Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Đánh giá thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực Thể dục thể thao Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao
Chủ nhiệm(*) Ma Đức Tuấn
Ngày bắt đầu 01/2014
Ngày kết thúc 12/2014

Tổng quan

Tính cấp thiết

Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toần bộ cuộc sống côn người hiện có thực tế hoặc tiềm năng dể phát triển kinh tế-xã hội trong một cộng đồng.

Nguồng nhân lực được hiểu là toần bộ trình độ chuyên môn của côn người tích luỹ được, có khẩ năng thu nhập trong tương lai( Beng, Fischer& Dornhusch, 1995).

Theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.

Như vậy, có thể hiểu nguồn nhân lực TDTT là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế -xã hội-TDTT của đát nước.

Các thành phần của nguồn nhân lực TDTT bao gồm, lao động chuyên môn (giảng day huấn luyện, tổ chức thi đấu và trọng tài ..), lao động quản lý , lao động dữ liệu(kỹ thuật viên, thư ký..) lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hang hoá TDTT.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho TDTT mang tính đặc thù của hoạt động thể thao là nhằm điều khiển sự phất triển thêt chất nâng cao sức khoẻ của con người, tác động giáo dục nâng cao khả năng thành thích tối đa của con người nên đòi hỏi phải dựa trên cơ sở khoa học của nhiều chuyên ngành khác nhâu của con người như y học, tâm lý học, đạo đức học , xã hội học..

Do đó, để đào tạo nguồn nhân lực TDTT có chất lượng, trước hết phải đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao thuộc nhiều lĩnh vực làm nhiêm vụ nghiên cứu , đào tạo tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm của nhà nước, nơi đào tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, giảng viên, bác sĩ thể thao có trình độ chuyên môn giỏi .

Để đảm bảo phát triển sự nghiệp TDTT theo đúng hướng, không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động thể dục thể thao, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực rất lớn đa dạng phong phú bao gồm nhiều lực lượng khác nhau về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo từ cán bộ quản lý cao cấp ở trung ương đến cán bộ quản lý ở cơ sở, từ cán bộ giảng dạy đại học đến giáo viên tiểu học, mầm non, từ huấn luyện viên đội tuyển quốc gia đến hướng dẫn viên thể thao ở cơ sở và các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ khoa học thuộc lĩnh vức chuyên ngành có liên quan đến các lực lượng lao động kinh doanh dịch vụ khác tác nghiệp trong lĩnh vực TDTT.

  Vì vậy, nhà nước ban hành các chính sách và thống nhất quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp TDTT.

Nhà nước chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho TDTT dựa trên chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở chiến lược chung đó,  từ những thực tiễn tình hình trong nước về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung nêu trên, đạt ra nhiệm vụ cấp bách cho ngành TDTT là phải có những  giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực TDTT đáp ứng nhu cầu xã hội.

Trong bối cảnh đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:Đánh giá thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực Thể dục thể thao Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 -2020”. Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực TDTT, đề tài xác định thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực TDTT của Ttỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, từ đó đưa ra định hướng phát triển nguồn nhân lực TDTT của Tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới.

Mục tiêu

- Nghiên cứu thực trạng số lượng nguồn nhân lực TDTT tỉnh Thái Nguyên.

- Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực TDTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-  2020.

- Đề xuất định hướng phát triển nguồn nhân lực TDTT của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-  2020.

Nội dung

Khảo sát thực trạng về nguồn nhân lực và tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực TDTT, xác định những năng lực cần thiết của các loại hình cán bộ TDTT cũng như nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực TDTT, định hướng phát triển nguồn nhân lực TDTT của tỉnh Thái Nguyên. 

Tải file Đánh giá thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực Thể dục thể thao Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014- 2020 tại đây

PP nghiên cứu

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*