Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) “Nghiên cứu chọn các giống ngô lai có năng suất và chất lượng cao thích hợp với vùng Trung du và miền núi phía Bắc”.
Cơ quan chủ trì Đại học Nông Lâm
Cơ quan thực hiện Đại học Nông Lâm
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Nông nghiệp - Lâm nghiệp
Chủ nhiệm(*) Hoàng Kim Diệu
Ngày bắt đầu 01/2013
Ngày kết thúc 01/2014

Tổng quan

Tính cấp thiết

Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, trong khi đó diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp do sa mạc hóa và xu thế đô thị hóa. Nền nông nghiệp thế giới ngày nay luôn phải trả lời làm thế nào để giải quyết đủ năng lượng cho 8 tỷ người vào năm 2021 và 16 tỷ người vào năm 2030. Để giải quyết được câu hỏi này, ngoài biện pháp phát triển nền nông nghiệp nói chung thì phải nhanh chóng chọn ra những giống cây trồng trong đó có các giống ngô năng suất cao, ổn định có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi phức tạp.

            Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc mở rộng giống lai và cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn ha trồng ngô, năm 2010 giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu ha. Diện tích 1.126,9 nghìn ha, năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng 4,6 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2012). Tuy nhiên, năng suất ngô của nước ta vẫn thấp, chỉ đạt 80,8% năng suất ngô trung bình thế giới, 81,3% năng suất ngô của Trung Quốc và 42,6% năng suất ngô của Mỹ (FAOTAT,2011). Để đáp ứng nhu cầu về ngô ngày càng tăng mạnh, đến năm 2015 diện tích ngô của cả nước phải đạt 1,3 triệu tấn với năng suất bình quân 45-50 tạ/ha và đến 2020 đạt 1,4-1,5 triệu ha, năng suất bình quân 55–60 tạ/ha, tổng sản lượng 8-9 triệu tấn ngô, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi, các nhu cầu khác trong nước và từng bước tham gia xuất khẩu.

            Ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, ngô là cây lương thực chính chỉ đứng sau cây lúa. Năm 2010, diện tích ngô là 460,0 nghìn ha và diện tích lúa là 664,2 nghìn ha (Tổng cục Thống kê, 2012). Sản xuất ngô chủ yếu trên đất dốc và nhờ nước trời (chiếm khoảng 80% diện tích). Năng suất ngô của vùng Trung du và miền núi phía Bắc chỉ đạt 33,2 tạ/ha, bằng 81,2% so với trung bình cả nước. Năng suất ngô của vùng này đạt thấp như vậy là do thiếu bộ giống ngô thích hợp với điều kiện của vùng. Nhu cầu giống ngô lai mới của vùng miền núi phía Bắc là rất lớn. Vì vây, việc nghiên cứu chọn các giống ngô ngắn ngày, chịu hạn, năng suất cao cho vùng là cần thiết và cấp bách.

 

Mục tiêu

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất và chất lượng của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc, nhằm xác định các giống ngô lai phù hợp để đưa vào cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ngô vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Nội dung

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất và chất lượng của các giống ngô lai mới chọn tạo.

            - Xây dựng mô hình trình diễn các giống ngô lai triển vọng tại Thái Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc

Tải file “Nghiên cứu chọn các giống ngô lai có năng suất và chất lượng cao thích hợp với vùng Trung du và miền núi phía Bắc”. tại đây

PP nghiên cứu

Hiệu quả KTXH

Đề tài sẽ giúp cho các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học, sinh viên thực hiện đề tài tốt nghiệp, học viên cao học thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Đề tài sẽ xác định đ­ược các kỹ thuật canh tác phù hợp với các giống ngô lai mới trồng tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, góp phần tăng năng suất và chất lượng ngô thực phẩm trong vùng. Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác hết tiềm năng đất đai, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân vùng miền núi. Đề tài góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

 

ĐV sử dụng

Các công ty giống cây trồng, cơ quan khuyến nông, các hộ nông dân vùng phía Bắc Việt Nam.

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Trung tâm NC&SX giống ngô Sông Bôi - Viện Nghiên cứu Ngô TS. Kiều Xuân Đàm
STT Tên người tham gia
1 TS. Trần Trung Kiên

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*