Thông tin chung
Tên đề tài (*) | "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô đường tại Thái Nguyên và một số tỉnh vùng núi phía Bắc" |
Cơ quan chủ trì | Đại học Nông Lâm |
Cơ quan thực hiện | Đại học Nông Lâm |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Nông nghiệp - Lâm nghiệp |
Chủ nhiệm(*) | Lê Thị Kiều Oanh |
Ngày bắt đầu | 01/2013 |
Ngày kết thúc | 12/2014 |
Tổng quan
1. Khái nệm: Ngô đường (Sweet corn) thuộc nhóm ngô thực phẩm, hiện tượng của đột biến gen tinh bột thành đường; hàm lượng đường dễ tan có thể đạt 14 -27% Brix. Khác với ngô thường (ngô tẻ), ngô đưòng dùng cho ăn tươi (luộc, chiên) hay chế biến đóng hộp. Do có thành phần dinh dưỡng phong phú, ngô đường được dùng nhiều trong các món ăn bổ dưỡng đại chúng, vừa giúp tái tạo và tăng cường năng lượng. Gần đây xuất hiện các sản phẩm sữa ngô đường, và nhiều sản phẩm từ ngô đường đang được người tiêu dùng ưa chuộng ở nhiều nước Châu á như Trung Quốc, Thái Lan…v.v.
2. Tình hình sản xuất, thương mại ngô đường trên thế giới
Đến năm 2003 tổng diện tích ngô đường trên toàn thế giới đạt khoảng 1 triệu ha. Mỹ là nước đứng đầu trong số nước sản xuất ngô đường vào năm 2006, diện tích 26,250ha, sản lượng đạt hơn 4 triệu tấn, năng suất bình quân 15,2 tấnbắp tươi/ha (2006) và cho thu nhập trên 600 triệu đô la Mỹ.
Trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển rất nhanh: Theo thống kê của FAO, tổng sản lượng ngô đường đóng hộp đông lạnh trên toàn thế giới vào năm 1992 đạt khoảng 7 triệu tấn, đến năm 2010 tăng lên 9 triệu tấn (FAO, 2010).
3. T ình hình sản xuất, nghiên cứu ngô đường ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây ngô từ lâu đã trở thành cây lương thực quan trọng, nhưng chỉ sau những năm 2000 mới phát triển ngô đường. Hiện nay, nhiều giống ngô đưòng nhập nội: Sugar 75, Hoa Trân, Arizona, Golden 93 v.v. đang phổ biến trong sản xuất và được bán trên thị trường với giá rất cao từ 350 -650 ngàn đ/kg hạt giống.
Hiệu quả cao của việc trồng ngô đường (thu nhập 90 triệu đồng/ vụ/ha- Báo điện tử Thanh Hoá) đã thúc đẩy nhu cầu sản xuất trong nước tăng nhanh. Ngoài lượng bắp tươi để phục vụ tiêu dùng trong nước hàng ngày, sau 5 năm nhập ngoại, nước ta đã xuất khẩu hàng triệu USD ngô đường đóng hộp (năm 2005 giá trị xuất khẩu đạt 1.083,93 nghìn USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2000- FAOSTAT, 11/07). Kết quả điều tra tại Công ty xuất nhập khẩu Đồng Giao tháng 6, năm 2008 cho thấy hàng năm công ty đã sử dụng 2.500- 2.800 kg hạt giống để sản xuất phục vụ đóng hộp xuất khẩu 4.000 tấn bắp tươi/năm. Ngoài ra tại khu vực miền Bắc còn có nhiều nhà máy chế biến ngô đường ở Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên, với nhu cầu ngô đường để xuất khẩu hàng chục nghìn tấn/năm. Điều đó chứng tỏ thị trường sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô đường rất rộng mở.
Sự trùng hợp giữa nhu cầu ngày càng tăng cùng với hiệu cao quả do sản xuất ngô đường, những năm gần đây có chiều hướng phát triển rất nhanh. Đến nay, ước tính mỗi năm lượng giống ngô đường nhập nội khoảng 30-40 tấn (tương đương khoảng 4000 ha). Vì vậy, nguồn hạt giống bị động từ các công ty nước ngoài đã ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất như cung ứng không kịp thời hoặc gặp phải tình trạng tỷ lệ nảy mầm thấp (hạt giống ngô đường mất sức mảy mần ở điều kiện tự nhiên sau 2 tháng).
Phát triển cây ngô đường trong nước như thế nào, câu hỏi đặt ra. Nhưng trong thời kỳ dài trước đây, nước ta chưa có công trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô đường nào cụ thể. Mặt khác, do tính chất đặc thù, để thành công trong chọn tạo cần phải có phương pháp nghiên cứu chọn tạo khác biệt, ví dụ như phương pháp tạo nguồn vật liệu, hoặc xây dựng quy trình sấy chế biến cho loại ngô mà hạt không có tinh bột sẽ như thế nào?. Tuy nhiên, để chọn tạo thành công giống ngô lai cần phải có nguồn vật liệu tốt. Yêu cầu đặc biệt quan trọng là chọn tạo dòng bố mẹ thuần chủng có khả năng kết hợp cao. Vì vậy nhiệm vụ của việc tạo lập, phát triển và duy trì các dòng ngô đường là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Từ năm 2006 đến nay, bắt đầu với tập đoàn hơn 30 dòng ngô đường được tạo từ các nguồn và tổ hợp lai nhập từ Thái Lan, Trung Quốc. Qua công tác tạo vật liệu mới, đến nay Viện nghiên cứu Ngô đã chọn được hơn 30 dòng ngô đường có khả năng sử dụng, thích ứng với điều kiện sinh thái vùng nhiệt đới. Đây là là căn cứ để hình thành đề tài nghiên cứu chọn tạo thành công giống ngô đường lai của Việt Nam.
Tính cấp thiết
Ở nước ta hiện nay, dân số ngày càng gia tăng, quỹ đất giành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, vấn đề giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm đang trở thành một trong những thách thức trong việc phát triển kinh tế xã hội. Để giải quyết vấn đề này có 2 hướng cơ bản. Một là nâng cao năng suất chất lượng cây trồng bằng các giống mới ưu thế lai; hai là nâng cao hiệu quả sản xuất của cây trồng trên đơn vị diện tích.
Sản xuất ngô đường lai là một trong những hướng nâng cao hiệu quả diện tích đất nông nghiệp. Ví dụ: Hiệu quả của trồng ngô đường (thu nhập 90 triệu đồng/ vụ/ha- Báo điện tử Thanh Hoá) hoặc ngay trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nôi, giá bán ngô đường bắp tươi từ 2500- 3500 đồng/ bắp sẽ cho thu nhập 3,5 – 4,2 triệu đồng/ 1 sào bắc bộ/vụ. Hoặc nhìn rộng hơn trên thế giới theo số liệu của FAO (2008), trong tổng giá trị xuất khẩu ngô đường đông lạnh (hạt rời) vào năm 2005 (231, 784 triệu đô la Mỹ), Hoa Kỳ đạt 59,452 triệu, Trung Quốc 5,823 triệu, Thái Lan 4,196 triệu, Malysia 3,67 triệu và toàn khối ASEAN đạt 24,016 triệu đô la Mỹ.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu ngô đường từ năm 2000, giá trị tăng từ 270.400 đô la (2000) lên 1.083.930 đô la (2005), tăng gấp 4 lần (Faostat 2008), chứng tỏ nhu cầu sản xuất đang có chiều hướng tăng nhanh. Đến nay, giống Đường lai 10 mới công nhận tạm thời năm 2010. Trong khi các giống ngô đường đang được gieo trồng nhập nội như: Sugar75 (Syngenta); Seminis (Thái Lan), Hoa Trân (Đài Loan) được bán trên thị trường với giá rất cao, gây khó khăn cho sản xuất, thì giá thành ước tính của ngô đường lai 10 chỉ bằng 60-70% các giống nhập ngoại.
Trong tổng số nhu cầu hạt giống ngô đường lai nhập ngoại ở Việt Nam hiện nay khoảng 40 tấn, thì Sugar 75 của công ty Syngenta (Mỹ) chiếm ưu thế. Nhưng Sugar 75 vẫn có tới 10 - 35% số cây vô hiệu (không bắp) nếu gieo trồng trong điều kiện thời tiết khí hậu khó khăn (Nguồn: Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hải Dương, 2009). Mặt khác, ngô hạt giống ngô đường thuộc loại khá đặc bịêt, thành phần hạt giống chỉ có vỏ, đường tinh chất và phôi. Trong thời gian nhập khẩu hạt giống rất dễ mất sức nảy mầm (nếu không bảo quản trong kho lạnh, sẽ mất sức nảy mầm ngay sau 2 tháng). Hậu quả vừa bị động nguồn cung cấp, vừa mất sức nảy mầm. Nếu chọn tạo thành công giống đường lai trong nước, thì công tác sản xuất hạt giống lai sẽ khắc phục được khó khăn hiện nay.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của đề tài ngô thực phẩm giai đoạn 2006-2010, đến nay Viện Nghiên cứu Ngô đã có tập đoàn nguyên liệu đủ lớn để có thể tiến hành nghiên cứu chọn tạo các giống ngô đường lai. Hiện nay Viện đã chọn tạo được giống đường lai 10 có năng suất, chất lượng tương đương giống Sugar 75 (Syngenta), được sản xuất chấp nhận (Nguyễn Văn Thu, Lê Quý Kha, 2010). Một số giống và tổ hợp ngô đường có triển vọng như Siêu ngọt, Đường lai 18, Đường lai 28, THL 35/HD4, THL 42/HD4, HL 65/188, THL 53/106, THL 41, THL 128. Đây là cơ sở cho đề tài tiếp tục nghiên cứu, phát triển giống mới giai đoạn 2012 -2015 có tính khả thi.
Ngô đường, không chỉ là nguồn thực phẩm sạch, an toàn, giàu dinh dưỡng cho con người, còn là cây trồng mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất, thời gian sinh trưởng ngắn xung quanh 70 ngày/vụ. Nhờ vậy có thể chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên diện tích gieo trồng tới 4 vụ/năm. Ngoài ra còn thu thêm 25-30 tấn thân lá xanh/ha phục vụ chăn nuôi. Vì vậy nghiên cứu phát triển cây ngô đường không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích mà còn có thể kết hợp với công nghệ chế biến thức ăn gia súc.
Thái Nguyên là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp cho trồng ngô, đặc biệt là có thị trường tốt để tiêu thụ các loại ngô đường, phục vụ nhu cầu ăn tươi hay chế biến. Tuy nhiên, Thái Nguyên chưa chọn được nhiều giống ngô đường của Việt Nam phù hợp với điều kiện của vùng phục vụ sản xuất và cung cấp cho các nhà máy chế biến.
Mục tiêu
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất và chất lượng của một số giống ngô đường tại tỉnh Thái Nguyên và vùng miền núi phía Bắc, nhằm xác định các giống ngô đường phù hợp để đưa vào cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ngô vùng miền núi.
Nội dung
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và chất lượng của các giống ngô đường.
- Xây dựng mô hình trình diễn các giống ngô đường triển vọng tại Thái Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc
PP nghiên cứu
Hiệu quả KTXH
Kết quả của đề tài góp phần phát triển sản xuất ngô chất lượng cao làm tăng hiệu quả kinh tế cho người dân, có thể được ứng dụng ở một số tỉnh miền núi có điều kiện tương tự như Thái Nguyên. Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo cho giảng viên, học viên ngành trồng trọt.
ĐV sử dụng
Các công ty giống cây trồng, nông dân các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)