Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề xuất
Tên đề xuất Phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững ở tỉnh Thái Nguyên.
Người đề xuất Nguyễn Đỗ Hương Giang
Cơ quan phối hợp Đại học Nông Lâm
Loại Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực Triết học - Xã hội học - Chính trị học
Ngày gửi 08/03/2013
Kinh phí dự kiến N/A
Thời gian thực hiện 24(Tháng)
Mục tiêu

- Làm rõ thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở tỉnh Thái Nguyên (vùng Đông Bắc Việt Nam).

- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tầm nhìn đến 2020 và xa hơn nữa.    

Nội dung

- Tiến hành khảo sát điều tra xã hội học tại 3 huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương thuộc tỉnh Thái Nguyên nhằm thu thập thông tin sơ cấp về thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia và khả năng đóng góp của phụ nữ dân tộc Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên trong quá trình tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Nghiên cứu đề xuất quan điểm định hướng và giải pháp cơ bản nhằm huy phát huy vai trò, tăng cường nguồn lực tại chỗ - người phụ nữ dân tộc Sán Dìu để góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Phát huy hiệu quả các chương trình lồng ghép phát triển kinh tế - xã hội với chiến lược giảm nghèo bền vững của chính quyền địa phương.

Kết quả dự kiến

6.1.  Sản phẩm khoa học:

-         Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài:                

-         Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước: 02                       

-         Số lượng sách xuất bản:                                                   

      - Sản phẩm đào tạo: Một phần luận án tiến sĩ của chủ nhiệm đề tài

      - Sản phẩm ứng dụng: : Là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và cán bộ giảng dạy và nghiên cứu thuộc ngành khoa học xã hội, chuyên ngành xã hội học. Tài liệu cho ủy ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

Hiệu quả dự kiến:

- Giáo dục, đào tạo: Với nghiên cứu này tôi muốn đóng góp thêm vào các công trình nghiên cứu về một chủ đề nghiên cứu cụ thể về vấn đề phụ nữ trong mưu sinh và phát triển, rộng hơn là giới với sinh kế và phát triển ở Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học. Trong các quan điểm vốn có của lý thuyết nữ quyền, đó là WID (Phụ nữ trong phát triển) và của lý thuyết giới, đó là GAD (Giới và phát triển) tôi đã bổ sung thêm vào yếu tố mưu sinh hay sinh kế (Livelihood) để chuyển thành WILAD (Phụ nữ trong mưu sinh và phát triển) và GWLAD (Giới với mưu sinh và phát triển), vì sinh kế bền vững không chỉ là điều kiện tiên quyết của phát triển mà còn là mục tiêu trước tiên của phát triển; nói khác đi, như chúng ta thấy xoá đói giảm nghèo là mục tiêu đầu tiên của mọi chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn nói riêng. Đồng thời giúp cho việc tìm hiểu nâng cao kiến thức chuyên môn của người nghiên cứu, giúp chủ nhiệm đề tài thực hiện thành công một phần luận án Tiến sĩ.

- Kinh tế, xã hội: Đây là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp cho tỉnh Thái Nguyên xây dựng giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong quá trình tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình và xóa đói giảm nghèo, đồng thời thực hiện hiệu quả đề án Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2011-2015 và chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2011-2020.

Tải file Phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững ở tỉnh Thái Nguyên. tại đây

Tài liệu đính kèm

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*