Thông tin chung
Tên đề tài (*) | “Nghiên cứu kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng dong riềng vùng Trung du, miền núi phía Bắc” |
Cơ quan chủ trì | Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Đại học Nông Lâm |
Loại đề tài | Đề tài cấp Bộ |
Lĩnh vực nghiên cứu | Nông nghiệp - Lâm nghiệp |
Chủ nhiệm(*) | Nguyễn Thị Lân |
Ngày bắt đầu | 01/2013 |
Ngày kết thúc | 12/2014 |
Tổng quan
Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm cây có củ có nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ. Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Nam Mỹ là trung tâm đa dạng của dong riềng nhưng châu Á, châu Úc và châu Phi là những nơi trồng và sử dụng dong riềng nhiều nhất (Cecil, 1992; Hermann, 1999). Dong riềng được gọi bằng một số tên khác nhau như Queenland Arrowroot, Canna Indica (L.), Canna Edulis (Kerr- Gawl) (Cecil,1992).
Tính cấp thiết
Vùng Trung du miền núi phía bắc Việt Nam - địa bàn đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu của Đại học Thái Nguyên gồm 16 tỉnh với diện tích 10.313.876 ha (chiếm 31% diện tích toàn quốc), dân số 13.291.000 (40% là người dân tộc thiểu số) chiếm 15,1% dân số cả nước. Vùng Trung du, miền núi phía Bắc được xác định là vùng có tiềm năng lớn về phát triển nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, nông lâm nghiệp của vùng có nhiều thay đổi nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển của của nhà nước và địa phương
Mục tiêu
Xác định được kỹ thuật canh tác phù hợp nâng cao năng suất và chất lượng dong riềng trong sản xuất miến dong.
Nội dung
- Tổ chức hội nghị đầu bờ để đánh giá và khuyến cáo kết quả.
PP nghiên cứu
- Điều tra, thu thập số liệu về tình hình sản xuất dong riềng tại một số huyện trên địa bàn
Hiệu quả KTXH
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở dữ liệu khoa học là tiền đề cho các nhà khoa học nghiên cứu tiếp theo ứng dụng trong nghiên cứu và sản xuất ở những vùng sản xuất dong riềng
ĐV sử dụng
Nông dân vùng nghiên cứu
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)