Thông tin chung
Tên đề tài (*) | KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐỊA DANH LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU TƯỢNG NGƯỜI KHỔNG LỒ CỦA NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG |
Cơ quan chủ trì | Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Đại học Khoa học |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học |
Chủ nhiệm(*) | Chu Thị Vân Anh |
Ngày bắt đầu | 01/2011 |
Ngày kết thúc | 01/2012 |
Tổng quan
10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10.1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Biểu tượng là những thành tố văn hoá có từ thời nguyên thuỷ, có thể nói loài người sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta. Nghiên cứu Nhân học chính là nghiên cứu về hệ thống các biểu tượng đó. Đặc biệt, khi những biểu tượng đó gắn với thế giới tôn giáo tín ngưỡng thì chúng trở nên vô cùng phong phú, phức tạp và trở thành những sức mạnh to lớn đối với đời sống tinh thần của con người.
Tuy nhiên, sự ước lệ và ý nghĩa các biểu tượng được thể hiện và hiểu một các rất khác nhau ở các dân tộc, các châu lục cũng như ở phương Đông và phương Tây…
Nghiên cứu biểu tượng như một khoa học được sinh ra từ thập kỷ 60 –70 của thế kỷ XX. Đây là sự ra đời từ một phân ngành Nhân học từ một quá trình tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết Nhân học thế giới, như Nhân học xã hội của E. Durkheim, T. Parsons; Nhân học văn hoá của F. Boas, Mead… và đặc biệt Cấu trúc luận của Levi Strauss. Họ nghiên cứu Biểu tượng trong sự gắn kết chặt chẽ với sự phát triển tư duy, nhận thức xã hội và thế giới quan, là nghiên cứu nền tảng tinh thần của các dân tộc. Mỗi lý thuyết đều có cách tiếp cận riêng. Nhưng, đều có xu hướng coi biểu tượng là những yếu tố văn hoá gắn liền với thần thoại, các truyền thuyết tôn giáo và các nghi lễ truyền thống.
Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của Triết học, phải kể đến tác phẩm “Triết học các hình thái biểu tượng” của nhà triết học Đức Ernst Cassirer. Trong mỹ học, tác phẩm “Mỹ học” của Heghen được coi là tiêu biểu, trong đó biểu tượng được coi là một trong những thành tố quan trọng tạo nên những giá trị thẩm mỹ của các xã hội tiền giai cấp.
Biểu tượng còn được tập hợp lại để xây dựng thành từ điển, tiêu biểu là công trình “Từ điển biểu tượng văn hoá Thế giới” của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã nêu những nét khái quát về thuật ngữ “biểu tượng”, cũng như nguyên nhân ra đời, nội dung và những đặc trưng của biểu tượng.
Cùng với đó còn có tác phẩm “Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại” của Lue Benoist như một bản tóm tắt về những vấn đề của biểu tượng và bước đầu có sự phân biệt giữa khái niệm “biểu tượng” với những khái niệm khác như khái niệm “biểu trưng”, “dấu hiệu”…
Sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành dân tộc học, nhân học văn hoá, xã hội học, công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm thần bí và biểu tượng ở người nguyên thuỷ” của nhà triết học, xã hội học người Pháp Lucien Lévy - Bruhl đã tập hợp được một khối lượng tư liệu dân tộc học phong phú. Tác giả đã tập trung phân tích nguồn gốc của biểu tượng, gắn với những đặc điểm tư duy của người nguyên thuỷ mà tác giả gọi là “tư duy tiền logic”.
Tìm hiểu cội nguồn của biểu tượng, gắn với tín ngưỡng và tư duy nguyên thuỷ còn phải đề cập đến một số tác phẩm như: “Các hình thái tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng” của X.A.Tocarev và “Văn hoá nguyên thuỷ” của E.B.Taylor.
10.2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Vấn đề nghiên cứu và giải mã biểu tượng ở nước ta còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu biểu tượng thường được lồng trong các công trình nghiên cứu văn hoá dân gian, nhất là về lễ hội, trong mỹ thuật cổ, về tín ngưỡng và tâm thức dân gian.
Dưới góc độ tiếp cận về lý thuyết, có công trình nghiên cứu của Đoàn Văn Chúc “Văn hoá học”, Phạm Đức Dương “Từ văn hoá đến văn hoá học” và Bùi Quang Thắng “30 thuật ngữ nghiên cứu văn hoá” đã bắt đầu có sự tiếp cận trực tiếp với khái niệm “biểu tượng”. Trong công trình của mình, các tác giả đã dành hẳn ra những chương mục cụ thể trình bày nghiên cứu khái quát về “biểu tượng”, trong đó chủ yếu tập trung giải thích một cách hệ thống về mặt thuật ngữ cũng như nguồn gốc, những đặc trưng cơ bản của biểu tượng..
Về vấn đề xác định lý thuyết biểu tượng, phải kể đến luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Hậu và Bùi Thị Thanh Mai. Hai luận án trên bên cạnh việc đưa ra những nét khái quát nhất trong lý thuyết về biểu tượng còn áp dụng vào thực tiễn nhằm giải mã một hiện tượng, biểu tượng cụ thể. Dưới góc độ triết học và văn hoá học Nguyễn Văn Hậu đã đưa ra những kiến giải khá đầy đủ về lý thuyết biểu tượng. Điều này rất có ích cho nghiên cứu của chúng tôi sau này.
Ngoài ra, còn có một số công trình nhằm “giải mã” biểu tượng cụ thể, như: Nguồn gốc và sự phát triển của biểu tượng, kiến trúc và ngôn ngữ Đông Sơn của Tạ Đức, Biểu tượng rồng, văn hoá và những câu chuyện của Nam Việt. Các tác giả không chỉ dừng lại làm rõ khung lý thuyết của biểu tượng mà còn áp dụng nó vào một đối tượng cụ thể. Tuy khía cạnh tiếp cận cũng như phương pháp giải mã biểu tượng có khác nhau nhưng đây được coi là những công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện về một “biểu tượng” cụ thể trong văn hoá cũng như trong kiến trúc truyền thống của Việt Nam.
Trên các tạp chí chuyên ngành cũng xuất hiện nhiều bài viết về biểu tượng của tác giả Phan Đăng Nhật, Nguyễn Khắc Xương, Tạ Đức, Nguyễn Văn Hậu, Mai Văn Hai, Trang Thanh Hiền, Nguyễn Ngọc Mai, Vũ Trường Giang, Bùi Thị Hoa, Bùi Xuân Tiệp, Nguyễn Kim Hoa, Huỳnh Ngọc Trảng, Hoàng Lương…Các tác giả tập trung nghiên cứu những biểu tượng cụ thể trong văn hoá các tộc người nhằm bước đầu giải mã chúng. Tuy chưa phải là những chuyên luận sâu, tiếp cận đầy đủ những khía cạnh của biểu tượng nhưng những bài báo trên cũng góp phần làm rõ hơn những lý thuyết về nghiên cứu biểu tượng đối với những đối tượng cụ thể trong văn hoá tộc người.
Không tập trung nghiên cứu về một loại hình biểu tượng cụ thể hay nhằm đưa ra những nét khái quát về thuật ngữ này, nhưng đâu đó trong các công trình nghiên cứu văn hoá cũng đã phần nào đề cập đến vấn đề này. Chủ yếu các tác giả tập trung giải mã những biểu tượng quen thuộc trong văn hoá truyền thống Việt Nam, như tác phẩm “Thần, người và đất Việt” của Tạ Chí Đại Trường, “Về nguồn văn hoá cổ truyền Việt Nam” của Đông Phong, “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, “Văn hoá Việt Nam đa tộc người” của GS.Đặng Nghiêm Vạn, “Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” của cố GS. Trần Quốc Vượng, “Bản sắc văn hoá Việt Nam” của GS.Phan Ngọc…Hình tượng quen thuộc được các tác giả đưa ra giải mã là hình ảnh “con rồng cháu tiên” thể hiện sự thống nhất trong lịch sử cũng như văn hoá của dân tộc. Bên cạnh đó là những biểu tượng liên quan đến các thành tố cơ bản của văn hoá như ăn, mặc, ở, đi lại…mang tính phổ biến của các tộc người.
Trong ngành Dân tộc học nước ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu về các vị thần khổng lồ. Điển hình là công trình “Người anh hùng làng Dóng” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1969. Trong công trình này, Cao Huy Đỉnh nhà nghiên cứu Văn học Dân gian đã tiếp cận nhân vật của mình dưới góc độ Dân tộc học một cách hệ thống. Thánh Dóng với ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần yêu nước, bảo vệ cho nền độc lập dân tộc cùng với sức mạnh quật khởi của toàn dân tộc, đã trở thành biểu tượng đại diện cho sức mạnh, cho văn hoá của cả dân tộc Việt Nam, là một trong Tứ bất tử trong tâm thức của người dân Việt.
Cho đến nay, ngoài cuốn sách của Cao Huy Đỉnh chưa có một công trình nghiên cứu nào về các vị thần khổng lồ. Trong khi đó, đây là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu về quá trình lịch sử tộc người, thế giới quan, nhân sinh quan cũng như tâm tư, nguyện vọng của con người trong buổi đầu lịch sử, khi mà sử liệu thành văn chưa xuất hiện.
10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10.1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Biểu tượng là những thành tố văn hoá có từ thời nguyên thuỷ, có thể nói loài người sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta. Nghiên cứu Nhân học chính là nghiên cứu về hệ thống các biểu tượng đó. Đặc biệt, khi những biểu tượng đó gắn với thế giới tôn giáo tín ngưỡng thì chúng trở nên vô cùng phong phú, phức tạp và trở thành những sức mạnh to lớn đối với đời sống tinh thần của con người.
Tuy nhiên, sự ước lệ và ý nghĩa các biểu tượng được thể hiện và hiểu một các rất khác nhau ở các dân tộc, các châu lục cũng như ở phương Đông và phương Tây…
Nghiên cứu biểu tượng như một khoa học được sinh ra từ thập kỷ 60 –70 của thế kỷ XX. Đây là sự ra đời từ một phân ngành Nhân học từ một quá trình tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết Nhân học thế giới, như Nhân học xã hội của E. Durkheim, T. Parsons; Nhân học văn hoá của F. Boas, Mead… và đặc biệt Cấu trúc luận của Levi Strauss. Họ nghiên cứu Biểu tượng trong sự gắn kết chặt chẽ với sự phát triển tư duy, nhận thức xã hội và thế giới quan, là nghiên cứu nền tảng tinh thần của các dân tộc. Mỗi lý thuyết đều có cách tiếp cận riêng. Nhưng, đều có xu hướng coi biểu tượng là những yếu tố văn hoá gắn liền với thần thoại, các truyền thuyết tôn giáo và các nghi lễ truyền thống.
Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của Triết học, phải kể đến tác phẩm “Triết học các hình thái biểu tượng” của nhà triết học Đức Ernst Cassirer. Trong mỹ học, tác phẩm “Mỹ học” của Heghen được coi là tiêu biểu, trong đó biểu tượng được coi là một trong những thành tố quan trọng tạo nên những giá trị thẩm mỹ của các xã hội tiền giai cấp.
Biểu tượng còn được tập hợp lại để xây dựng thành từ điển, tiêu biểu là công trình “Từ điển biểu tượng văn hoá Thế giới” của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã nêu những nét khái quát về thuật ngữ “biểu tượng”, cũng như nguyên nhân ra đời, nội dung và những đặc trưng của biểu tượng.
Cùng với đó còn có tác phẩm “Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại” của Lue Benoist như một bản tóm tắt về những vấn đề của biểu tượng và bước đầu có sự phân biệt giữa khái niệm “biểu tượng” với những khái niệm khác như khái niệm “biểu trưng”, “dấu hiệu”…
Sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành dân tộc học, nhân học văn hoá, xã hội học, công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm thần bí và biểu tượng ở người nguyên thuỷ” của nhà triết học, xã hội học người Pháp Lucien Lévy - Bruhl đã tập hợp được một khối lượng tư liệu dân tộc học phong phú. Tác giả đã tập trung phân tích nguồn gốc của biểu tượng, gắn với những đặc điểm tư duy của người nguyên thuỷ mà tác giả gọi là “tư duy tiền logic”.
Tìm hiểu cội nguồn của biểu tượng, gắn với tín ngưỡng và tư duy nguyên thuỷ còn phải đề cập đến một số tác phẩm như: “Các hình thái tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng” của X.A.Tocarev và “Văn hoá nguyên thuỷ” của E.B.Taylor.
10.2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Vấn đề nghiên cứu và giải mã biểu tượng ở nước ta còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu biểu tượng thường được lồng trong các công trình nghiên cứu văn hoá dân gian, nhất là về lễ hội, trong mỹ thuật cổ, về tín ngưỡng và tâm thức dân gian.
Dưới góc độ tiếp cận về lý thuyết, có công trình nghiên cứu của Đoàn Văn Chúc “Văn hoá học”, Phạm Đức Dương “Từ văn hoá đến văn hoá học” và Bùi Quang Thắng “30 thuật ngữ nghiên cứu văn hoá” đã bắt đầu có sự tiếp cận trực tiếp với khái niệm “biểu tượng”. Trong công trình của mình, các tác giả đã dành hẳn ra những chương mục cụ thể trình bày nghiên cứu khái quát về “biểu tượng”, trong đó chủ yếu tập trung giải thích một cách hệ thống về mặt thuật ngữ cũng như nguồn gốc, những đặc trưng cơ bản của biểu tượng..
Về vấn đề xác định lý thuyết biểu tượng, phải kể đến luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Hậu và Bùi Thị Thanh Mai. Hai luận án trên bên cạnh việc đưa ra những nét khái quát nhất trong lý thuyết về biểu tượng còn áp dụng vào thực tiễn nhằm giải mã một hiện tượng, biểu tượng cụ thể. Dưới góc độ triết học và văn hoá học Nguyễn Văn Hậu đã đưa ra những kiến giải khá đầy đủ về lý thuyết biểu tượng. Điều này rất có ích cho nghiên cứu của chúng tôi sau này.
Ngoài ra, còn có một số công trình nhằm “giải mã” biểu tượng cụ thể, như: Nguồn gốc và sự phát triển của biểu tượng, kiến trúc và ngôn ngữ Đông Sơn của Tạ Đức, Biểu tượng rồng, văn hoá và những câu chuyện của Nam Việt. Các tác giả không chỉ dừng lại làm rõ khung lý thuyết của biểu tượng mà còn áp dụng nó vào một đối tượng cụ thể. Tuy khía cạnh tiếp cận cũng như phương pháp giải mã biểu tượng có khác nhau nhưng đây được coi là những công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện về một “biểu tượng” cụ thể trong văn hoá cũng như trong kiến trúc truyền thống của Việt Nam.
Trên các tạp chí chuyên ngành cũng xuất hiện nhiều bài viết về biểu tượng của tác giả Phan Đăng Nhật, Nguyễn Khắc Xương, Tạ Đức, Nguyễn Văn Hậu, Mai Văn Hai, Trang Thanh Hiền, Nguyễn Ngọc Mai, Vũ Trường Giang, Bùi Thị Hoa, Bùi Xuân Tiệp, Nguyễn Kim Hoa, Huỳnh Ngọc Trảng, Hoàng Lương…Các tác giả tập trung nghiên cứu những biểu tượng cụ thể trong văn hoá các tộc người nhằm bước đầu giải mã chúng. Tuy chưa phải là những chuyên luận sâu, tiếp cận đầy đủ những khía cạnh của biểu tượng nhưng những bài báo trên cũng góp phần làm rõ hơn những lý thuyết về nghiên cứu biểu tượng đối với những đối tượng cụ thể trong văn hoá tộc người.
Không tập trung nghiên cứu về một loại hình biểu tượng cụ thể hay nhằm đưa ra những nét khái quát về thuật ngữ này, nhưng đâu đó trong các công trình nghiên cứu văn hoá cũng đã phần nào đề cập đến vấn đề này. Chủ yếu các tác giả tập trung giải mã những biểu tượng quen thuộc trong văn hoá truyền thống Việt Nam, như tác phẩm “Thần, người và đất Việt” của Tạ Chí Đại Trường, “Về nguồn văn hoá cổ truyền Việt Nam” của Đông Phong, “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, “Văn hoá Việt Nam đa tộc người” của GS.Đặng Nghiêm Vạn, “Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” của cố GS. Trần Quốc Vượng, “Bản sắc văn hoá Việt Nam” của GS.Phan Ngọc…Hình tượng quen thuộc được các tác giả đưa ra giải mã là hình ảnh “con rồng cháu tiên” thể hiện sự thống nhất trong lịch sử cũng như văn hoá của dân tộc. Bên cạnh đó là những biểu tượng liên quan đến các thành tố cơ bản của văn hoá như ăn, mặc, ở, đi lại…mang tính phổ biến của các tộc người.
Trong ngành Dân tộc học nước ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu về các vị thần khổng lồ. Điển hình là công trình “Người anh hùng làng Dóng” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1969. Trong công trình này, Cao Huy Đỉnh nhà nghiên cứu Văn học Dân gian đã tiếp cận nhân vật của mình dưới góc độ Dân tộc học một cách hệ thống. Thánh Dóng với ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần yêu nước, bảo vệ cho nền độc lập dân tộc cùng với sức mạnh quật khởi của toàn dân tộc, đã trở thành biểu tượng đại diện cho sức mạnh, cho văn hoá của cả dân tộc Việt Nam, là một trong Tứ bất tử trong tâm thức của người dân Việt.
Cho đến nay, ngoài cuốn sách của Cao Huy Đỉnh chưa có một công trình nghiên cứu nào về các vị thần khổng lồ. Trong khi đó, đây là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu về quá trình lịch sử tộc người, thế giới quan, nhân sinh quan cũng như tâm tư, nguyện vọng của con người trong buổi đầu lịch sử, khi mà sử liệu thành văn chưa xuất hiện.
Tính cấp thiết
Văn học dân gian nói chung và thần thoại nói riêng là nguồn sử liệu quý giá phản ánh sinh hoạt vật chất và tinh thần của cộng đồng người trong giai đoạn đầu của lịch sử. Với sự ra đời của các sáng tác dân gian đó chứng tỏ bước phát triển nhất định trong tư duy, trong nhận thức và khẳng định khả năng sáng tạo duy nhất có ở con người. Tuy ở những thang bậc khác nhau trong tiến trình phát triển chung của lịch sử, nhưng hầu hết các tộc người ở nước ta đều có một kho tàng văn học dân gian quý giá, trở thành bản sắc văn hoá riêng của mỗi tộc người. Trong số những sáng tác giai đoạn đầu đó đều có những câu chuyện về những vị thần sáng tạo, những người có công khai sơn phá thạch, tạo dựng cuộc sống cho muôn vật, trong đó có con người.
Người khổng lồ là một trong rất nhiều biểu tượng mà các dân tộc sáng tạo ra trong quá trình hình thành và phát triển của mình. Theo tiến trình phát triển của lịch sử, lực lượng sản xuất ngày càng đóng vai trò to lớn và quan trọng trong quá trình hình thành loài người. Cùng với sự kính cẩn sùng bái các lực lượng tự nhiên và thần linh, đồng thời con người cũng bắt đầu cảm thấy sức mạnh của bản thân, họ cho rằng mình chính là trung tâm của mọi hiện tượng trong tự nhiên. Mọi hiện tượng và hoạt động trong tự nhiên đã được nhân cách hoá theo khuôn mẫu con người. Chính họ đã thần thánh hoá sức mạnh của bản thân mình, bởi với người nguyên thuỷ sức mạnh vô biên của tự nhiên cũng chính là sức mạnh của bản thân con người.
Trong nghiên cứu văn học dân gian, đặc biệt là về đề tài những vị thần khổng lồ đã được nghiên cứu khá nhiều. Các công trình sưu tầm, biên soạn về vốn văn học dân gian của các tộc người ở nước ta, trong đó phần lớn là những câu chuyện về các vị thần sáng tạo nằm trong lớp thần thoại đầu tiên của các tộc người. Tuy nhiên, những công trình đó mới dừng lại ở mức độ thống kê, biên soạn lại và phân tích ở khía cạnh văn học.
Trong ngành Dân tộc học nước ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu về các vị thần khổng lồ. Điển hình là công trình “Người anh hùng làng Dóng” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1969. Trong công trình này, Cao Huy Đỉnh nhà nghiên cứu Văn học Dân gian đã tiếp cận nhân vật của mình dưới góc độ Dân tộc học một cách hệ thống. Thánh Dóng với ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần yêu nước, bảo vệ cho nền độc lập dân tộc cùng với sức mạnh quật khởi của toàn dân tộc, đã trở thành biểu tượng đại diện cho sức mạnh, cho văn hoá của cả dân tộc Việt Nam, là một trong Tứ bất tử trong tâm thức của người dân Việt.
Cho đến nay, ngoài cuốn sách của Cao Huy Đỉnh chưa có một công trình nghiên cứu nào về các vị thần khổng lồ. Trong khi đó, đây là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu về quá trình lịch sử tộc người, thế giới quan, nhân sinh quan cũng như tâm tư, nguyện vọng của con người trong buổi đầu lịch sử, khi mà sử liệu thành văn chưa xuất hiện.
Trên cơ sở nhận thức như vậy, tôi mạnh dạn tiếp cận vấn đề: Khảo sát một số địa danh liên quan đến biểu tượng người khổng lồ của người Tày ở Cao Bằng. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu khảo cứu về các địa danh mang dấu ấn của những vị thần khổng lồ cũng như những dấu ấn của những vị thần đó trong đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của người Tày ở Cao Bằng. Đây là một đề tài vừa mới mẻ lại vừa gần gũi, thân quen. Bởi hình tượng các vị thần buổi khai thiên lập địa luôn gắn liền với đời sống văn hoá của mỗi cá nhân, mỗi tộc người. Đối với mỗi người dân nước Việt nói chung, có lẽ không ai là không biết bà Nữ Oa, ông Tứ Tượng, ông Đùng, bà Đoàng, ông Thánh Dóng…Còn đối với người Tày Cao Bằng nói riêng, Pú Luông - Slao Cải đã chính là hiện thân cho đời sống của người Tày trong buổi đầu đến khai phá vùng đất cổ Cao Bằng, là niềm tự hào của cả tộc người. Nhưng dưới góc độ tiếp cận Nhân học văn hoá để “giải mã” biểu tượng này thì lại còn là một khoảng trống. Do vậy mà nhiệm vụ cũng như yêu cầu đặt ra cho tác giả đề tài là khá khó bởi làm mới những cái đã cũ là cả một vấn đề về cả phương pháp và cách tiếp cận. Nhưng cũng không thể phủ nhận đây là một hướng đề tài thú vị, đặc biệt lại được nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết Nhân học biểu tượng.
Mục tiêu
Đề tài tập trung khảo cứu về các địa danh có dấu ấn của người khổng lồ đã được đề cập đến trong thần thoại của tộc người Tày Cao Bằng. Trên cơ sở đó, chúng tôi mong muốn tiếp cận với quá trình lịch sử của tộc người Tày ở Cao Bằng nói riêng và người Tày ở vùng Đông Bắc nói chung. Từ khía cạnh tiếp cận về mặt địa vực cư trú sẽ phần nào thể hiện những đặc trưng văn hoá của tộc người.
Nội dung
Nội dung nghiên cứu (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết)
Chương 1: Người Tày ở Cao Bằng
1.1. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của địa vực cư trú.
1.2. Quá trình lịch sử của người Tày ở Cao Bằng.
1.3. Đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội của người Tày Cao Bằng
Chương 2: Dấu ấn của các vị thần khổng lồ
trong đời sống người Tày Cao Bằng
2.1. Hình ảnh các vị thần khổng lồ trong tâm thức của người Tày
2.1.1. Các truyện kể dân gian của người Tày về đề tài những vị thần khổng lồ.
2.1.2. Mẫu số chung của các vị thần theo truyện kể dân gian.
2.2. Những địa danh gắn liền với biểu tượng người khổng lồ ở Cao Bằng
2.3. Những nghi lễ, tín ngưỡng dân gian liên quan đến người khổng lồ.
Chương 3: Giải mã biểu tượng người khổng lồ
trong đời sống của người Tày Cao Bằng
3.1. Ý nghĩa về mặt lịch sử
3.2. Ý nghĩa về mặt xã hội.
3.3. Ý nghĩa về mặt văn hoá
PP nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điền dã Dân tộc học. Đây là phương pháp sẽ được chúng tôi sử dụng chính để đi sâu tìm hiểu đời sống của các đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng. Trên cơ sở đó khai thác nguồn tư liệu đang tồn tại ở các tộc người liên quan đến đề tài.
- Kỹ thuật phỏng vấn sâu:. Đây là phương pháp sẽ được chúng tôi sử dụng tích cực để đi sâu tìm hiểu đời sống của các đồng bào Tày ở Cao Bằng. Trên cơ sở đó tìm hiểu về tâm tư, tình cảm của những cư dân này về vai trò, vị trí của các vị thần khổng lồ trong đời sống văn hoá của tộc người trong quá khứ cũng như hiện tại. Thông qua đó thấy được sức sống của một biểu tượng văn hoá trong cộng đồng cũng như lí do cho sự tồn tại của nó. Điều đó sẽ được chính người dân lý giải.
- Tiếp cận lý thuyết về nhân học biểu tượng trên cơ sở tổng hợp và khái quát về lý thuyết biểu tượng của một số tác giả nước ngoài và Việt Nam. Từ đó áp dụng vào giải quyết những vấn đề cụ thể của đề tài “Khảo sát một số địa danh liên quan đến biểu tượng người khổng lồ của người Tày ở Cao Bằng”.
- Thu thập và tổng hợp về biểu tượng người khổng lồ trong kho tàng văn học dân gian của các tộc người ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam cũng như trên thế giới thông qua những công trình sưu tầm, biên soạn về văn học dân gian sẵn có. Trên cơ sở những nguồn tư liệu sẵn có, phải có sự phê phán khách quan, phân tích định tính, đối chiếu, so sánh giữa các dị bản trong quá trình sử dụng.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh với biểu tượng người khổng lồ ở các tộc người khác (cả trong nước và thế giới) cũng sẽ được sử dụng một các tích cực.
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: tận dụng những nguồn tư liệu từ các nguồn: văn học thành văn, văn học truyền miệng, ngôn ngữ học, địa lý học, dân tộc học... để nghiên cứu có cái nhìn đa chiều và toàn diện.
Hiệu quả KTXH
ĐV sử dụng
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)