề đặt ra từ thương vụ sáp nhập ba ngân hàng như tác giả đã nêu ở trên rất cần được quan tâm xem xét.

Tải file Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng tại Việt Nam - Những vấn đề đặt ra từ thương vụ sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Đệ Nhất - Tín Nghĩa tại đây