Tên | Về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một số trường tiểu học tỉnh Thái Nguyên |
Lĩnh vực | Giáo dục học - Tâm lý học |
Tác giả | Hà Thị Kim Linh, |
Nhà xuất bản / Tạp chí | Tạp chí Giáo dục Số 219 Năm 2009 |
Số hiệu ISSN/ISBN | Tạp chí Giáo dục |
Tóm tắt nội dung | |
1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp thực hiện bổ sung, nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động trong giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện dưới vai trò định hướng, chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Đánh giá về thực trạng tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học hiện nay, chúng tôi đã điều tra xã hội học ( thực hiện năm học 2008 - 2009) về thực trạng nhận thức HĐGDNGLL, thực trạng nội dung tổ chức HĐGDNGLL, thực trạng hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở trường tiểu học. Các nội dung khảo sát thu được thông qua phỏng vấn, bảng hỏi anket, nghiên cứu kế hoạch giáo dục của trường kết hợp với quan sát trên 44 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại 2 trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân và trường tiểu học Số 1 Hoá Thượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2. Kết quả khảo sát: 2.1. Nhận thức: Đại đa số giáo viên đều thống nhất cho rằng thực hiện tổ chức hoạtt động GDNGLL ở trường tiểu học là nội dung giáo dục được qui định trong chương trình giáo dục của Bộ GD - ĐT ban hành ( 81,8% giáo viên được hỏi); Tuy nhiên một số ít giáo viên khẳng định rằng hoạt động GDNGLL chỉ là nội dung nằm trong hoạt động giáo dục mở của nhà trường ( 15,9% giáo viên được hỏi). 2.2. Thực trạng hình thức tổ chức: Các vấn đề cơ bản được thiết kế theo chủ đề hoạt động, mỗi chủ đề được xác định rõ về mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động và kịch bản hoạt động cụ thể, các bước tổ chức thực hiện, kết quả cần đạt. Đánh giá về thực trạng hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học, có đến 81,8% số ý kiến chọn hình thức tiết sinh hoạt tập thể như sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao Nhi đồng ; 36,36% khẳng định hình thức thực hiện là thông qua tiết chào cờ đầu tuần; hình thức tổ chức cuộc thi là 47,72%; hình thức tổ chức câu lạc bộ (15,9%) và thông qua các hoạt động tự chọn. Hoạt động tự chọn là hoạt động được tổ chức có mục đích, không phải là hoạt động tự do, tự phát của học sinh. Hoạt động này có sự định hướng và tổ chức của nhà trường nhưng không bắt buộc các em học sinh tham gia mà do học sinh tự nguyện trên tinh thần tự giác, tự nguyện 3. Kết luận: Hoạt động gíao dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học là một hoạt động tiếp nối hoạt động ở trên lớp, giúp học sinh củng cố mở rộng tri thức, hình thành những kĩ năng cơ bản và kĩ năng sống, qua đó góp phần phát triển nhân cách. Tuy nhiên nhận thức của giáo viên tiểu học về ý nghĩa của hoạt động, mục tiêu, nội dung và thời gian sử dụng để tổ chức hoạt động còn chưa thống nhất, vì vậy cán bộ quản lí nhà trường cần quán triệt quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo về thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học. Cần xây dựng hành lang pháp lý cho tổ chức hoạt động GDNGLL và có kế hoạch thực hiện thống nhất giữa các lớp trong cùng khối lớp của nhà trường. Cần bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL cho giáo viên tiểu học, đầu tư cơ sở vật chất nhằm tăng cường tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học. Tải file Về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một số trường tiểu học tỉnh Thái Nguyên tại đây |
- Nâng cao hiệu quả kỹ năng hoạt động xã hội cho sinh viên ở các trường đại học sư phạm
- Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường đại học theo Chuẩn đầu ra
- ORIENTATION OF INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION IN EDUCATION OF NATIONAL DEFENSE AND SECURITY FOR STUDENTS IN VIETNAM
- The Importance of National Defense Education in Quality Education for College Students in Viet Nam
- National Defense Education for College Students in Viet Nam from the Perspective of Comprehensive Security
- Nghiên cứu giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên (Chủ nhiệm: Hà Quang Tiến)
- Xây dựng mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam (Chủ nhiệm: Nguyễn Thị út Sáu)
- Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học sư phạm theo hồ sơ năng lực (Chủ nhiệm: Nguyễn Thị út Sáu)
- Ảnh hưởng của phong tục, tập quán đến các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em Tày - Nùng tỉnh Thái Nguyên (Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Ngọc)
- Nghiên cứu thiết kế các hoạt động dạy học trong đào tạo giáo viên sinh học trung học phổ thong khu vực miền núi phía bắc Việt Nam theo tiếp cận định hướng đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục – đào tạo (Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Hồng)
- Hoạt động xã hội...
- Chuẩn đầu ra...
- Education; College Students; National Defense Education; Information Technology Application.
- College Students; National Defense Education; Quality Education.
- Comprehensive Security Concept; college Students; National Defense Awareness.
- National Defense Education Section; Optimization Principle; Teaching Method.
- Military Theory Teaching; College Students; Quality Education.
- Information age; National defense education; Innovation
- information technology
- fostering