Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề xuất
Tên đề xuất "Sử dụng thiết bị cảm ứng nghiên cứu sự biến động của một số yếu tố môi trường sinh thái trong các trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại vườn Quốc gia Ba Bể"
Người đề xuất Đặng Văn Minh
Cơ quan phối hợp Đại học Nông Lâm
Loại Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực Tài nguyên-Môi trường
Ngày gửi 06/06/2012
Kinh phí dự kiến N/A
Thời gian thực hiện 24(Tháng)
Mục tiêu

Nghiên cứu  sử dụng các thiết bị cảm ứng đo sự biến động về nhiệt độ, ẩm độ môi trường đất không khí và cường độ chiếu sáng qua tán rừng . Đồng thời đánh giá sự phân bố các loài thực vật, chất lượng đất đai tại rừng nguyên sinh và thứ sinh thuộc khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể. Thông qua đó cung cấp thông tin khoa học chính xác cho việc đánh giá ảnh hưởng của rừng tới các chỉ tiêu môi trường sinh thái tự nhiên.

Nội dung

1. Đánh giá sự biến động một số yếu tố môi trường tự nhiên

- Nghiên cứu sự biến động của ánh sáng chiếu xuống, nhiệt độ, ẩm độ môi trường đất, môi trường không khí theo thời gian trong ngày, theo tháng, theo mùa tại 2 địa điểm : Rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh

2. Nghiên cứu chất lượng đất

- Nghiên cứu, so sánh một số chỉ tiêu lý hóa tính đất tại 2 địa điểm trên như : Dung trọng, độ xốp, mùn, N, P, K, pH.

3. Đánh giá sự phân bố các loài thực vật

Lập ô tiêu chuẩn, đếm số cây, số loài tại 2 khu vực trên để nghiên cứu đánh giá.

Kết quả dự kiến

Kết quả khoa học:

- 01 báo cáo khoa học về kết quả nghiên cứu. 

- Ít nhất 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học trong nước

Kết quả đào tạo:

- Đào tạo 01 thạc sỹ 

Hợp tác quốc tế

- Tranh thủ nguồn lực giúp đỡ của Viện nghiên cứu vùng khô hạn tại Tây Ban Nha - Estación Experimental de Zonas Áridas (EEZA) thuộc hội đồng nghiên cứu khoa học của Tây Ban Nha. EEZA sẽ cử chuyên gia và hỗ trợ 1 số thiết bị nghiên cứu ban đầu

Tải file "Sử dụng thiết bị cảm ứng nghiên cứu sự biến động của một số yếu tố môi trường sinh thái trong các trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại vườn Quốc gia Ba Bể" tại đây

Tài liệu đính kèm

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(1)

Khó thực hiện, ý nghĩa không cao

Xác định các trạng thái rừng nguyên sinh đã khó, rừng thứ sinh càng khó, mà chi nghiên cứu mấy nội dung này thì không có ý nghĩa gì, chắc chắn rừng nguyên sinh tốt hơn là chắc vậy sao lại nghiên cứu?

(29/10/2012 16:55:11)
 

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*