Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, trồng một số loài cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên |
Cơ quan chủ trì | Đại học Nông Lâm |
Cơ quan thực hiện | Đại học Nông Lâm |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Lâm nghiệp |
Chủ nhiệm(*) | Lương Thị Anh |
Ngày bắt đầu | 01/2013 |
Ngày kết thúc | 12/2014 |
Tổng quan
- Lương Thị Anh, Mai Quang Trường, 2007. Giáo trình trồng rừng, NXb Nông Nghiệp Hà Nội. Nhóm tác giả đã trình bày rõ nguyên lý kỹ thuật chung về sản xuất hạt giống cây rừng, kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc rừng trồng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2001. Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh tập I, NXb Nông nghiệp Hà nội. Tài liệu đã đề cập đến tiêu chuẩn hạt giống, phương pháp kiểm nghiệm hạt giống, xây dựng rừng giống, vườn giống.
- Công ty giống và phục vụ trồng rừng, 1995. Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loại cây rừng - NXb Nông nghiệp đã chỉ rõ nguyên lý kỹ thuật chung trong gieo ươm cây rừng.
- Phạm Hoài Đức, 1992. Hướng dẫn kỹ thuật hạt giống cây rừng, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội, tài liệu dịch đã chỉ rõ cơ sở chọn tạo giống và thử nghiệm về sự nẩy mầm của hạt giống cây rừng.
- Lê Mông Chân, 2001. Giáo trình cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà nội, đã chỉ rõ đặc điểm hình thái, đặc tính sinh thái, giá trị kinh tế, nguy cơ tuyệt chủng và cần duy trì phát triển, bảo tồn các loại cây bản địa.
Tính cấp thiết
Rừng có vai trò rất quan trọng về mặt môi trường sinh thái, kinh tế, bảo tồn nguồn gen,… Tuy nhiên hiện nay rừng tự nhiên nước ta suy giảm về số lượng, chất lượng, đồng nghĩa với việc các loài cây bản địa cũng có nguy cơ tuyệt chủng, dẫn đến khả năng trên của rừng giảm. Để có được cơ sở khoa học cho việc phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và những nơi tương tự cần có những nghiên cứu cụ thể.
Mặt khác khoa Lâm Nghiệp thuộc Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một trong những khoa hàng năm có số lượng sinh viên theo học đứng thứ 2 trong trường. Trong điệu kiện hiện nay của Nhà trường số kinh phí phục vụ cho học tập ngoài thực tế còn hạn hẹp. Do đó cần có vườn mẫu tiêu bản phục vụ lâu dài cho dạy và học, nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng đào tạo.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, trồng một số loài cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Mục tiêu
- Có được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống 12 loài cây bản địa có giá trị trên núi đất.
- Trồng được 12 loài cây bản địa ở vườn mẫu tiêu bản phục vụ cho đào tạo chuyên ngành Lâm nghiệp, Nông lâm kết hợp, Quản lý tài nguyên rừng tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Nội dung
- Gieo ươm 12 loài cây bản địa (Cây Móc; Nhội; Dâu da đất; Sưa vảy ốc; Dọc; Sồi xanh; Dẻ đỏ; Ràng ràng mít; Vạng trứng; Xoan Nhừ; Mán đỉa thường; Bứa).
+ Thu hái, tách hạt ra khỏi quả
+ Xử lý kích thích hạt nảy mầm
+ Gieo hạt và chăm sóc cây con
+ Đánh giá khả năng xuất vườn
- Trồng 12 loài cây bản địa trên địa bàn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đề xuất kỹ thuật gieo trồng 12 loài cây bản địa nêu trên
PP nghiên cứu
-Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt giống, thử nghiệm hỗn hợp ruột bầu trong gieo ươm và trồng với 3 công thức và 3 lần lặp cho mỗi loài cây.
- Phương pháp tổng hợp phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu, theo phương pháp phân tích thống kê toán học trong lâm nghiệp, với sự hỗ trợ của chương trình Excel 6.0
Hiệu quả KTXH
- Kinh tế, xã hội: Góp phần phục hồi rừng nâng cao độ che phủ của rừng.
ĐV sử dụng
- Tài liệu giảng dạy, học tập lâu dài cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành lâm nghiệp - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
- Áp dụng nhân giống các loài cây nghiên cứu cho phục hồi rừng ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn thực vật và trồng rừng kinh doanh trên núi đất ở những nơi có điều kiện phù hợp.
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)