Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Đánh giá các phương pháp dự báo sức chịu tải cọc khoan nhồi. |
Cơ quan chủ trì | Đại học Kỹ thuật Công nghiệp |
Cơ quan thực hiện | Đại học Kỹ thuật Công nghiệp |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Cơ khí - Động lực |
Chủ nhiệm(*) | Lại Ngọc Hùng |
Ngày bắt đầu | 01/2012 |
Ngày kết thúc | 04/2012 |
Tổng quan
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu các phương pháp xác định sức chịu tải cọc khoan nhồi. Có thể kể đến một số nghiên cứu như:
+ M. BUSTAMANTE , L. GIANESELLI – Pile bearing capacity prediction by means of static penetrometer CPT. (Proceeding of the second Europeen Symposium on Penetration Testing – Amsterdam, 1982)
+ P.J Hannigan, G.G Goble, G. Thendean, G.E Likins, F. Rausche – Design anh construction of Driven Pile Foundations . ( FHWA – USA, 1998)
+ Ir. Tan Yean Chin, Chow chee Meng - Design anh construction of Bored Pile Foundations. (Ipoh , 2003)
Trong các tiêu chuẩn thiết kế của các nước cũng có rất nhiều cách tính sức chịu tải cọc khoan nhồi, tuy nhiên còn thiếu những công trình nghiên cứu tổng hợp đánh giá sức chịu tải cọc khoan nhồi theo các phương pháp khác nhau.
Các tiêu chuẩn có thể kể đến như:
+ Austroads: Bridge Design Code 1992
+ ASTM D4945:1989 - Standard Test Method for High-Strain Dynamic Testing of Piles
Ở Việt Nam, vấn đề sức chịu tải cọc khoan nhồi cũng là một đề tài rất được quan tâm. Một vài tác giả và nhóm tác giả đã nghiên cứu sức chịu tải cọc khoan nhồi chủ yếu trên địa bàn Hà Nội có thể kể đến như:
- Công trình nghiên cứu dự báo sức chịu tải cọc khoan nhồi ở khu vực Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học do nhóm tác giả Nguyễn Huy Phương; Tạ Đức Thịnh; Nguyễn Hồng; Phạm Minh Tuấn; Phùng Hữu Hải; Nguyễn Huy Long; Nguyễn Huy Quang; Bùi Đức Hải; Nguyễn Hùng Sơn; Phan Huy Đông thực hiện năm 2004. Công trình đã nghiên cứu sức chịu tải cọc khoan nhồi ở khu vực Hà Nội và sử dụng ngôn ngữ Visual Basic để thiết lập một chương trình tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi với giao diện dễ sử dụng, cho kết quả nhanh chóng và độ tin cậy cao.
- Luận văn Thạc sĩ Địa kỹ thuật 2006 – Vũ Quang Minh: Nghiên cứu tìm kiếm phương pháp tin cậy thích hợp xác định sức mang tải của cọc qua kết quả thí nghiệm nén tĩnh. Luận văn đưa ra một số kiến nghị về quy trình thí nghiệm nén tĩnh và quản lý chất lượng thí nghiệm, đồng thời đề xuất phương pháp dự báo sức mang tải cực hạn của các loại cọc nói chung thông qua kết quả xuyên tĩnh tại hiện trường CPT.
Tính cấp thiết
Đất nước Việt Nam, với chính sách mở cửa hợp tác với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới đã và đang làm cho các ngành kinh tế - kỹ thuật nói chung và ngành Xây dựng nói riêng có những thay đổi, phát triển không ngừng cả về chất và lượng. Ở nhiều nơi trên đất nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, số lượng nhà cao tầng ngày một tăng cao. Các công trình nhà cao tầng được xây dựng không chỉ vì mục đích làm đẹp cho phố phường hay làm hài hoà cho kiến trúc tổng thể của thành phố mà còn đảm bảo cho mục đích tận dụng đất đai trong thành phố vốn ngày càng chật hẹp do quá trình đô thị hóa ngày một gia tăng.
Khi tiến hành xây dựng nhà cao tầng, móng cọc khoan nhồi luôn là giải pháp thiết kế được ưu tiên lựa chọn do có nhiều ưu điểm: sức chịu tải lớn, độ lún không đáng kể, sự ảnh hưởng đến địa chất xung quanh khi thi công có thể kiểm soát được..v..v…
Trong quá trình thiết kế móng cọc khoan nhồi, bài toán sức chịu tải dọc trục của cọc là quan trọng nhất. Hiện nay để dự báo sức chịu tải của cọc nói chung và cọc khoan nhồi nói riêng, có thể sử dụng nhiều công thức khác nhau tương ứng với việc áp dụng các tiêu chuẩn khác nhau như tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế Austroad -1992 của Úc, tiêu chuẩn AASHTO-LRFD-1998 của Mỹ và tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-01... Việc áp dụng các công thức khác nhau để dự báo sức chịu tải của cọc nhồi trong thiết kế cho các kết quả tương đối khác nhau, nhiều khi có sai lệch khá lớn, nên việc sử dụng các phương pháp dự báo sức chịu tải cọc khoan nhồi sao cho hợp lý và sát với sự làm việc thực tế của cọc và các dạng địa chất khác nhau là rất cần thiết.
Trong thực tế tính toán thiết kế móng cọc đặc biệt sử dụng cọc khoan nhồi, các nhà tư vấn thường sử dụng hệ số an toàn rất lớn (thường >2), nếu chúng ta có những so sánh chính xác kết quả dự báo sức chịu tải cọc khoan nhồi với kết quả thí nghiệm nén tĩnh dọc trục trên cọc thực tế chúng ta có thể sử dụng hệ số an toàn thấp hơn, tăng hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư xây dựng khi sử dụng cọc khoan nhồi, tránh gây lãng phí tài nguyên trong điều kiện môi trường xây dựng hiện đại.
Một nghiên cứu mang tính tổng hợp, đối chiếu giữa các phương pháp tính lý thuyết và kiểm trứng thực tế bằng kết quả thí nghiệm sức chịu tải của cọc khoan nhồi trong các điều kiện địa chất khác nhau là một vấn đề cần thiết cho ngành xây dựng nói chung.
Mục tiêu
- Nghiên cứu các phương pháp dự báo sức chịu tải cho cọc nhồi theo các tiêu chuẩn khác nhau mà hiện nay đang được sử dụng ở Việt Nam.
- Thu thập các số liệu địa chất điển hình, các kết quả thí nghiệm hiện trường (thí nghiệm nén tĩnh dọc trục) làm cơ sở đánh giá tính phù hợp của các phương pháp tính toán thiết kế với kết quả thí nghiệm sức chịu tải của cọc khoan nhồi thực tế.
- Đưa ra các phân tích và đánh giá sự phù hợp của từng phương pháp so với kết quả thí nghiệm nén tĩnh dọc trục của cọc nhồi trong các điều kiện địa chất khác nhau.
Nội dung
Đề cương nghiên cứu:
Chương I: Tổng quan về cọc khoan nhồi và các phương pháp dự báo sức chịu tải cọc khoan nhồi.
Chương II: Kết quả nén tĩnh và kết quả khảo sát địa chất tại một số khu vực điển hình.
Chương III: Đánh giá các phương pháp dự báo sức chịu tải cọc khoan nhồi.
Tải file Đánh giá các phương pháp dự báo sức chịu tải cọc khoan nhồi. tại đây
PP nghiên cứu
Hiệu quả KTXH
ĐV sử dụng
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)