Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Đánh giá hiện trạng sản xuất, thành phần dinh dưỡng và hàm lượng kim loại nặng trong cây cải xoong tại Thái Nguyên
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Nông Lâm
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Nông nghiệp - Lâm nghiệp
Chủ nhiệm(*) Nguyễn K. Thái Sơn
Ngày bắt đầu 01/2010
Ngày kết thúc 12/2011

Tổng quan

* Tình hình nghiên cứu về cây cải xoong trên thế giới

- Các nhà khoa học ở Trường ĐH Purdue tại West Lafayette (Mỹ) đã nghiên cứu về kiểu gen cây cải xoong và khám phá ra thế hệ thứ 2 của cải xoong có tên là Arabidopsis (Tạp chí Khoa học Công nghệ Môi trường, số 4/2005). Đồng thời, họ cũng phát hiện cây cải xoong “thích ăn kim loại nặng”.

- Các nhà nghiên cứu di truyền ở Anh khẳng định cải xoong là loại rau có tác dụng giảm thiểu các nguy cơ gây khiếm khuyết gen. Kết quả xét nghiệm máu ở những người ăn rau cải xoong cho thấy giảm 23% nguy cơ khiếm khuyết ADN ở các tế bào bạch cầu  “chiến sĩ” bảo vệ cơ thể chống lại các tế bào ung thư so với những người có chế độ ăn bình thường.

- Các nhà khoa học tại Đại học Ulster (Bắc Ireland) cho rằng ăn cải xoong hằng ngày có thể giúp giảm tổn thương DNA và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Họ đã kiểm tra máu ở những người thường ăn cải xoong ở thời gian đầu và cuối quá trình nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng những ai đã ăn cải xoong thì giảm được 23% thương tổn DNA ở tế bào máu trắng. Ngoài ra, lượng chất chống ô xy hóa, chất giúp các tế bào tránh thương tổn đã tăng 100% ở những người hay ăn cải xoong.

- Nghiên cứu được đăng trên Báo Daily Mail cũng cho thấy, những người hút thuốc lá được hưởng lợi nhiều nhất từ chế độ ăn nhiều cải xoong.

* Tình hình nghiên cứu về cây cải xoong ở Việt Nam

- Theo Khúc Thùy Du thì thân cải xoong còn non, mềm, xốp dài 20-60 cm, mỗi lóng thân dài 1-5 cm tùy thuộc rất lớn vào thời tiết và sự chăm sóc, mỗi mắt có thể mọc một cành. Lá kép có 3-9 lá phụ, lá đỉnh to nhất, lá cải hình tròn nhỏ màu xanh đậm, rìa lá răng cưa. Cải xoong thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ phụ ở đốt thân có thể hút chất dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành cây độc lập. Cải xoong rất thích sống ở nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước ngập khoảng 4-5 cm nơi có dòng chảy như ở dưới chân của thác nước. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15-20 oC, ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển (như vùng Đà Lạt). Độ pH của đất thích hợp nhất 6-7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng. Cây rất thích độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên.

- Theo Nguyễn Trương Tuấn cải xoong là loại rau đặc biệt giàu vitamin C (45-50mg/100g); các vitamin B1, B2, E, và các chất sắt, phốt pho, itốt có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chống bệnh tật, nhiễm trùng, chống sự lão hóa, giữ gìn xuân sắc tươi trẻ. Cải xoong luộc, nấu canh hoặc trộn dầu dấm đều rất bổ vì có nhiều dược tính đáng quý. Cải xoong có tác dụng tốt cho sự bài tiết của phổi. Những người bị đờm ở phổi, viêm phế quản, ho dài ngày có thể dùng cải xoong ép lấy nước uống. Nước cải xoong ép còn có tác dụng trừ giun, sán hiệu quả. Tỷ lệ iốt, canxi trong cải xoong khá cao và dễ hấp thụ, giúp phòng chống biếu cổ, tăng khả năng tự vệ của cơ thể, tăng sức trao đổi chất của các tế bào, chống bệnh còi xương, các bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người già. Muối khoáng trong cải xoong có khả năng chống thiếu máu, ăn kém ngon, uể oải, mệt mỏi. Cải xoong là món rau ăn ngon, bổ dưỡng, tẩy độc, lợi tiểu. Nó có khả năng tẩy rửa dạ dày, thông gan và góp phần chữa bệnh ứ máu.

- Theo (News.iNETCenter.Vn) Kết quả phân tích các thành phần hoá học trong 100g rau cải xoong (phần dùng để ăn được) có giá trị dinh dưỡng như sau: Nước chiếm 93g, protein 1,7-2g, chất béo 0,2-0,3g, gluxit 3-4g, chất xơ 0,8-1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, lượng iôt trong rau cải xoong rất cao (từ 20-30mg/100g rau cải xoong phần ăn được). Vitamin C cao (40-50mg/100g rau)...

Tính cấp thiết

 

Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người. Nó không chỉ cung cấp một lượng lớn các vitamin mà còn cung cấp một phần các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng rất cần thiết trong cấu tạo tế bào. Đồng thời, rau còn là những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay, một phần không nhỏ sản phẩm rau xanh trên thị trường chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì thế, xu hướng phát triển của ngành sản xuất rau xanh trên thế giới hiện nay là tăng tỷ trọng các loại rau bản địa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền núi và trung du phía Đông Bắc. Ý thức được việc sản xuất rau sạch cho địa phương và cho các vùng lân cận, năm 2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt “Đề án Phát triển rau an toàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2015”.

Một số nghiên cứu trước đã cho thấy cây cải xoong là loại rau dại vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có nhiều dược tính quý, lại vừa có khả năng hút nhiều kim loại nặng trong môi trường sống. Có thể nói những loại rau có nhiều đặc tính quý như cây cải xoong là hiếm. Trong khi ở Thái Nguyên, hiện tại nhiều vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng, cây cải xoong đang mọc hoang dại ở một số vùng núi. Người dân ở các vùng này vẫn lấy về làm rau ăn như một loại rau dại. Gần đây, bắt đầu xuất hiện một vài người trồng cây cải xoong để bán rau. Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta chưa có một nghiên cứu đầy đủ toàn diện nào về cây cải xoong; đặc biệt, ở vùng Thái Nguyên cây cải xoong chưa từng được nghiên cứu.

Vì vậy, nghiên cứu về thực trạng sản xuất, thành phần dinh dưỡng và hàm lượng kim loại nặng trong cây cải xoong tại Thái Nguyên để khuyến cáo cho người sản xuất và người tiêu dùng là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Đánh giá hiện trạng sản xuất, thành phần dinh dưỡng và hàm lượng kim loại nặng trong cây cải xoong tại Thái Nguyên”

Mục tiêu

 - Mục tiêu tổng quát của đề tài: Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất; phân tích thành phần dinh dưỡng và hàm lượng các kim loại nặng chính trong cây cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên để khuyến cáo cho người sản xuất và tiêu dùng cải xoong tại Thái Nguyên cũng như trong cả nước.

- Mục tiêu cụ thể: Đề tài nhằm 3 mục tiêu cụ thể sau:

+ Đánh giá được hiện trạng sản xuất cây cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên;

+ Đánh giá được thành phần dinh dưỡng chính trong cây cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên;

 

 

 

 

 

+ Đánh giá được hàm lượng các kim loại nặng chính trong cây cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên.

Nội dung

- Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất cây cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên: Nội dung này điều tra, đánh giá ở cả 9 đơn vị huyện, thị, thành của tỉnh về diện tích, năng suất, sản lượng, khả năng tiêu thụ.

- Nội dung 2:  Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng trong cây cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên: Nội dung này phân tích thành phần dinh dưỡng chính trong phần ăn được của cây cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên như: nước, chất khô, gluxid, protein, chất béo, i ốt; vitamin A, B1, C…

  - Nội dung 3: Nghiên cứu về hàm lượng các kim loại nặng chính trong cây cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên: Nội dung này phân tích hàm lượng các kim loại nặng chính có trong cây cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên như: chì, cadibi, asen, kẽm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tải file Đánh giá hiện trạng sản xuất, thành phần dinh dưỡng và hàm lượng kim loại nặng trong cây cải xoong tại Thái Nguyên tại đây

PP nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin cơ bản về cây cải xoong trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

+ Điều tra qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên;

+ Điều tra qua các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Hội Nông dân của 9 huyện, thị, thành trong tỉnh Thái Nguyên;

+ Điều tra một số hộ trực tiếp trồng cây cải xoong và những người bán cải xoong ở cho trong tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp thu thập thông tin về thành phần dinh dưỡng và hàm lượng các kim loại nặng chính trong cây cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên: Lấy mẫu cải xong ở các vùng trồng trong toàn tỉnh đem về phân tích tại Viện Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Hiệu quả KTXH

* Hiệu quả kinh tế xã hội:

Đây là đề tài nghiên cứu chứ không phải là đề tài hay dự án sản xuất nên hiệu quả kinh tế xã hội không thể hiện riêng biệt mà nó lồng ghép trong hiệu quả khoa học công nghệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với tổng kinh phí của đề tài chỉ có 50 triệu đồng nhưng đề tài đã thực hiện một khối lượng công việc đồ sộ, cho kết quả rất lớn và rõ ràng. Như vậy, có thể nói là hiệu quả kinh tế xã hội của đề tài là rất lớn. Những kết quả này được thể hiện cụ thể trong phần Hiệu quả khoa học công nghệ dưới đây.

* Hiệu quả khoa học công nghệ:

Đề tài đã cung các số liệu bổ sung vào cơ sở khoa học để sản xuất, tiêu dùng cải xoong an toàn; xử lí môi trường ô nhiễm cadmi, niken và sắt bằng cải xoong.

Có thể tóm tắt những kết quả chính để thấy được hiệu quả khoa học công nghệ và hiệu quả kinh tế xã hội của việc thực hiện đề tài như sau:

(1)- Đề tài đã phân tích và cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu lí tính, hóa tính của đất tại 3 điểm nghiên cứu về cải xoong trong tỉnh Thái Nguyên đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Riêng hàm lượng chì ở Bảo Lý (Phú Bình) và Đình Cả (Võ Nhai) vượt ngưỡng cho phép 7,49 và 12,04 %.

- Nước tưới cải xoong tại 3 điểm nghiên cứu trong tỉnh Thái Nguyên có: tổng chất rắn lơ lửng vượt ngưỡng cho phép 1,496 - 3,274 lần; hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép 2,800 - 5,920 lần; hàm lượng cadmi ở Bảo Lý (Phú Bình) vượt ngưỡng 8,000 lần; hàm lượng sắt ở Bảo Linh (Định Hóa) vượt ngưỡng 1,093 lần.

(2) Đề tài đã điều tra, đánh giá được hiện trạng sản xuất cải xoong tại 9 huyên, thị xã và thành phố trong tỉnh Thái Nguyên; cho thấy số liệu về diện tích, sản lượng, tỉ lệ cải xoong trồng/cải xoong mọc tự nhiên, giá bán và hiệu quả so với các loại rau thông thường khác.

(3)- Đề tài đã phân tích các chỉ tiêu chính về thành phần dinh dưỡng trong cải xoong tại Thái Nguyên, gồm: chất khô, protein, gluxit, lipit và vitamin C.

(4)- Trong môi trường đất và nước tưới ở 3 điểm nghiên cứu như trên thì hàm lượng các kim loại nặng chính trong cải xoong như sau:

- Cải xoong tại xã Bảo Lý, huyện Phú Bình: asen, kẽm, niken, thủy ngân dưới ngưỡng cho phép; chì vượt 1,005 lần, cadmi vượt 5,200 lần, sắt vượt 20,370 lần ngưỡng cho phép.

- Cải xoong tại xã thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai: không có asen; chì, kẽm, thủy ngân dưới ngưỡng cho phép; cadmi vượt 3,400 lần, niken vượt 1,254 lần, sắt vượt 30,724 lần ngưỡng cho phép.

- Cải xoong tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa: không có asen; chì, thủy ngân dưới ngưỡng cho phép; cadmi vượt 1,400 lần, sắt vượt 30,046 lần ngưỡng cho phép.

(5)- Hàm lượng các kim loại nặng trong cải xoong thay đổi nhiều theo thời vụ thu hoạch. Hàm lượng chì, asen và niken ở cuối vụ cao hơn đầu vụ; hàm lượng cadmi, kẽm, thủy ngân và sắt ở cuối vụ thấp hơn đầu vụ.

(6)- Hàm lượng các kim loại nặng trong cải xoong thay đổi nhiều theo bộ phận thu hoạch; chì, cadmi, asen, kẽm và niken trong cải xoong đều theo xu hướng giảm dần như sau: rễ -> thân -> lá; sắt ở rễ nhiều hơn hẳn ở thân và lá cải xoong.

(7)- Cải xoong “không thích hút” chì, asen và thủy ngân. Cải xoong “rất thích hút” cadmi, niken và sắt.

ĐV sử dụng

- Các vùng trồng cây cải xoong trong tỉnh Thái Nguyên và các vùng khác trong cả nước có điều kiện tương tự như vùng nghiên cứu

- Những người tiêu dùng cây cải xoong và những người khác quan tâm

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia
1 Nguyễn Khắc Thái Sơi Sơn
2 Nguyễn Quang Thi
3 Nguyễn Thị Lợi
4 Nguyễn Trọng Phương
5 Dương Minh Hòa
6 Vương Vân Huyền

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*