Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Nghiên cứu các giải pháp thu phí dịch vụ môi trường tại rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc, Tỉnh Thái Nguyên. |
Cơ quan chủ trì | Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Đại học Khoa học |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Tài nguyên-Môi trường |
Chủ nhiệm(*) | Nguyễn Thị Đông |
Ngày bắt đầu | 01/2012 |
Ngày kết thúc | 12/2013 |
Tổng quan
1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payment for ecosysterm servieces - PES) hay còn gọi là chi trả dịch vụ môi trường là một lĩnh vực hoàn toàn mới nhưng đã thu hút được sự quan tâm của các quốc gia và các nhà khoa học trên toàn thế giới. PES triển khai sớm nhất ở Mỹ la tinh, châu Âu, châu Phi. PES cũng được phát triển và thực hiện thí điểm tại châu Á như Indonesia, Philippiness, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Costa Rica, Mexico và Trung Quốc đã xây dựng các chương trình PES quy mô lớn, chi trả trực tiếp cho các chủ rừng để thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng nhằm tăng cường cung cấp các dịch vụ thủy văn, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụ cacbon và tạo cảnh quan đẹp…
Các nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường của tổ chức Forest Trends, The katoomba group, (2011); Đánh giá giá trị kinh tế của công tác bảo tồn hệ sinh thái của Pagiola, S., K vonRitter, (2004) đã xác định các dịch vụ hệ sinh thái cơ bản, cơ hội và thách thức khi tham gia thị trường chi trả dịch vụ môi trường.
Một số nghiên cứu khác tập trung vào việc phát triển thị trường cacbon như: Cái nhìn từ tương lai: Hiện trạng của thị trường các bon tự nguyện 2011 (Forestrends, 2011); Hiện trạng và xu thế thị trường Cacbon 2011 (World Bank, 2011) hoặc các công trình nghiên cứu về cách đo đạc, thẩm tra và xác định chất lượng dịch vụ hệ sinh thái rừng như: Hướng dẫn đo cacbon rừng (Timothy R.H. Pearson and Sandra L.Brown, 1997); Điều tra rừng và sổ tay các phương pháp phân tích đất (Amacher, M.C; O’Neil, K.P, 2003); Những nghiên cứu này đã đóng góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng hệ phương pháp luận về cách đo đạc, giám sát, thẩm tra chất lượng rừng và dịch vụ môi trường rừng.
Các tài liệu tham khảo có liên quan
1. CERSPA Initiative. Certified Emission Reductions Sale and Purchase Agreement. Version 2.
2. Ecosystem Marketplace (2009). State of the Forest Carbon Markets.
3. Eliasch, J. (2008). Climate Change: Financing Global Forests. Lon Don Department of Energy & Climate change
4. Enkvist, P., T. Nauclér, and J. Rosander (2007) A cost curve for greenhouse gas reduction. McKinsey Quarterly 1
5. Forest Trends (2011), Social and Biodiversity impact assessement manual for REDD+ project
6. International Emissions Trading Association (2005). Emissions Trading Master Agreement for the EU Scheme. Version 2.1. Washington, DC: IETA.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu đầu tiên về chi trả dịch vụ môi trường (PES) ở Việt Nam do các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RCFEE) và các đối tác nước ngoài như tổ chức Winrock Quốc tế, trung tâm lâm nghiệp thế giới, thực hiện và xuất bản ấn phẩm “Chi trả dịch vụ môi trường cho người dân vùng cao về dịch vụ môi trường mà họ cung cấp”. Nghiên cứu này đã góp phần lồng nghép PES vào Luật đa dạng sinh học, xây dựng các chính sách hỗ trợ cho PES và đặc biệt tập trung xác định mức chi trả của những người sử dụng điện cho những người bảo bệ rừng đầu nguồn.
Tiếp đó là nghiên cứu về PES thông qua quyết định 380/2008/QĐ – TTg về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là tạo ra cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Địa điểm thực hiện là Tỉnh Sơn La và tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu đã xác định đối tượng sử dụng dịch vụ, xác định được xuất phí phải chi trả cho mỗi đơn vị dịch vụ môi trường và thành lập được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng với số tiền chi trả ở tỉnh Sơn La và Lâm Đồng năm 2009 là 62 tỷ đồng và 98,2 tỷ đồng.
Trên cơ sở thành công của 2 dự án nghiên cứu thí điểm, năm 2010 chính phủ đã ban hành nghị định 99/2010/ NĐ – CP quy định về việc chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đến thời điểm hiện nay đã có một số tỉnh triển khai thực hiện nghị định 99/2010/NĐ - CP như: Ninh Thuận, Lạng Sơn, Quảng Nam… Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động triển khai tại các tỉnh này mới dừng ở việc lập kế hoạch thành lập Ban chỉ đạo thực hiện nghị định 99; thành lập tổ kỹ thuật, thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh...
Tài liệu tham khảo có liên quan
1. Hoàng Minh Hà, Katherine Warner, et al (2008), Chi trả dịch vụ môi trường: kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam, World Agroforestry Centre (ICRAF), NXB Thông tấn.
2. Juergen Hes, Tô Thị Thu Hương (2011), Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam – Kết nối chủ rừng và người sử dụng dịch vụ môi trường rừng, The center for people and forests, RECOFTC
3. Joyotee Smith and Sara J.Scher (2002), Forest Carbon and Local Livelohhods. Assessment of Opportunities and Policy Recommendations, CIFOR Occcasional Paper No.37
4. RUPES (Rewarding Upland poor for Environment Services) (2004), Chiến lược mới nhằm đền đáp cho người nghèo vùng cao Chấu Á để bảo tồn và cải thiện môi trường của chúng ta, World Agroforestry Center, ICRAF.
3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)
1. Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Thu Huyền (2011), Sản xuất sạch hơn – giải pháp phát triển bền vững tại Công ty cổ phần công nghệ cao Sao Xanh, Tạp chí Môi Trường Cục môi trường, số 8.
2. Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Thu Huyền (2011), Xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình ở tổ 7, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, số 7.
3. Chu Thị Hồng Huyền, Lê Đông Tân, (2009) Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng tại Thái Nguyên – Bắc Kan, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3.
4. Chu Thị Hồng Huyền, Lê Đông Tân, (2009) Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3.
5. Chu Thị Hồng Huyền (2009), Đánh giá thực trạng phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 10.
6. Nguyễn Thị Hồng Viên (2009) Kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác nương rẫy ở vùng ven thị xã Sơn La, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 25, số 2.
7. Nguyễn Thị Hồng Viên (2008) Công tác quản lý và bảo vệ môi trường Vườn Quốc gia Bái Tử Long – Hiện trạng và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo quốc gia ”Phát triển bền vững vùng Đông Bắc, Việt Nam”
Tính cấp thiết
Rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc với diện tích: 2.447,98 ha có vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh của thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, là rừng phòng hộ bảo vệ lưu vực chính của Sông Công, đồng thời là khu du lịch sinh thái, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, bảo vệ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, trong thời gian qua rừng đang bị tàn phá do sự quản lý thiếu chặt chẽ và khai thác quá mức của người dân.
Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc là rất cần thiết, nhằm bảo vệ nguồn nước, điều hòa khí hậu, duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học, … góp phần đảm bảo mục tiêu chung của Nhà nước là đến năm 2020 nâng diện tích rừng trên toàn quốc nên 16 triệu ha, với tỷ lệ che phủ là 47 %. Tuy nhiên, công tác quản lý và bảo vệ rừng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn nhân lực, tài chính và nhận thức của người dân…
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là cơ chế tài chính mới không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Với quan điểm những ai được hưởng lợi từ các dịch vụ rừng mang lại thì phải đóng phí trả cho người quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cơ chế này góp phần tăng thu nhập và tạo sức hút cho cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời đảm bảo tính công bằng trong vấn đề sử dụng tài nguyên
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu các giải pháp thu phí dịch vụ môi trường tại rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên”
Mục tiêu
- Xác định các đối tượng phải trả phí dịch vụ môi trường
- Xác định khả năng trả phí dịch vụ môi trường của các nhóm đối tượng (sử dụng cảnh quan, chức năng cung cấp và bảo vệ nguồn nước, chức năng hấp thụ CO2 của rừng)
- Xác định các đối tượng được trả phí và xây dựng cơ chế phân chia lợi ích từ hoạt động chi trả dịch vụ môi trường.
Nội dung
1. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường - Đánh giá hoạt động du lịch trên địa bàn và nghiên cứu khả năng chi trả dịch vụ môi trường của các công ty du lịch và khai thác nước sạch. - Điều tra hoạt động sản xuất thủy điện và khả năng chi trả dịch vụ môi trường của nhà máy thủy điện trên địa bàn. - Nghiên cứu và đánh giá khả năng hấp thụ cacbon của một số loài thực vật chính thuộc rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc. Từ đó định lượng khả năng hấp thụ các bon tại khu vực nghiên cứu. - Xác định các đối tượng được chi trả và xây dựng cơ chế phân chia lợi ích từ dịch vụ môi trường rừng đem lại 2. Tiến độ thực hiện |
||||
Các nội dung, công việc thực hiện |
Sản phẩm
|
Thời gian (bắt đầu-kết thúc) |
Người thực hiện |
|
Thu thập tài liệu tham khảo, xây dựng đề cương nghiên cứu |
Đề cương nghiên cứu của đề tài |
T01/2012 T02/2012 |
Chủ nhiệm đề tài |
|
Xây dựng phiếu điều tra. Khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường |
- Phiếu điều tra - Kết quả phân tích mẫu nước, đất, không khí |
T03/2012-T06/2011 |
Chủ nhiệm đề tài và cộng tác viên |
|
Đánh giá hoạt động du lịch và khả năng chi trả của các công ty du lịch |
- Số tiền chi trả PES thông qua nguyên tắc WTP |
T06/2012 – T9/2012 |
|
|
Đánh giá hoạt động sản xuất khi rừng được bảo vệ và bị suy thoái; khả năng chi trả dịch vụ môi trường của nhà máy thủy điện. Báo cáo chuyên đề 1 |
- Sản lượng điện sản xuất được trong trường hợp có rừng và rừng bị suy thoái. - Số tiền chi trả PES - 01 bài báo |
T10/2012-T12/2012 |
Chủ nhiệm đề tài và cộng tác viên |
|
Điều tra hoạt động khai thác nước sạch của nhà máy nước và khả năng chi trả dịch vụ môi trường của nhà máy nước |
- Số tiền chi trả PES của nhà máy nước |
T01/2013 T02/2013 |
Chủ nhiệm đề tài và cộng tác viên |
|
Nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của khu vực nghiên cứu Báo cáo chuyên đề 2 |
- Lượng các bon tích lũy được - 01 bài báo |
T03/2012-T06/2011 |
Chủ nhiệm đề tài và cộng tác viên |
|
- Xác định đối tượng được chi trả -Xây dựng cơ chế phân chia lợi ích - Báo cáo chuyên đề 3 |
- Mô hình cơ chế phân chia lợi ích - 01 bài báo |
T07/2012 – T9/2012 |
Chủ nhiệm đề tài và cộng tác viên |
|
Hoàn thiện đề tài và bảo vệ trước hội đồng |
Báo cáo trước hội đồng |
T10/2013 – 12/2013 |
Chủ nhiệm đề tài |
PP nghiên cứu
+ Phương pháp đánh giá nhanh môi trường + Phương pháp tham vấn cộng đồng (FPIC ): là quá trình tiếp cận thường xuyên liên tục và lâu dài dùng để truyền đạt nội dung về chi trả môi trường cho cộng đồng và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cộng đồng trong việc xây dựng hệ thống chia sẻ lợi ích từ dịch vụ môi trường thông qua hình thức phổ biến là họp thôn, phỏng vấn và trò chuyện thân mật với người dân... + Phương pháp xác định khả năng hấp thu cácbon rừng ( cacbon lưu giữ trong thực vật thân gỗ trên mặt đất) Bao gồm việc xác định ô tiêu chuẩn để xác định số lượng cây thân gỗ trong khu vực nghiên cứu từ đó xác định lượng Cabon hấp thụ trong sinh khối tươi và khô của thực vật rừng. + Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng mô hình tính toán, dự đoán lượng nước và sản lượng điện sản xuất trong trường hợp có rừng và rừng bị suy thoái. + Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm: Các mẫu nước mặt, nước ngầm, đất, không khí được lấy mẫu bảo quản và phân tích theo đúng QCVN |
Hiệu quả KTXH
Hiệu quả về giáo dục và đào tạo:
Đề tài được thực hiện sẽ góp phần vào việc đào tạo các sinh viên ngành Khoa học môi trường đặc biệt là các em sinh viên được làm nghiên cứu khoa học. Đề tài được hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo vô cùng có giá trị với sinh viên và các nhà khoa học đang quan tâm đến lĩnh vực này.
Hiệu quả về kinh tế-xã hội:
Kết quả của đề tài là 1 mô hình hữu hiệu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh có điều kiện tương tự. Đây cũng là cơ sở để cho các nhà quản lý thấy rõ được lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường mà các dự án về chi trả dịch vụ môi trường đem lại. Đồng thời cũng đóng góp một nguồn tài chính đáng kể giúp người dân nghèo và tạo ra sự công bằng giữa nhóm người hưởng lợi và nhóm người bảo vệ chăm sóc rừng.
ĐV sử dụng
Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên,
Ban quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc
Các rừng phòng hộ, vườn quốc gia có điều kiện tương tự
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)