Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên Dự báo chuỗi thời gian mờ sử dụng đại số gia tử
Lĩnh vực Tin học
Tác giả Vũ Như Lân, Nguyễn Tiến Duy, Trịnh Thúy Hà
Nhà xuất bản / Tạp chí Journal of science and technology - Thai Nguyen Universities Tập 122 Số 8 Năm 2014
Số hiệu ISSN/ISBN
Tóm tắt nội dung

 

Song, Chissom lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm mới về chuỗi thời gian mờ. Tuy nhiên mô hình tính toán nhóm quan hệ mờ trong mô hình dự báo  chuỗi thời gian mờ  quá phức tạp và  do đó độ chính xác của dự báo không cao. Chen đã thay đổi cách tính toán nhóm quan hệ mờ bằng các phép tính số học đơn giản để có được kết quả dự báo tốt hơn. Đại số gia tử (ĐSGT) là một tiếp cận mới được các tác giả N.C.Ho và W. Wechler  xây dựng vào những năm 1990, 1992 khi đưa ra một mô hình xử lí các giá trị ngôn ngữ của biến ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt so với tiếp cận mờ. Bài báo là sự tiếp tục những nghiên cứu ứng dụng ĐSGT trong lĩnh vực dự báo chuỗi thời gian mờ, một lĩnh vực mới đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới đi sâu nghiên cứu. Trên cơ sở chuỗi dữ liệu về số lượng sinh viên nhập học tại trường Đại học Alabama qua các năm 1971 đến 1992, bài báo đề xuất phương pháp dự  báo hoàn toàn mới dựa trên ĐSGT và so sánh với kết quả của Song, Chissom, Chen, Hwang và Huarng. Qua đó thấy rằng: sai số dự báo được đánh giá qua tiêu chuẩn bình phương trung bình (MSE) theo tiếp cận ĐSGT nhỏ hơn nhiều so với MSE trong mô hình dự báo chuỗi thời gian mờ củacác tác giả nêu trên. Song, Chissom lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm mới về chuỗi thời gian mờ. Tuy nhiên mô hình tính toán nhóm quan hệ mờ trong mô hình dự báo  chuỗi thời gian mờ  quá phức tạp và  do đó độ chính xác của dự báo không cao. Chen đã thay đổi cách tính toán nhóm quan hệ mờ bằng các phép tính số học đơn giản để có được kết quả dự báo tốt hơn. ĐSGT là một tiếp cận mới được các tác giả N.C.Ho và W. Wechler  xây dựng vào những năm 1990, 1992 khi đưa ra một mô hình xử lí các giá trị ngôn ngữ của biến ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt so với tiếp cận mờ. Bài báo là sự tiếp tục những nghiên cứu ứng dụng ĐSGT trong lĩnh vực dự báo chuỗi thời gian mờ, một lĩnh vực mới đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới đi sâu nghiên cứu. Trên cơ sở chuỗi dữ liệu về số lượng sinh viên nhập học tại trường Đại học Alabama qua các năm 1971 đến 1992, bài báo đề xuất phương pháp dự  báo hoàn toàn mới dựa trên ĐSGT và so sánh với kết quả của Song, Chissom, Chen, Hwang và Huarng. Qua đó thấy rằng: sai số dự báo được đánh giá qua MSE theo tiếp cận ĐSGT nhỏ hơn nhiều so với MSE trong mô hình dự báo chuỗi thời gian mờ của các tác giả nêu trên.