Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề xuất
Tên đề xuất Một số phương pháp lai xuống dốc và co hẹp cho ánh xạ không giãn và nửa nhóm không giãn
Người đề xuất Nguyễn Đức Lạng
Cơ quan phối hợp Đại học Khoa học
Loại Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực Toán học
Ngày gửi 01/09/2011
Kinh phí dự kiến N/A
Thời gian thực hiện 12(Tháng)
Mục tiêu

Cho H là một không gian Hilbert với tích vô hướng và chuẩn được kí hiệu tương ứng bởi (. , .) và || . ||. Cho C là một tập đóng lồi không rỗng của H. Kí hiệu hình chiếu của một phần tử  thuộc H lên  C bằng  PC(x). Cho  T  là một ánh xạ không giãn trên C, có nghĩa là T:C ® C và ||Tx - Ty|| ≤ || x - y|| với mọi x, y Î C. Kí hiệu  F(T) tập tất cả các điểm bất động của T, tức là,
F(T)={x Î C: x=Tx}. Như ta đã biết  F(T) không rỗng, nếu C là một tập giới nội.

Nội dung

(1): Nghiên cứu sự kết hợp giữa phương pháp lặp của Halpern (1.2) và  Albert (1.3) để tìm một điểm bất động cho ánh xạ không giãn trên tập đóng lồi C trong không gian Hilbert H.
 (2): Nghiên cứu sự kết hợp giữa phương pháp lặp của  Halpern (1.2) và  Albert (1.3) để tìm một điểm bất động cho nửa nhóm ánh xạ không giãn  trên tập đóng lồi C trong không gian Hilbert H.
 (3): Nghiên cứu sự kết hợp giữa phương pháp lặp của Halpern (1.2) và  Albert (1.3) để tìm một điểm bất động chung cho hai ánh xạ không giãn  trên hai tập đóng lồi có giao khác rỗng  trong không gian Hilbert H.
 (4): Nghiên cứu sự kết hợp giữa phương pháp lặp của Halpern (1.2) và  Albert (1.3) để tìm một điểm bất động chung cho hai nửa nhóm các ánh xạ không giãn  trên hai tập đóng lồi có giao khác rỗng trong không gian Hilbert H.

Kết quả dự kiến

Số bài báo quốc tế: 1 bài, Số bài trong nước: 3 bài, Số lượng đề tài SV NCKH:02 đề tài SV NCKH

Tải file Một số phương pháp lai xuống dốc và co hẹp cho ánh xạ không giãn và nửa nhóm không giãn tại đây

Tài liệu đính kèm

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*