Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề xuất
Tên đề xuất Nghiên cứu truyện cổ Grimm trên thế giới và nhìn lại quá trình dịch, nghiên cứu truyện cổ Grimm ở Việt Nam
Người đề xuất Ôn Thị Mỹ Linh
Cơ quan phối hợp Đại học sư phạm
Loại Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực Văn học
Ngày gửi 26/03/2013
Kinh phí dự kiến N/A
Thời gian thực hiện 24(Tháng)
Mục tiêu

Đề tài của chúng tôi hướng tới việc giới thiệu những trường phái nghiên cứu truyện cổ nói chung và truyện cổ Grimm nói riêng trên thế giới, nêu ra lý thuyết và kết quả của từng trường phái. Đồng thời, điểm ra những xu hướng nghiên cứu truyện cổ Grimm mới hiện nay. Chúng tôi cũng hướng tới tổng kết và khái quát hóa lịch sử dịch thuật, nghiên cứu và tiếp nhận truyện cổ Grimm ở Việt Nam. 

Nội dung

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Nghiên cứu truyện cổ Grimm trên thế giới- các trường phái: lý thuyết và thành tựu

1.1.    Trường phái địa lý- lịch sử

1.1.1.     Những vấn đề lý thuyết chung

1.1.2.     Bảng chỉ dẫn type truyện của Aarne-Thompson

1.1.3.     Vận dụng bảng chỉ dẫn type truyện trong nghiên cứu truyện cổ Grimm

1.2.    Trường phái tâm lý học

1.2.1.     Những vấn đề lý thuyết của Sigmund Freud và Carl Gustav Jung

1.2.2.     Bruno Bettelheim và công trình nghiên cứu Việc sử dụng bùa mê: ý nghĩa và tầm quan trọng của truyện cổ tích (The Uses of Enchantment: The Meaning and Importance of Fairy Tales)

1.3.    Trường phái nhân chủng học

1.3.1.     Những vấn đề lý thuyết chung

1.3.2.     Các nhánh nhỏ và thành tựu trong nghiên cứu truyện cổ Grimm

1.4.    Trường phái xã hội học lịch sử

1.4.1.     Những vấn đề lý thuyết chung

1.4.2.     Công trình nghiên cứu của Jack Zipes

1.5.    Trường phái ngôn ngữ và văn học

1.5.1.     Những vấn đề lý thuyết chung

1.5.2.     Công trình nghiên cứu của Bottigheimer

 Chương 2: Những xu hướng nghiên cứu mới về truyện cổ Grimm    

2.1. Truyện cổ Grimm và lý thuyết nữ quyền

2.2.1. Lý thuyết nữ quyền trong nghiên cứu văn học

2.2.2. Trào lưu vận dụng lý thuyết nữ quyền trong nghiên cứu truyện cổ Grimm

2.2. Truyện cổ Grimm và truyền thông đa phương tiện

2.2.1. Truyền thông đa phương tiện trong bối cảnh văn hóa hậu hiện đại

2.2.2. Truyện cổ Grimm và phim ảnh

 

Chương 3: Quá trình dịch và nghiên cứu truyện cổ Grimm ở Việt Nam 

3.1. Dịch truyện cổ Grimm ở Việt Nam: từ 1960 đến nay

3.1.1. Khái quát quá trình dịch truyện cổ Grimm theo tiến trình thời gian

3.1.2. Dịch giả, quan điểm và xu hướng dịch

3.2. Nghiên cứu truyện cổ Grimm ở Việt Nam        

3.2.1. Tình hình nghiên cứu truyện cổ Grimm ở Việt Nam nói chung

3.2.2. Giao lưu văn hóa Đức- Việt và xu hướng nghiên cứu truyện cổ Grimm trong thời gian tới

Kết quả dự kiến

6.1. Sản phẩm khoa học:

      - 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước

      6.2. Sản phẩm đào tạo:

      - 02 sinh viên NCKH

      6.3. Sản phẩm ứng dụng

      - Tài liệu (60 trang) dùng làm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở hệ dại học.

Tải file Nghiên cứu truyện cổ Grimm trên thế giới và nhìn lại quá trình dịch, nghiên cứu truyện cổ Grimm ở Việt Nam tại đây

Tài liệu đính kèm

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*