Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu cấu tạo và hình thái giải phẫu một số loại gỗ thông dụng tại tỉnh Thái Nguyên
Cơ quan chủ trì Đại học Nông Lâm
Cơ quan thực hiện Đại học Nông Lâm
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Lâm nghiệp
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Việt Hưng
Ngày bắt đầu 02/2013
Ngày kết thúc 12/2014

Tổng quan

* Ngoài nước

   Trên thế giới đã có nhiều các công trình nghiên cứu về cấu tạo của một số loại gỗ, năm 1926 Lecome đã nghiên cứu và giải phẫu mô tả đơn giản 3 mặt cắt của 67 loài gỗ Đông dương (Nguyễn Đình Hưng, 1990)

   Một số công trình chỉ tiến hành nghiên cứu những đặc điểm chung của 2 loại gỗ lá rộng và gỗ lá kim, từ đó phân tích đánh giá sự khác nhau về tính chất của 2 loại gỗ này

    Trên một số tài liệu chỉ tiến hành nghiên cứu về đặc điểm một số loại gỗ phục vụ công việc sản xuất, định hướng sử dụng gỗ trên thế giới như gỗ Bạch dương, gỗ ASH, gỗ sồi…  

* Trong nước

    Trong những năm vừa qua cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo của một số loại gỗ thông dụng ở Việt Nam, tuy nhiên, những kết quả đó đã được nghiên cứu tương đối lâu và chưa thể đầy đủ các loại gỗ ở Việt Nam.

   Năm 1977 GS.TS Nguyễn Bá nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ của một số họ thấu dầu Euphobiaceace.

- Nguyễn Bá, 1997 - Tạp chí 8-V B-HXV, 79-87-” Dẫn liệu về cấu tạo giải phẫu gỗ của một số đại diện họ thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Việt nam”.

   Đến năm 1990 PGS.TS Nguyễn Đình Hưng trong luận văn tiến sĩ của mình tác giả đã nghiên cứu cấu tạo giải phẫu một số loaì cây gỗ Việt nam theo các đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi, tuy nhiên những nghiên cứu về cấu tạo mới chỉ mang đặc điểm cho cả chi, chưa mô tả chi tiết cấu tạo cho từng loại gỗ cụ thể.

- Nguyễn Đình Hưng, Tạp chí Lâm nghiệp số 7/1997– Những đặc điểm chính để giám định nhanh cây hai lá mầm bằng mắt thường và kính lúp´10.

- Nguyễn Đình Hưng, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp 1991-1995, 1996 ” Nghiên cứu phân loại gỗ Việt nam theo hướng mục đích sử dụng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội.

- Nguyễn Văn Cứ, 1976- Nhận mặt gỗ - Nhà xuất bản Nông nghiệp. Đề tài đã đưa ra những đặc điểm cấu tạo giúp nhận biết mốt số loại gỗ thông dụng ở Việt Nam.

   Mặt khác cũng đã có khá nhiều nhà nghiên cứu cấu tạo, tính chất của các loại gỗ khác nhau, từ đó đưa ra các định hướng sử dụng cho các loại gỗ đó, mỗi đề tài đó chỉ dừng lại cho 1 loại gỗ nhất định.

  - Hứa Thị Huần (2004), “Đặc điểm cấu tạo và tính chất vật lý của gỗ Bông gòn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nôi, (6), tr. 170-173.

  - Hoàng Thúc Đệ, Một số đặc điểm cấu tạo thô đại và tính chất cơ, vật lý của gỗ Hông, Tạp chí Lâm nghiệp số 9/96.

  - Trịnh Hiền Mai (2004), Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất chủ yếu của gỗ cây Hông (Paulownia.fortunei) và định hướng sử dụng trong công nghệ Chế biến lâm sản, luận văn thạc sỹ, Đại học lâm nghiệp, Hà Tây

   Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc sử dụng gỗ trong nước đã có tính đa dạng về chủng loại, trong đó có khu vực Thái Nguyên chưa có những công trình nghiên cứu về cấu tạo, giải phẫu cho những loại gỗ được sử dụng trong khu vực này, nhằm mục đích làm cơ sở cho việc nhận biết mặt gỗ, giúp nâng cao công tác quản lý, chế biến và công tác đào tạo.

Tính cấp thiết

Gỗ là một trong những loại vật liệu chủ yếu của nền kinh tế Quốc dân được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong quá khứ, hiện tại và tương lai, nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống con người. Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng và đồ dùng nội thất, dụng cụ âm nhạc…

     Kết quả nghiên cứu cơ bản về gỗ được sử dụng cho hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, sấy lâm sản. Công nghệ chế biến lâm sản càng phát triển, gỗ càng cần phải được nghiên cứu sâu và toàn diện hơn từ mọi khía cạnh. Mặt khác, cùng với sự phát triển của công tác nghiên cứu, cần phải tạo ra các công cụ để quản lý các kết quả đó có hiệu quả, cũng như tạo điều kiện dễ dàng cho việc tra cứu, tìm kiếm những thông tin cần thiết.

    Việc xác định cấu tạo, giải phẫu gỗ là là một nhu cầu cấp thiết và có nhiều ý nghĩa rất lớn đối với công việc chế biến, bảo quản, sấy gỗ. Cấu tạo gỗ một phần giúp ta xác định được tính chất của một loại gỗ, ngoài ra cấu tạo gỗ còn giúp ta nhận biết loại gỗ, nhóm gỗ, từ đó có thể giúp cho công việc xử phạt trong lĩnh vực kiểm lâm, trong thương mại và xuất nhập khẩu gỗ. Đặc biệt là đánh giá và xác định hướng sử dụng gỗ trong thực tế hiện nay.

Bên cạnh đó, trong đào tạo Đại học hiện nay cần cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế, đặc biệt là quan tâm đến thực hành và ren nghề. Môn học Khoa học gỗ là một môn quan trọng trong ngành lâm nghiệp và quản lý tài nguyên rừng, là môn cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo gỗ, cách nhận biết các loại gỗ thông dụng thông qua cấu tạo gỗ. Do vậy, cần có những mẫu gỗ để phục vụ công tác đào tạo những kỹ sư có chất lượng trong thời gian tới.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu cấu tạo và hình thái giải phẫu một số loại gỗ thông dụng tại tỉnh Thái Nguyên "

Mục tiêu

- Xác định được cấu tạo và hình thái một số loại gỗ thông dung tại Thái Nguyên

- Xác định tên các loại gỗ đó thông qua cấu tạo thô đại của gỗ

- Từ đó làm cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo và là cơ sở cho việc nhận biết loại gỗ trên thị trường tỉnh Thái nguyên.

Nội dung

    - Điều tra, thu thập mẫu các loại gỗ thông dụng sử dụng trên địa bản tỉnh Thái Nguyên

    - Xác định cấu tạo, giải phẫu thô đại các mẫu gỗ thu thập được qua các đợt điều tra.

    - Xác định tên gỗ của các mẫu thu thập dựa trên cấu tạo gỗ thô đại

    - Phân loại nhóm gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam

 

Tải file Nghiên cứu cấu tạo và hình thái giải phẫu một số loại gỗ thông dụng tại tỉnh Thái Nguyên tại đây

PP nghiên cứu

       Dùng phương pháp điều tra thu thập các mẫu các loại gỗ đang sử dụng tại các cơ sở chế biến trên địa bàn thuộc khu vực Thái Nguyên.

       Dùng kính lúp ống có độ phóng đại 10 lần (X10) để quan sát, đo đếm và mô tả cấu tạo thô đại của gỗ theo những đặc điểm của gỗ sau:

   - Gỗ lõi, gỗ giác phân biệt hay không phân biệt?

   - Vòng năm rõ hay không rõ?

   - Gố sớm- gỗ muộn phân biệt hay không phân biệt?

   - Mạch gỗ :

   - Hình thức phân bố của mạch

   - Hình thức tụ hợp của mạch

   - Đo đường kính của mạch theo chiều tiếp tuyến

   -Tính mật độ của mạch /1 mm2   

   - Khảo sát chất tích tụ trong ruột tế bào mạch gỗ.

         +  Hình thức phân bố của tế bào mô mềm xếp dọc thân cây 

         +  Khảo sát về tia

   - Đo bề rộng của tia  theo chiều tiếp tuyến

   - Tính mật độ của tia/1mm chiều tiếp tuyến

          +  Cấu tạo lớp có hay không có?

          + Có hay không có ống dẫn nhựa dọc?

          +  Thớ gỗ thẳng hay nghiêng, thô hay mịn?

          +  Khối lượng thể tích: nặng, trung bình, nhẹ?

     Dùng kính hiển vi quan sát các đặc điểm của các loại gỗ khó quan sát bằng kính lúp

Hiệu quả KTXH

- Đề tài là  cơ sở giúp ta nhận biết loại gỗ, nhóm gỗ, từ đó có thể giúp cho công việc xử phạt trong lĩnh vực kiểm lâm, trong thương mại và xuất nhập khẩu gỗ. Đặc biệt là đánh giá và xác định hướng sử dụng gỗ trong thực tế hiện nay.

  - Đề tài có ý nghĩa trong đào tạo Đại học hiện nay cần cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế, đặc biệt là quan tâm đến thực hành và rèn nghề môn học Khoa học gỗ trong ngành lâm nghiệp và quản lý tài nguyên rừng, là môn cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo gỗ, cách nhận biết các loại gỗ thông dụng thông qua cấu tạo gỗ.

ĐV sử dụng

Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên, các ban ngành liên quan đến việc xác định loại gỗ

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Khoa lâm nghiệp - Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên TS. Trần Quốc Hưng
2 Các cơ sở chế biến gỗ khu vực tỉnh Thái Nguyên Chủ các cơ sở
3 Khoa chế biến lấm sản - trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TS. Vũ Huy Đại
STT Tên người tham gia
1 ThS. Nguyễn Thị Tuyên
2 Ths. Nguyễn Văn Mạn

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*