Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Thầy Tào người Tày ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Nghiên cứu qua một số trường hợp cụ thể)
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Khoa học
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học
Chủ nhiệm(*) Lương Thị Hạnh
Ngày bắt đầu 01/2015
Ngày kết thúc 12/2016

Tổng quan

Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về người Tày ở Việt Nam nói chung và đời sống tín ngưỡng của họ nói riêng đã được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình sau: 

Trước hết phải kể đến cuốn sách Văn hóa Tày - Nùng của các tác giả Lã Văn Lô, Hà Văn Thư; Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắccủa Hoàng Quyết và Tuấn Dũng; Các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam do tác giả Bế Viết Đẳng chủ biên; Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn của các tác giả Hà Văn Viễn, Lương Văn Bảo, Đàm Thị Uyên,…. Cuốn Văn hóa dân gian Tày của Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn, Vũ Tuấn Anh ; và đặc biệt trong một công trình mới xuất bản gần đây (2009) Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng của tác giả Nguyễn Thị Yên là một công trình nghiên cứu khá công phu về tín ngưỡng dân gian Tày – Nùng. Trong công trình này tác giả đã phân tích, tổng hợp, phân loại các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của người Tày, Nùng (Tào, Mo, Then, Pụt,..) trong sự giao lưu tiếp biến giữa các yếu tố văn hóa du nhập và yếu tố bản địa trong mối liên hệ giao lưu ảnh hưởng qua lại giữa các địa phương, giữa các ngành, dòng cúng khác nhau. Đặc biệt, tác giả cũng dành một phần khảo cứu riêng về con đường vào nghề, quá trình hành nghề và những kiêng kỵ của người làm thầy cúng, mô tả một số nghi lễ phổ biến như đám ma thầy Tào, lễ cấp sắc, lễ mừng thọ,… được thực hiện bởi các thầy Tào, Mo, Then, Pụt. Có thể nói, đây là một công trình đặc biệt có giá trị, cung cấp những luận cứ khoa học và những dẫn chứng xác đáng về tín ngưỡng dân gian Tày – Nùng, giúp chúng tôi đối chiếu với nguồn tư liệu thực tế trong quá trình nghiên cứu. 

Tính cấp thiết

Trong xã hội truyền thống của người Tày, thầy cúng có vai trò khá quan trọng, Trong làng bản ông ta là người giữ vai trò chủ trì những hoạt động nghi lễ của cộng đồng, là trung tâm thống nhất mối cộng cảm của cộng đồng. Đối với từng cá nhân hoặc gia đình, thầy cúng có vai trò quyết định những vấn đề trọng đại liên quan đến số phận của mỗi con người. Cho đến nay đặc điểm này vẫn còn thể hiện khá rõ và có tác động trực tiếp trong việc duy trì những nghi lễ và phong tục tập quán của đồng bào Tày. Do cư trú trong khu vực khá biệt lập, cách xa trung tâm nên nhìn chung cư dân Tày vẫn còn lưu giữ khá nhiều phong tục tập quán cổ truyền. Trong đó tâm lý trọng thị thầy cúng là một trong những tập tục còn lưu lại khá đậm nét trong đời sống của đồng bào.   

Người Tày cho rằng, các thầy cúng (gồm Tào, Mo, Then, Pụt) đều là con cháu của Ngọc Hoàng Thượng đế. Trong đó, thầy Tào là anh cả , Mo là anh thứ hai, Pựt là thứ ba và Then là em út. Ngọc Hoàng Thượng đế giao cho các con xuống trần gian đi cứu nhân độ thế, trị bệnh cứu người, để giúp người trần gian vượt qua những khó khăn, vướng mắc trong cuộc đời thông qua các nghi lễ cúng bái. 

Trên cơ sở lý do và nhận thức như vậy, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Thầy Tào người Tày ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Nghiên cứu qua một số trường hợp cụ thể) làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học năm 2015 

Mục tiêu

- Cung cấp cái nhìn toàn diện về thầy Tào người Tày ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ đời sống cá nhân, tiểu sử nghề nghiệp, con đường vào nghề và hành nghề đến thế giới thần linh của họ.

- Trên cơ sở phân tích khá đầy đủ đối tượng thầy Tào, để làm rõ đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Tày ở huyện Chợ Đồn và từng bước so sánh những yếu tố tương đồng, những nét riêng của đời sống tín ngưỡng người Tày ở huyện Chợ Đồn với người Tày ở các địa phương khác trong tỉnh và một số vùng lận cận. .

- Thông qua phân tích vai trò của thầy Tào trong cộng đồng người Tày trước đây cũng như hiện nay, đề tài đưa ra một số khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, ngành văn hóa nhằm phát huy vai trò của những người làm nghề thầy cúng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cộng đồng người Tày hiện nay. 

Nội dung

Đề tài gồm 3 chương 

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và khái quát về địa bàn nghiên cứu

Chương 2:  Con đường vào nghề và hành nghề thầy Tào

Chương 3: Vai trò của thầy Tào trong đời sống văn hóa tinh thần của người Tày    

Kết luận 

Phụ lục

Tải file Thầy Tào người Tày ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Nghiên cứu qua một số trường hợp cụ thể) tại đây

PP nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học, kết hợp với phương pháp hồi cố, phương pháp lịch sử, phân tích,...

Hiệu quả KTXH

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo giảng dạy và học tập cho cán bộ giảng viên, sinh viên bộ nôm Lịch sử, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách về văn hóa, xã hội, giáo dục, gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhất là chủ trương bảo tồn đội ngũ thầy cúng là người dân tộc thiểu số. 

ĐV sử dụng

Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*  

Các Đề tài - Dự án khác của Lương Thị Hạnh