Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra ở trâu, bò và ứng dụng KIT huyết thanh học trong chẩn đoán bệnh cho gia súc tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Trường Cao đẳng KTKT
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Chăn nuôi thú y - Thủy sản
Chủ nhiệm(*) Đỗ Thị Vân Giang
Ngày bắt đầu 01/2013
Ngày kết thúc 12/2014

Tổng quan

Tính cấp thiết

Bệnh do Trypanosoma (Trypanosomiasis) là bệnh truyền lây giữa người và gia súc do ký sinh trùng đơn bào (Protozoa) lớp trùng roi (Flagellata) gây ra. Có nhiều loài thuộc giống Trypanosoma, trong đó có một số loài truyền lây từ động vật sang người. Tổ chức dịch tễ thế giới đã thông báo, có 7 loài có khả năng gây bệnh cho người và động vật: Trypanosoma brucei, Trypanosoma cruzi, Trypanosoma evansi, Trypanosoma congolense, Trypanosoma gambiense, Trypanosoma vavax, Trypanosoma siminae.

          Các nghiên cứu từ những năm 1964 – 2006 của các tác giả Trịnh Văn Thịnh, Đoàn Văn Phúc, Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Lê Ngọc Mỹ, Lương Tố Thu, Vương Thị Lan Phương, Phan Văn Chinh đã xác định được bệnh do Trypanosoma gây cho gia súc ở Việt Nam là bệnh tiên mao trùng, do loài Trypanosoma evansi gây ra.

          Bệnh tiên mao trùng hay còn gọi là bệnh ngã nước, trâu bò mắc bệnh thể cấp tính thường sốt cao 41 – 41,70C với các triệu chứng thần kinh như ngã quỵ, kêu rống, đi vòng tròn… Trâu bò bệnh sẽ chết sau 7 – 15 ngày. Ở thể mãn tính, các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn và bệnh kéo dài 1 – 2 tháng, con vật ngày càng gầy, da khô mốc, niêm mạc mắt tụ máu màu đỏ tía, đôi khi có chấm máu, chảy nước mắt và mắt có nhiều dử đặc như keo, niêm mạc mắt vàng nhạt hay sẫm. Sức khoẻ suy yếu dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo có lẫn máu hoặc đi tháo lỏng mùi thối khắm, có khi con vật đi ỉa ra cả màng ruột, nát từng đoạn. Thường thấy có thuỷ thũng ở hầu, ức, nách, chân, háng. Trường hợp bệnh nặng, con vật đột ngột sốt cao, bụng chướng to rồi lăn ra chết.

          Theo số liệu của Phạm Sỹ Lăng (1982), Phan Địch Lân và cs (2004), Phan Văn Chinh (2006), bệnh tiên mao trùng xuất hiện ở nhiều vùng chăn nuôi trên cả nước, với tỷ lệ mắc khá cao: trên trâu là 13 – 30%, trên bò là 7 – 14%, trong đó tỷ lệ gia súc chết/gia súc mắc lên tới 6,3 – 20%.

          Từ những phân tích ở trên về mức độ phổ biến và những thiệt hại do bệnh tiên mao trùng gây ra trên vật nuôi ở Việt Nam, những biến đổi về dịch tễ bệnh có thể tạo ra các chủng Trypanosoma spp. gây bệnh chung cho người và gia súc, những khó khăn trong công tác chủ động phòng ngừa bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra ở trâu, bò và ứng dụng KIT huyết thanh học trong chẩn đoán bệnh cho gia súc tại một số tỉnh miền núi phía Bắc”

Mục tiêu

- Xác định được một số đặc điểm dịch tễ bệnh do Trypanosoma evansi gây ra ở đàn trâu, bò một số tỉnh miền núi Phía Bắc.

- Xác định đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh tiên mao trùng trong điều kiện chăn nuôi miền núi.

- Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của các KIT chẩn đoán.

Nội dung

1. Xác định thành phần loài Trypanosoma spp. ký sinh ở trâu, bò một số tỉnh miền núi  phía Bắc

2. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh TMT ở trâu, bò miền núi

2.1. Điều tra tình hình nhiễm bệnh TMT ở trâu

- Tỷ lệ nhiễm bệnh TMT ở trâu tại các địa phương

- Tỷ lệ nhiễm bệnh TMT ở trâu theo vùng sinh thái

- Tỷ lệ nhiễm bệnh TMT ở trâu theo lứa tuổi

- Tỷ lệ nhiễm bệnh TMT ở trâu theo mùa vụ

- Tỷ lệ nhiễm bệnh TMT ở trâu theo phương thức chăn nuôi

- Tỷ lệ nhiễm bệnh TMT ở trâu theo giống

4.2.2. Điều tra tình hình nhiễm bệnh TMT ở bò

- Tỷ lệ nhiễm bệnh TMT ở bò tại các địa phương

- Tỷ lệ nhiễm bệnh TMT ở bò theo vùng sinh thái

- Tỷ lệ nhiễm bệnh TMT ở bò theo tuổi

- Tỷ lệ nhiễm bệnh TMT ở bò theo mùa vụ

- Tỷ lệ nhiễm bệnh TMT ở bò theo phương thức chăn nuôi

3. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên một số động vật gây nhiễm

3.1. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên thỏ

+ Thời gian T. evansi xuất hiện trong máu của thỏ gây nhiễm

 

+ Thời gian chết của thỏ sau gây nhiễm

3.2. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên chuột bạch

+ Thời gian T. evansi xuất hiện trong máu của chuột bạch gây nhiễm.

+ Thời gian chết của chuột bạch sau gây nhiễm.

- Bệnh tích ở thỏ và chuột bạch bị bệnh TMT do gây nhiễm

4. Ứng dụng KIT huyết thanh trong chẩn đoán bệnh T. evansi ở các địa phương

4.1. Thiết lập phương pháp

- Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp CATT và KIT chẩn đoán

- So sánh khả năng phát hiện T. evansi của KIT chẩn đoán với phương pháp CATT và tiêm truyền động vật thí nghiệm

4.2. Ứng dụng KIT huyết thanh trong chẩn đoán bệnh do T. evansi ở các địa phương

Tải file Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh Tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra ở trâu, bò và ứng dụng KIT huyết thanh học trong chẩn đoán bệnh cho gia súc tại một số tỉnh miền núi phía Bắc tại đây

PP nghiên cứu

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*