Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề xuất
Tên đề xuất Quyền lực mềm trong đời sống văn hóa của phụ nữ Tày vùng núi phía Bắc Việt Nam
Người đề xuất Vũ Thị Tú Anh
Cơ quan phối hợp Đại học sư phạm
Loại Đề tài cấp nhà nước
Lĩnh vực Văn học
Ngày gửi 24/02/2012
Kinh phí dự kiến N/A
Thời gian thực hiện 24(Tháng)
Mục tiêu

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực chất vai trò của người phụ nữ trong đời sống văn hóa của người Tày trong sự so sánh với người Việt. Trong mối giao lưu với văn hóa Hán và các nền văn hóa của các dân tộc ở miền núi phía Bắc Việt Nam, đồng thời đối mặt với những thách thức của thời kỳ hội nhập và phát triển khi mà nhiều giá trị đang bị biến đổi hoặc biến mất, vai trò này của người phụ nữ Tày được bảo lưu và gìn giữ như thế nào? Sau khi xây dựng được hệ thống các giá trị tiêu biểu cùng với việc chỉ ra những ví dụ sinh động trong cách biểu hiện và thực hành vai trò của người phụ nữ trong đời sống văn hóa văn hóa của người Tày, nghiên cứu vận dụng xây dựng các chính sách văn hóa, chính sách dân tộc của chính quyền các cấp đối với người Tày trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Từ đó nghiên cứu đề xuất những giải pháp gìn giữ và phát huy các giá trị tiêu biểu trong đời sống văn hóa của những người phụ nữ Tày nói riêng và người Tày nói chung.

Nội dung

-         Nhóm chuyên đề 1 : Tổng quan lý luận về văn hóa và quan niệm quyền lực mềm trong văn hóa.

CĐ1 : Văn hóa dân tộc thiểu số trong bối cảnh đa dân tộc, đa văn hóa.

CĐ2 : Văn hóa giới và vấn đề vai trò của người phụ nữ trong đời sống văn hóa của tộc người.

CĐ3 : Vùng giao cắt giữa văn hóa dân tộc và văn hóa giới.

CĐ4: Quyền lực mềm trong văn hóa- định nghĩa và các biểu hiện.

-         Nhóm chuyên đề 2 : Vai trò của người phụ nữ Tày, những thách thức thuận lợi trong gìn giữ và phát huy như là những giá trị tiêu biểu trong đời sống văn hóa của người Tày.

-         CĐ1 : Sự chuyển đổi hệ giá trị trong cộng đồng dân tộc Tày và cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

-         CĐ2: Sự giao thoa văn hóa Tày – Hán và Tày -Việt.

-         CĐ3: Thực trạng bảo tồn các giá trị tiêu biểu trong đời sống văn hóa của người Tày nói chung và người phụ nữ Tày nói riêng.

-         Nhóm chuyên đề 3 : Hệ thống giải pháp để  gìn giữ và phát huy vai trò của người phụ nữ như là những giá trị tiêu biểu trong đời sống văn hóa của người Tày.

-         CĐ1 : Giải pháp về nhận thức

-         CĐ2 : Giải pháp về tổ chức

-         CĐ3 : Giải pháp về ứng xử

Kết quả dự kiến

- 01 báo cáo về tổng quan về vai trò của người phụ nữ và các đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tiêu biểu trong đời sống văn hóa của người phụ nữ Tày ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

- Xuất bản sách: 01 cuốn sách chuyên khảo 250 trang.

- Xuất bản 03 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước theo hệ thống các chuyên đề (đã nêu trong mục 6).

- Tổ chức 01 hội thảo quốc tế tại ĐHTN.

- Đào tạo đội ngũ nghiên cứu người bản địa – những trí thức dân tộc Tày chuyên nghiên cứu về mảng các giá trị tiêu biểu trong đời sống văn hóa của người phụ nữ Tày để phục vụ sự phát triển của các cộng đồng Tày trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập và phát triển.

- Đa dạng hóa hình thức phổ biến, giới thiệu về các giá trị tiêu biểu trong đời sống văn hóa của người phụ nữ Tày dưới nhiều dạng như:

+ CD ghi tiếng và VCD ghi hình các cuộc phỏng vấn, các buổi diễn xướng

+ Xây dựng những bảo tàng nhỏ hoặc các thư viện lưu động ở các địa phương

+ Tổ chức các các diễn đàn dành riêng cho phụ nữ Tày trao đổi về vai trò của họ và vấn đề  bảo lưu, gìn giữ và phát huy các giá trị tiêu biểu trong đời sống văn hóa của người Tày.

- Tham gia đào tạo sau đại học (Ts,Ths): Có ít nhất 01 luận văn Thạc sĩ và 01 luận án tiến sỹ được thực hiện từ đề tài này

Tải file Quyền lực mềm trong đời sống văn hóa của phụ nữ Tày vùng núi phía Bắc Việt Nam tại đây

Tài liệu đính kèm

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*