Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề xuất
Tên đề xuất Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Bương Lông(Dendrocalamus giganteus) tại tỉnh Điện Biên. (Một phần nội dung đề tài nghiên cứu sinh)
Người đề xuất Đặng Thị thu Hà
Cơ quan phối hợp Đại học Nông Lâm
Loại Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực Lâm nghiệp
Ngày gửi 05/06/2013
Kinh phí dự kiến N/A
Thời gian thực hiện 24(Tháng)
Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu

   *. Về lý luận

+ Xác định được đặc điểm lâm học cây Bương lông Điện Biên.

  *. Về thực tiễn

Đề xuất các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phát triển cây Bương Lông nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu chế  biến cho các tỉnh miền núi phía Bắc. 

Nội dung
  1.      Nội dung chính:

- Điều tra tình hình phân bố, gây trồng và tổng kết kiến thức bản địa của người dân địa phương về kỹ thuật trồng, giá trị sử dụng, thị trường

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giá trị sử dụng, tái sinh (tái sinh hạt, tái sinh thân ngầm), đặc tính sinh thái.

- Đề xuất biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phát triển cây Bương Lông tại Điện Biên

Kết quả dự kiến
  1.    Sản phẩm và kết quả dự kiến:

*.  Sản phẩm khoa học:

-         Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài:             

-         Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước: 01                      

-         Số lượng sách xuất bản:                                                 

  *Sản phẩm đào tạo: Là một phần  nội dung NCS, số sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp đại học 02 sinh viên.                       

   * Sản phẩm ứng dụng:

- Cơ sở dữ liệu về thực trạng và phân bố của cây Bương Lông tại khu vực nghiên cứu, và đặc điểm hình thái, vật hậu của cây Bương Lông trong các điều kiện khác nhau

- Báo cáo đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tái sinh và chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu 

- Hệ thống các giải pháp lâm sinh đề xuất cho kinh doanh rừng  tại Điện Biên

*. Các sản phẩm khác

*.     Hiệu quả dự kiến:

- Giáo dục, đào tạo: Nâng cao trình độ chuyên môn cho người tham gia, Là tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, các sinh viên. Về đặc điểm cấu trúc lâm phần loài cây Bương Lông, về đặc điểm hình thái và vật hậu và tái sinh…

- Kinh tế, xã hội: Góp phần hiểu biết thêm về cây Bương Lông và xác định được một số đặc điểm sinh học, xây dựng cơ sở khoa học để phát triển cây Bương Lông vào cơ cấu cây trồng rừng kinh tế tỉnh Điện Biên và những nơi có điều kiện tương tự.

Tải file Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Bương Lông(Dendrocalamus giganteus) tại tỉnh Điện Biên. (Một phần nội dung đề tài nghiên cứu sinh) tại đây

Tài liệu đính kèm

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*