Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN THUỘC APEC
Lĩnh vực Kinh tế học
Tác giả Võ Thy Trang,
Nhà xuất bản / Tạp chí Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia Tập 138 Số 12 Năm 2013
Số hiệu ISSN/ISBN 1859 - 4999
Tóm tắt nội dung

Bài viết này phân tích các yếu tố quyết định đến thương mại nội ngành hàng chế biến trong sản xuất giữa Việt Nam với một số nước thành viên thuộc APEC trong giai đoạn 2000 - 2010 bằng cách sử dụng các chỉ số GL. Các phân tích kinh tế trong nghiên cứu này xác định một số biến có ảnh hưởng đến thương mại nội ngành giữa các nhà sản xuất ở Việt Nam. Sự tập trung thương mại của nền kinh tế với tiềm năng sản xuất càng lớn, thương mại nội ngành càng phát triển; quy mô thị trường lớn hơn sẽ mở ra khả năng đối với các nền kinh tế quy mô và thu hẹp sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người, càng có khả năng người tiêu dùng sẽ chia sẻ những sở thích tương tự. Do đó, mục tiêu kinh tế vĩ mô là duy trì tăng trưởng kinh tế để tránh biến động lớn trong thời kỳ kinh doanh. Cũng như các thiết lập kinh tế vĩ mô nói chung, Việt Nam cần phải đảm bảo đầy đủ cơ sở hạ tầng và vốn duy trì hiệu quả sản suất. Một gợi ý chính sách nữa xuất phát từ tác động của biến định hướng thương mại đến thương mại nội ngành. Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng càng mở cửa nền kinh tế, thì lợi ích thu được từ thương mại nội ngành càng lớn. Do đó, Việt Nam nên đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính. Theo chương trình nghị sự APEC, một lợi ích quan trọng của tự do hóa thương mại không phân biệt đối xử sẽ là cơ hội để sử dụng hàng nhập khẩu với giá rẻ nhất từ ​​các nguồn tốt nhất và điều này sẽ có thể phân bổ lại nguồn lực để sử dụng tốt hơn hàng hóa trong nước.

Tải file NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN THUỘC APEC tại đây