Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu quy trình nhân giống cây Sâm cao ly bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp nhà nước
Lĩnh vực nghiên cứu Sinh học
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Thị Tâm
Ngày bắt đầu 01/2015
Ngày kết thúc 12/2016

Tổng quan

Tính cấp thiết

Cây Nhân sâm, có tên khoa học là Panax gingsen C.A. Mey. Củ sâm có rất nhiều hình dạng, tư thế giống con người,  chính vì vậy củ sâm còn được gọi là Nhân Sâm. Sâm cao ly (còn gọi là nhân sâm Hàn Quốc) là nhân sâm tốt nhất và quý nhất. Nhân sâm cao ly từng được dùng là phương thuốc tốt nhất, đặc sản của nước Cao Ly - một quốc gia cổ đại của Hàn Quốc. Các vị hoàng đế xưa của Trung Hoa cho rằng, nhân sâm cao ly là một trong những vị thuốc quan trọng nhất trong vị thuốc giúp trường sinh bất lão.

Có rất nhiều loại nhân sâm: Nếu căn cứ vào nguồn khai thác có thể chia làm 3 loại là dã sơn sâm (sâm mọc tự nhiên, còn gọi là sâm rừng), nguyên sâm (sâm gieo trồng, còn gọi là sâm vườn); Cây nhân sâm thường mọc và phát triển ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp, sống nhiều năm mới cho củ sâm ở dưới đất.

Trong thành phần của nhân sâm có rất nhiều chất hóa học có tác dụng khác nhau, trong đó có rất nhiều vitamin và khoáng chất (các khoáng vi lượng quí), dồi dào chất chống oxy hóa, các saponin, các acid amin, protein… Tác dụng được biết đến từ lâu và được công nhận qua nghiên cứu khoa học đó là bối bổ cơ thể, làm tăng sức mạnh cơ bắp và tinh thần. Những người sau bệnh nặng giai đoạn hồi phục, bệnh mãn tính, người cao tuổi… thích hợp dùng nhân sâm nhưng phải theo liều lượng đựơc khuyến cáo. Theo một số nghiên cứu thì do nhân sâm chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có thể phòng ngừa một số bệnh như: ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh, chống căng thẳng, nâng sức đề kháng chống lại nhiễm trùng…

Theo thống kê của Tổng Công ty Dược Việt Nam cho thấy, tổng công ty đã nhập khẩu 182 loại Dược liệu với tổng khối lượng 18.300 tấn, với 81 loại nhập trên 100 tấn/loại. Trong đó, có 13 loại thuốc đi từ động vật và khoáng vật; 169 loại từ cây thuốc. Hiện nay, dược liệu tự sản xuất trong nước (bao gồm thu hái trong tự nhiên và trồng trọt) không đáp ứng đủ nhu cầu, mà 60% phải nhập khẩu. Có nhiều loài là những cây trồng sẵn có thế mạnh của Việt Nam cũng phải nhập từ nước khác.

Trước thực trạng trên, để thực hiện được phương châm lấy dược liệu làm nền tảng trong chiến lược phát triển của ngành Y - Dược. Một trong những trọng điểm của định hướng là đẩy mạnh công tác nhân giống và trồng trọt cây thuốc trên quy mô lớn, phát triển nguồn dược liệu hàng hoá phục vụ cho việc điều trị trong nước và xuất khẩu.

Mục tiêu

Tìm được quy trình nhân giống cây Sâm cao ly bằng phương pháp nuôi cây in vitro

Nội dung

- Nghiên cứu khử trùng tạo mẫu sạch ban đầu trong ống nghiệm.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng lên sự phát sinh hình thái cây sâm cao ly trong ống nghiệm.

- Nghiên cứu tạo cây hoàn chỉnh thông qua thăm dò ảnh hưởng của nồng độ NAA hoặc IBA.

- Nghiên cứu giá thể đưa cây ra môi trường tự nhiên

- So sánh hàm lượng saponin trong cây nuôi cấy in vitro và cây trồng trong tự nhiên.

Tải file Nghiên cứu quy trình nhân giống cây Sâm cao ly bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật tại đây

PP nghiên cứu

Hiệu quả KTXH

- Góp phần đào tạo học viên Cao học trình độ Thạc sĩ; Hướng dẫn sinh viên làm đề tài NCKH.

- Kết quả nghiên cứu được sử dụng làm tài liệu giảng dạy về kỹ thuật nhân giống cây dược liệu cho sinh viên và học viên cao học về lĩnh vực Công nghệ tế bào thực vật.

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*