Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề xuất
Tên đề xuất Nghiên cứu mô hình can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động y tế trường học về tai mũi họng tại các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên
Người đề xuất Trần Duy Ninh
Cơ quan phối hợp Đại học Y-Dược
Loại Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực Y học
Ngày gửi 15/03/2012
Kinh phí dự kiến N/A
Thời gian thực hiện 24(Tháng)
Mục tiêu

  1. Đánh giá thực trạng về năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động của cán bộ y tế trường học.

2. Nâng cao được kiến thức, thái độ và thực hành của cán bộ y tế trường học trong công tác chăm sóc và quản lý bệnh tai mũi họng.

Nội dung

1. Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng chủ đích: Toàn bộ cán bộ y tế trường học trong các trường tiểu học tại thành phố Thái Nguyên.

- Đối tượng nghiên cứu phụ trợ: Cán bộ chuyên trách y tế trường học của phòng giáo dục - đào tạo và hiệu trưởng hoặc hiệu phó của các trường tiểu học.

2. Địa điểm nghiên cứu: Các trường tiểu học thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên.

3. Phương pháp nghiên cứu: đề tài áp dụng 2 phương pháp nghiên cứu:

3.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá thực trạng về năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động của cán bộ y tế trường học.

3.2. Nghiên cứu can thiệp: Tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành cho cán bộ y tế trường học trong công tác chăm sóc và quản lý bệnh tai mũi họng.

Các bước tiến hành:

- Phỏng vấn, quan sát nhằm đánh giá thực trạng về năng lực chuyên môn trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu về tai mũi họng tại trường học.

- Phỏng vấn, quan sát nhằm đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở Y tế trường học cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu về tai mũi họng.

- Biên soạn tài liệu chuyên môn (bao hàm cả lý thuyết và thực hành) về tai mũi họng phù hợp với nhiệm vụ và năng lực của cán bộ Y tế trường học.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ Y tế trường học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu về tai mũi họng.

- Tổ chức thực hành tại trường tiểu học về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu về tai mũi họng.

- Tham quan, kiến tập, dự giờ truyền thông, tư vấn

- Bồi dưỡng cho cán bộ y tế trường học một số kỹ năng:

Lập kế hoạch và tư vấn cho cán bộ lãnh đạo nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe.

Tổ chức, giám sát, quản lý sức khỏe cho học sinh.

Truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh.

Tư vấn cho học sinh và các bậc phụ huynh về công tác phòng và điều trị bệnh tai mũi họng.

- Giám sát các hoạt động can thiệp

4. Đánh giá kết quả nghiên cứu: Trên 2 đối tượng

- Đối với cán bộ Y tế trường học: Dựa trên sự thay đổi kiến thức, thái độ - thực hành ở hai thời điểm trước và sau can thiệp.

- Đối với cán bộ chuyên trách y tế trường học của phòng giáo dục - đào tạo và hiệu trưởng hoặc hiệu phó của các trường tiểu học: Đánh giá về hiệu quả mô hình hoạt động.

5. Thu thập số liệu

6. Xử lý số liệu, viết báo cáo tổng kết

7. Nghiệm thu các cấp

Kết quả dự kiến

- 02 bài báo khoa học

- 05 hướng dẫn SVNCKH

-

Tải file Nghiên cứu mô hình can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động y tế trường học về tai mũi họng tại các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên tại đây

Tài liệu đính kèm

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*