Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Lĩnh vực Kinh tế học
Tác giả Ths Triệu Đức Hạnh Trung tâm Học liệu – ĐHTN","Ths Nguyễn Thị Mão Khoa GDCT- Trường ĐHSP
Nhà xuất bản / Tạp chí Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên Năm 2013
Số hiệu ISSN/ISBN 1859-2171
Tóm tắt nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP

 TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

 

Ths Triệu Đức Hạnh

Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Sđt: 0945.017.459

Email: tdhanh@lrc-tnu.edu.vn

Ths Nguyễn Thị Mão

Khoa GDCT- Trường ĐHSP

Sđt:0912.336.197

Email:nguyenthimao.tn@gmail.com

 

Từ khóa: Bảo hiểm nông nghiệp;lao động nông thôn; rủi ro sản xuất, ổn định thu nhập, độ che phủ

Đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường do vậy luôn có rủi ro tiềm ẩn. Hiện nay bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm nông nghiệp của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên là khá cao tập trung vào các hộ có thu nhập trung bình trở lên(56,7%). Mở rộng độ che phủ của bảo hiểm nông nghiệp góp phần giảm thiểu rủi ro và ổn định thu nhập cho lao động nông thôn. Giải pháp cần thiết là tập trung vào việc cải thiện nhận thức của người dân và xây dựng cơ chế thu phí phù hợp với thu nhập của lao động nông thôn.  

            Các hộ gia đình nông thôn Việt Nam thường phải đối mặt với nhiều rủi ro do hoạt động của đại bộ phần hộ gia đình liên quan đến các hoạt động nông nghiệp, sự ảnh hưởng bởi sự thất thường của nguồn thu nhập từ nông nghiệp do các cú sốc gây nên như hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh, dịch bệnh tác động đến mọi mặt đời sống người dân. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 và khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến giá cả sản phẩm đầu vào và đầu ra của ngành nông nghiệp. Sự phụ thuộc lớn vào khu vực nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro làm cho họ trở nên dễ bị tổn thương. Trong hai năm 2006-2008, trung bình khoảng 60% các hộ gia đình phải gánh chịu ít nhất một cú sốc [2].

            Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) là loại hình bảo hiểm mới được đưa vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 cho phép triển khai thí điểm trên 21 tỉnh, thành phố áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 đến hết năm 2013 cụ thể như sau:

            a)Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.

            b) Thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội.

            c) Thực hiện bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.

            Bộ Tài chính đã chính thức lựa chọn 2 doanh nghiệp triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Đó là doanh nghiệp Bảo Việt và Bảo Minh. Nguyên tắc triển khai là doanh nghiệp không được tính lợi nhuận và phải hạch toán riêng khoản thu từ bảo hiểm nông nghiệp. Theo Thông tư 121/2011/TT_BTC ngày 17/8/2011 thì mức phí đóng bảo hiểm được quy định như sau:

            + Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo.

            +Hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo.

            + Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo.

            + Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Hai doanh nghiệp được lựa chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là Bảo Việt và Bảo Minh đã có những nội dung triển khai chi tiết:

            + Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nông nghiệp theo chỉ số. (đối với rủi ro hạn hán cho người trồng cà phê tại Đắk Lắk), mức rủi ro gắn với tổng lượng mưa tích lũy trong thời kỳ bảo hiểm.

            + Bảo hiểm cây lúa theo chỉ số năng suất.

            + Bảo hiểm vật nuôi: Triển khai thí điểm tại Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa.

            + Bảo hiểm tôm cá: Bao gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng; cá tra, cá basa.

            Một số địa phương trên toàn quốc đã triển khai khá mạnh Bảo hiểm nông nghiệp. Tỉnh Nam Định đã lựa chọn 72 xã trên 3 huyện Vụ Bản, Trực Ninh, Nam Định với 962 hợp đồng bảo hiểm bao gồm 12.387 hộ trồng lúa (gồm 12.018 hộ nghèo, 353 hộ cận nghèo, 16 hộ sản xuất bình thường) với tổng diện tích tham gia bảo hiểm 1.906ha/vụ, bằng 7,1% diện tích cấy lúa của 3 huyện tham gia. Tổng phí bảo hiểm năm 2012 là 5.970,3 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 5.934,2 triệu đồng. Như vậy, sau 1 năm thực hiện BHNN, tỷ lệ hộ tham gia thấp, chủ yếu là các đối tượng nghèo và cận nghèo[3].

            Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam. Tập đoàn bảo hiểm Groupama cũng đã triển khai sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp “An Hạnh Phúc” tại Việt Nam đối với một số vật nuôi là: Bò, trâu, heo về tai nạn, bệnh tật  hoặc các biện pháp vệ sinh phòng ngừa[4].

  • Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) chưa triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:  Tiềm năng của loại hình bảo hiểm này là rất lớn, theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì tổng đàn gia súc trên cả nước lên đến hàng trăm triệu con, tình hình dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp khá lớn vì đặc thù của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tỉnh Thái Nguyên không nằm trong danh sách 21 tỉnh thành triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 trên toàn quốc .
  • Nhận thức của người dân về bảo hiểm nông nghiệp còn hạn chế

            Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có lồng ghép một số nội dung phỏng vấn sâu đối với các hộ nông dân về Bảo hiểm nông nghiệp. Đối tượng được phỏng vấn là các hộ gia đình có quy mô trồng trọt và chăn nuôi lớn tổng doanh thu từ 100 triệu/năm trở lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy lĩnh vực trồng trọt người dân ít quan tâm hơn do tính ổn định về năng suất và thời vụ của các cây trồng chủ yếu trên địa bàn (Lúa, chè, vải nhãn...). Tuy nhiên lĩnh vực chăn nuôi đối với các hộ chăn nuôi lớn lại đặc biệt quan tâm, lý do cơ bản là do tình hình dịch bệnh phức tạp cũng như biến động giá cả thị trường. Phần lớn các hộ chăn nuôi lớn có nguyện vọng bảo hiểm nông nghiệp trên cả hai lĩnh vực: Bảo hiểm số lượng vật nuôi và bảo hiểm giá bán sản phẩm. Do vậy hướng tới triển khai bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cần tập trung vào các lĩnh vực này.

Bảng: Thu nhập thực tế bình quân đầu người và nhu cầu tham gia BHNN của lao động nông thôn vùng nghiên cứu

Đvt: triệu đồng/ người/năm 

Stt

Loại hộ

Tổng

số

 hộ

Thu

nhập

BQ

/NK

Chia ra

Hộ khá, giàu

Hộ trung bình

Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

SL

Tỷ lệ

Thu

nhập

BQ

/NK

SL

Tỷ lệ

Thu

nhập

BQ

/NK

SL

Tỷ lệ

Thu

nhập

BQ

/NK

SL

Tỷ lệ

Thu

nhập

BQ

/NK

1

Thuần nông

258

8,11

3

1,163

15,47

151

58,53

10,29

32

12,4

5,37

72

27,91

4,46

2

Nông lâm kết hợp

122

11,43

15

12,3

17,13

84

68,85

12,11

9

7,377

6,94

14

11,48

4,17

3

Nông nghiệp kiêm dịch vụ

98

12,27

21

21,43

16,12

74

75,51

11,42

3

3,061

6,44

0

-

0

4

Hộ khác

22

10,61

3

13,64

18,08

14

63,64

10,88

3

13,64

5,96

2

9,09

4,47

Tổng cộng

500

9,26

42

8,4

16,57

323

64,6

10,14

47

9,4

5,78

88

17,6

4,41

Nguyện vọng tham gia BHNN

 

 

36

85,1

 

242

75,04

 

4

8,5

 

6

6,8

 

(Nguồn: Số liệu phiếu điều tra nghiên cứu đề tài ĐH2011-01-04)

  • Mở rộng phổ biến chính sách bảo hiểm nông nghiệp cho lao động nông thôn

Nghiên cứu cho thấy người dân chưa quan tâm nhiều đến bảo hiểm nông nghiệp. Tuy nhiên người lao động vẫn ý thức được rủi ro đặc biệt là rủi ro về thu nhập và có xu hướng gia tăng nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp đặc biệt là nhóm hộ có thu nhập từ trung bình trở lên(75,04% hộ trung bình; 85,1% hộ khá giàu có nguyện vọng tham gia)

Phát triển hình thức phổ biến tuyên truyền chính sách bảo hiểm nông nghiệp nên gắn liền với các tổ chức hiệp hội, đoàn thể. Mở các lớp bồi dưỡng đối tượng là các Chi hội trưởng hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, Trưởng thôn, Trưởng bản để tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, tờ rơi có nội dung ngắn gọn dễ hiễu, dễ tham gia tới tay người dân thông qua hệ thống tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa thôn bản.

  • Điều chỉnh phương thức thu, mức thu phí bảo hiểm phù hợp với thu nhập của lao động nông thôn 

Thực tế triển khai ở các địa phương cho thấy việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp tại các địa phương còn nhiều bất cập. việc liệt kê các dạng thiên tai, dịch bệnh được bảo hiểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhiều loại hình thiên tai thường xuyên gây thiệt hại cho nông dân sẽ không được bảo hiểm. Ví dụ thiệt hại do mưa to, ngập úng, giông tố và nhiều loại bệnh mới phổ biến... không được bảo hiểm sẽ khó thuyết phục nông dân. Cách tính bảo hiểm thông bằng cách tính sản lượng trung bình năm năm gần nhất nên rút xuống còn ba năm là phù hợp. Mức quy định năng suất thấp hơn 75% mới được bảo hiểm là khá thấp, nên điều chỉnh lên mức 85%.

 



 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

                  Sơ đồ : Mô hình dự kiến thu phí BHNN đối với lao động nông thôn 

            Tóm lại: Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) là loại hình bảo hiểm mới được đưa vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 cho phép triển khai thí điểm trên 21 tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên không thuộc khu vực triển khai thí điểm BHNN giai đoạn này. Nhu cầu và khả năng tham gia BHNN của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên là khá cao tập trung vào các hộ có thu nhập trung bình trở lên. Để phát triển BHNN trên địa bàn tỉnh cần tập trung tuyên truyền phổ biến chính sách hiện hành của Nhà nước và xây dựng thiết chế thu phí phù hợp với đặc điểm thu nhập của lao động nông thôn.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thủ tướng Chính phủ, 2005, 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011.

2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tỉnh. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 

 

3.http://www.groupama.vn/vi/products/agricultural.html

[truy cập ngày 25/7/2012]

4.http://www.baonamdinh.com.vn/channel/5083/201206/So-ket-thuc-hien-Quyet-dinh-so-315-cua-Thu-tuong-Chinh-phu-ve-thi-diem-bao-hiem-nong-nghiep-giai-doan-2011-2013[truy cập ngày 25/7/2012] 

 

SOLUTIONS FOR AGRICULTURE INSURANCE DEVELOPMENT

IN THAI NGUYEN PROVINCE

 

            SUMMARY: The basic feature of agricultural production is depend on natural conditions and environment so there are always potential risks. Currently, agricultural insurance has not been implemented in Thai Nguyen province.  Needs and ability to participate agriculture insurance of rural workers in Thai Nguyen province is focusing on high-income households on average older (56.7%). Expanding the coverage of agricultural insurance contribute to reducing risk and create stable income for rural workers. The right solutions are to focus on improving people's awareness and building fee charging mechanisms in accordance with income of rural workers.

Trieu Duc Hanh*

Learning resource center  – TNU

Nguyen Thi Mao

Thai Nguyen University of Education-TNU

Đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường do vậy luôn có rủi ro tiềm ẩn. Hiện nay bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm nông nghiệp của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên là khá cao tập trung vào các hộ có thu nhập trung bình trở lên(56,7%). Mở rộng độ che phủ của bảo hiểm nông nghiệp góp phần giảm thiểu rủi ro và ổn định thu nhập cho lao động nông thôn. Giải pháp cần thiết là tập trung vào việc cải thiện nhận thức của người dân và xây dựng cơ chế thu phí phù hợp với thu nhập của lao động nông thôn.  

            Các hộ gia đình nông thôn Việt Nam thường phải đối mặt với nhiều rủi ro do hoạt động của đại bộ phần hộ gia đình liên quan đến các hoạt động nông nghiệp, sự ảnh hưởng bởi sự thất thường của nguồn thu nhập từ nông nghiệp do các cú sốc gây nên như hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh, dịch bệnh tác động đến mọi mặt đời sống người dân. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 và khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến giá cả sản phẩm đầu vào và đầu ra của ngành nông nghiệp. Sự phụ thuộc lớn vào khu vực nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro làm cho họ trở nên dễ bị tổn thương. Trong hai năm 2006-2008, trung bình khoảng 60% các hộ gia đình phải gánh chịu ít nhất một cú sốc [2].

            Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) là loại hình bảo hiểm mới được đưa vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 cho phép triển khai thí điểm trên 21 tỉnh, thành phố áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 đến hết năm 2013 cụ thể như sau:

            a)Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.

            b) Thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội.

            c) Thực hiện bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.

            Bộ Tài chính đã chính thức lựa chọn 2 doanh nghiệp triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Đó là doanh nghiệp Bảo Việt và Bảo Minh. Nguyên tắc triển khai là doanh nghiệp không được tính lợi nhuận và phải hạch toán riêng khoản thu từ bảo hiểm nông nghiệp. Theo Thông tư 121/2011/TT_BTC ngày 17/8/2011 thì mức phí đóng bảo hiểm được quy định như sau:

            + Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo.

            +Hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo.

            + Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo.

            + Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Hai doanh nghiệp được lựa chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là Bảo Việt và Bảo Minh đã có những nội dung triển khai chi tiết:

            + Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nông nghiệp theo chỉ số. (đối với rủi ro hạn hán cho người trồng cà phê tại Đắk Lắk), mức rủi ro gắn với tổng lượng mưa tích lũy trong thời kỳ bảo hiểm.

            + Bảo hiểm cây lúa theo chỉ số năng suất.

            + Bảo hiểm vật nuôi: Triển khai thí điểm tại Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa.

            + Bảo hiểm tôm cá: Bao gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng; cá tra, cá basa.

            Một số địa phương trên toàn quốc đã triển khai khá mạnh Bảo hiểm nông nghiệp. Tỉnh Nam Định đã lựa chọn 72 xã trên 3 huyện Vụ Bản, Trực Ninh, Nam Định với 962 hợp đồng bảo hiểm bao gồm 12.387 hộ trồng lúa (gồm 12.018 hộ nghèo, 353 hộ cận nghèo, 16 hộ sản xuất bình thường) với tổng diện tích tham gia bảo hiểm 1.906ha/vụ, bằng 7,1% diện tích cấy lúa của 3 huyện tham gia. Tổng phí bảo hiểm năm 2012 là 5.970,3 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 5.934,2 triệu đồng. Như vậy, sau 1 năm thực hiện BHNN, tỷ lệ hộ tham gia thấp, chủ yếu là các đối tượng nghèo và cận nghèo[3].

            Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam. Tập đoàn bảo hiểm Groupama cũng đã triển khai sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp “An Hạnh Phúc” tại Việt Nam đối với một số vật nuôi là: Bò, trâu, heo về tai nạn, bệnh tật  hoặc các biện pháp vệ sinh phòng ngừa[4].

  • Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) chưa triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:  Tiềm năng của loại hình bảo hiểm này là rất lớn, theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì tổng đàn gia súc trên cả nước lên đến hàng trăm triệu con, tình hình dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp khá lớn vì đặc thù của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tỉnh Thái Nguyên không nằm trong danh sách 21 tỉnh thành triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 trên toàn quốc .
  • Nhận thức của người dân về bảo hiểm nông nghiệp còn hạn chế

            Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có lồng ghép một số nội dung phỏng vấn sâu đối với các hộ nông dân về Bảo hiểm nông nghiệp. Đối tượng được phỏng vấn là các hộ gia đình có quy mô trồng trọt và chăn nuôi lớn tổng doanh thu từ 100 triệu/năm trở lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy lĩnh vực trồng trọt người dân ít quan tâm hơn do tính ổn định về năng suất và thời vụ của các cây trồng chủ yếu trên địa bàn (Lúa, chè, vải nhãn...). Tuy nhiên lĩnh vực chăn nuôi đối với các hộ chăn nuôi lớn lại đặc biệt quan tâm, lý do cơ bản là do tình hình dịch bệnh phức tạp cũng như biến động giá cả thị trường. Phần lớn các hộ chăn nuôi lớn có nguyện vọng bảo hiểm nông nghiệp trên cả hai lĩnh vực: Bảo hiểm số lượng vật nuôi và bảo hiểm giá bán sản phẩm. Do vậy hướng tới triển khai bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cần tập trung vào các lĩnh vực này.

Bảng: Thu nhập thực tế bình quân đầu người và nhu cầu tham gia BHNN của lao động nông thôn vùng nghiên cứu

Đvt: triệu đồng/ người/năm 

Stt

Loại hộ

Tổng

số

 hộ

Thu

nhập

BQ

/NK

Chia ra

Hộ khá, giàu

Hộ trung bình

Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

SL

Tỷ lệ

Thu

nhập

BQ

/NK

SL

Tỷ lệ

Thu

nhập

BQ

/NK

SL

Tỷ lệ

Thu

nhập

BQ

/NK

SL

Tỷ lệ

Thu

nhập

BQ

/NK

1

Thuần nông

258

8,11

3

1,163

15,47

151

58,53

10,29

32

12,4

5,37

72

27,91

4,46

2

Nông lâm kết hợp

122

11,43

15

12,3

17,13

84

68,85

12,11

9

7,377

6,94

14

11,48

4,17

3

Nông nghiệp kiêm dịch vụ

98

12,27

21

21,43

16,12

74

75,51

11,42

3

3,061

6,44

0

-

0

4

Hộ khác

22

10,61

3

13,64

18,08

14

63,64

10,88

3

13,64

5,96

2

9,09

4,47

Tổng cộng

500

9,26

42

8,4

16,57

323

64,6

10,14

47

9,4

5,78

88

17,6

4,41

Nguyện vọng tham gia BHNN

 

 

36

85,1

 

242

75,04

 

4

8,5

 

6

6,8

 

(Nguồn: Số liệu phiếu điều tra nghiên cứu đề tài ĐH2011-01-04)

  • Mở rộng phổ biến chính sách bảo hiểm nông nghiệp cho lao động nông thôn

Nghiên cứu cho thấy người dân chưa quan tâm nhiều đến bảo hiểm nông nghiệp. Tuy nhiên người lao động vẫn ý thức được rủi ro đặc biệt là rủi ro về thu nhập và có xu hướng gia tăng nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp đặc biệt là nhóm hộ có thu nhập từ trung bình trở lên(75,04% hộ trung bình; 85,1% hộ khá giàu có nguyện vọng tham gia)

Phát triển hình thức phổ biến tuyên truyền chính sách bảo hiểm nông nghiệp nên gắn liền với các tổ chức hiệp hội, đoàn thể. Mở các lớp bồi dưỡng đối tượng là các Chi hội trưởng hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, Trưởng thôn, Trưởng bản để tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, tờ rơi có nội dung ngắn gọn dễ hiễu, dễ tham gia tới tay người dân thông qua hệ thống tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa thôn bản.

  • Điều chỉnh phương thức thu, mức thu phí bảo hiểm phù hợp với thu nhập của lao động nông thôn 

Thực tế triển khai ở các địa phương cho thấy việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp tại các địa phương còn nhiều bất cập. việc liệt kê các dạng thiên tai, dịch bệnh được bảo hiểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhiều loại hình thiên tai thường xuyên gây thiệt hại cho nông dân sẽ không được bảo hiểm. Ví dụ thiệt hại do mưa to, ngập úng, giông tố và nhiều loại bệnh mới phổ biến... không được bảo hiểm sẽ khó thuyết phục nông dân. Cách tính bảo hiểm thông bằng cách tính sản lượng trung bình năm năm gần nhất nên rút xuống còn ba năm là phù hợp. Mức quy định năng suất thấp hơn 75% mới được bảo hiểm là khá thấp, nên điều chỉnh lên mức 85%.

 



 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

                  Sơ đồ : Mô hình dự kiến thu phí BHNN đối với lao động nông thôn 

            Tóm lại: Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) là loại hình bảo hiểm mới được đưa vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 cho phép triển khai thí điểm trên 21 tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên không thuộc khu vực triển khai thí điểm BHNN giai đoạn này. Nhu cầu và khả năng tham gia BHNN của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên là khá cao tập trung vào các hộ có thu nhập trung bình trở lên. Để phát triển BHNN trên địa bàn tỉnh cần tập trung tuyên truyền phổ biến chính sách hiện hành của Nhà nước và xây dựng thiết chế thu phí phù hợp với đặc điểm thu nhập của lao động nông thôn.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thủ tướng Chính phủ, 2005, 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011.

2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tỉnh. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 

 

3.http://www.groupama.vn/vi/products/agricultural.html

[truy cập ngày 25/7/2012]

4.http://www.baonamdinh.com.vn/channel/5083/201206/So-ket-thuc-hien-Quyet-dinh-so-315-cua-Thu-tuong-Chinh-phu-ve-thi-diem-bao-hiem-nong-nghiep-giai-doan-2011-2013[truy cập ngày 25/7/2012] 

 

SOLUTIONS FOR AGRICULTURE INSURANCE DEVELOPMENT

IN THAI NGUYEN PROVINCE

 

            SUMMARY: The basic feature of agricultural production is depend on natural conditions and environment so there are always potential risks. Currently, agricultural insurance has not been implemented in Thai Nguyen province.  Needs and ability to participate agriculture insurance of rural workers in Thai Nguyen province is focusing on high-income households on average older (56.7%). Expanding the coverage of agricultural insurance contribute to reducing risk and create stable income for rural workers. The right solutions are to focus on improving people's awareness and building fee charging mechanisms in accordance with income of rural workers.

Trieu Duc Hanh*

Learning resource center  – TNU

Nguyen Thi Mao

Thai Nguyen University of Education-TNU

 

Tải file MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN tại đây