Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DAO Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG
Lĩnh vực Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học
Tác giả Ngô Thị Lan Anh, Đàm Thị Uyên,
Nhà xuất bản / Tạp chí Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo Số 2 Năm 2014
Số hiệu ISSN/ISBN
Tóm tắt nội dung

Dân tộc Dao là một trong 54 dân tộc của Việt Nam, tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái… Ở Cao Bằng, người Dao cư trú chủ yếu ở các huyện miền Tây của tỉnh như: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Bảo Lâm... Trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo các gia đình người Dao ở nơi đây vẫn giữ được những nét đặc sắc của dân tộc mình thể hiện qua việc tổ chức các lễ: Lễ Chẩu đáng, Lễ Nhiàng chầm đao (Tết Nhảy), Lễ cấp sắc.. Thông qua các nghi lễ này, người Dao thắt chặt hơn ý thức tự giác tộc người, nhắc nhở con cháu nhớ tới cội nguồn, tổ tiên, ý thức tu dưỡng, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, không gian sinh hoạt văn hóa nghệ thuật cộng đồng nhờ đó cũng được mở rộng, phát triển. Song, hạn chế của các nghi lễ này là tính mê tín, và vẫn chịu ảnh hưởng sâu đậm của Đạo giáo.

Tải file TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DAO Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG tại đây