Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1997 – 2012
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Khoa học
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học
Chủ nhiệm(*) Đoàn Thị Yến
Ngày bắt đầu 01/2014
Ngày kết thúc 12/2015

Tổng quan

Ngoài nước

- Nghiên cứu về vấn đề phát triển giáo dục phổ thông đã được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng đất nước, tiêu biểu như các nhà khoa học Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

 Trong nước

 

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Trong những tác phẩm đó đã đề cập đến những nội dung như: vai trò, hiện trạng của giáo dục phổ thông ở Việt Nam; chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với giáo dục - đào tạo, trong đó có giáo dục phổ thông...

 Những công trình nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam

Bộ giáo dục và đào tạo (1986), “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 -1985)”, Nhà xuất bản Giáo dục: Cuốn sách đã nêu ra những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục, trong đó có đề cập đến tình hình giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Mặc dù tác giả không đi sâu vào ngành giáo dục phổ thông nhưng cuốn sách đã cung cấp những tài liệu quan trọng, nhất là những số liệu thống kê và tình hình giáo dục phổ thông  của Việt Nam 10 năm sau ngày thống nhất đất nước.

Bộ giáo dục và đào tạo (1995), “50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945 -1995), Nhà xuất bản giáo dục. Trong cuốn sách này, tác giả đã khái quát về bức tranh giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1995, trong đó có ngành giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 -1995. Cuốn sách đã cung cấp những tài liệu cơ bản về đường lối, chính sách và tình hình phát triển giáo dục phổ thông và những đánh giá, nhận xét về giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này.

Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1999), “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội: Cuốn sách đã trình bày tính chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung hệ thống giáo dục của Việt Nam, mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Qua đó, tác giả đã nêu ra những phương hướng để phát triển giáo dục ở Việt Nam.

Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2002), “Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tài liệu này đã nêu bật được những chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học. Từ đó xuất hiện những nhân tố mới, những kinh nghiệm hữu ích để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối giáo dục và đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đặng Thị Thanh Huyền (2001), “Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực -những bài học thực tiễn từ Nhật Bản”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội: toàn bộ cuốn sách thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả về giáo dục phổ thông Nhật Bản cũng như chiến lược phát triển kinh tế của đất nước này. Điều đó được thể hiện xuyên suốt qua 4 chương của cuốn sách với một cấu trúc chặt chẽ, hợp lý, đảm bảo logic của cuốn sách. Tác giả của cuốn sách đã phân tích rõ sự tiến triển về chiến lược giáo dục trong mối quan hệ với các yêu cầu phát triển kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cuốn sách là đã khái quát một cách cụ thể và khá toàn diện chặt chẽ giữa giáo dục phổ thông với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Nhật Bản. Những kinh nghiệm quan trọng của người Nhật Bản trong cách giải quyết có hiểu quả mối quan hệ giữa giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được phân tích khái quát thành ba bài học chủ yếu. Qua đó, tác giả đã đưa ra các gợi ý cho Việt Nam với ý tưởng muốn vận dụng những kinh nghiệm đó vào hoàn cảnh nước nhà.

 Hồ Chí Minh (1972),  “Bàn về công tác giáo dục”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu bật vai trò quan trọng của công tác giáo dục. Đặc biệt tác phẩm đã khái quát, phản ánh sự cần thiết của một nền giáo dục dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, tác giả - với cương vị là Chủ tịch nước còn có nhiều bài viết, nhiều thư gửi các thầy cô giáo và các em học sinh để nói về giáo dục.

 Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền (2004), “Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới”, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Ở tác phẩm này, các tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trung học phổ thông đối với mối quốc gia, biểu hiện ở chỗ: giáo dục trung học đóng góp tích cực và tối ưu cho sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Với yêu cầu phát triển toàn diện, người lao động dù học lên đại học học hoặc sớm đi vào cuộc sống lao động, nữ cũng như nam đều phải được hình thành những giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn cùng với những kiến thức khoa học kĩ thuật, năng lực sang tạo. Họ không chỉ có năng lực góp phần đẩy mạnh sự phát triển quốc gia mà còn phải có tiềm năng sinh lợi từ những thành quả của sự phát triển đó. Cuối cùng, tác giả đi đến nhấn mạnh: trong bối cảnh hiện nay, giáo dục trung học phổ thông có tầm quan trọng ngày càng lớn trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thực tế đòi hỏi phải tăng cường hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông.

Lê Văn Giạng (2003), “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, đã dành một phần nhỏ mô tả hoạt động của nền giáo dục Việt Nam thời kỳ thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1975 đến năm 2000). Tình hình giáo dục phổ thông của Việt Nam được tác giả đề cập một cách khái lược.

            Những công trình chuyên khảo trên đã khái quát được lịch sử của nền giáo dục Việt Nam; thực trạng của nền giáo dục Việt Nam. Từ đó, các tác giả đưa ra những định hướng phát triển nền giáo dục đất nước.Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập cụ thể đến tình hình, thực trạng của riêng bậc giáo dục phổ thông.

Những công trình khoa học có đề cập đến chủ trương giáo dục - đào tạo của Đảng

Về vấn đề giáo dục” tập hợp những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, 1977. “Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Tổng Bí thư Đỗ Mười, NXB Giáo dục, 1996. “Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, vững bước tiến vào thế kỷ XXI” của Lê Khả Phiêu, NXB Chính trị Quốc gia, 1998. Phạm Văn Đồng, Về vấn đề giáo dục - đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Tác giả của những tài liệu này là những người giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước nên có thể nói những tác phẩm này chính là cơ sở tư tưởng và lí luận cho chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục đã và đang tiến hành ở Việt Nam.

Những công trình nghiên cứu về giáo dục địa phương cụ thể

Dưới góc độ khoa học lịch sử, những năm gần đây đã có một số luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu về sự lãnh đạo của một số Đảng bộ địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo. Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam viết về lĩnh vực này như: Phạm Thị Hồng Thiết, “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006”, luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; Nguyễn Thị Hồng Hạnh, “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996 - 2006”, luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; Lương Thị Hoè, “Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo (1991 - 2000)” , luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998; Nguyễn Viết Cường, (2006), Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lãnh đạo phát triển Giáo dục và Đào tạo từ năm 1986 đến năm 2005, luận văn Thạc sỹ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sảnViệt Nam, Học viện Chính trị, Hà Nội. Trần Đình Cường, (2007), Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo phát triển Giáo dục và Đào tạo từ năm 1996 đến năm 2006, luận văn Thạc sỹ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị, Hà Nội. Những luận văn nêu trên đã phân tích yêu cầu khách quan về phát triển GD và ĐT trên từng địa bàn của từng tỉnh, đã đi sâu vào phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ từng tỉnh.

Những công trình có nghiên cứu đến tình hình giáo dục của tỉnh Thái Nguyên

Năm 2003, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 1936 - 1965”. Các tác giả phản ánh lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, trong đó đề cập khái quát về giáo dục Thái Nguyên. Tuy nhiên các tác giả mới chỉ dừng lại ở một vài con số về trường lớp và số lượng học sinh giai đoạn lịch sử 1936 - 1965. Mặc dù vậy, những số liệu thống kê mà tác giả trình bày là những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu GDPT Thái Nguyên.

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Sở GD - ĐT biên soạn cuốn “Quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010”. Cuốn sách nêu ra thực trạng toàn cảnh ngành giáo dục Thái Nguyên, từ đó có những dự báo, quy hoạch giáo dục - đào tạo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010. Tuy nhiên, tác phẩm chưa đề cập cụ thể và hệ thống về GDPT.

Sở GD - ĐT tỉnh Thái Nguyên biên soạn cuốn: “Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên thành tựu và chiến lược phát triển”. Cuốn sách đã khôi phục toàn cảnh về GD - ĐT tỉnh Thái Nguyên, nhưng chủ yếu là những hình ảnh về giáo dục.

Năm 2004, trong luận văn Thạc sĩ “Xây dựng và phát triển quy hoạch giáo dục Mầm non và phổ thông tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010”, tác giả Ngô Thượng Chính đã phản ánh thực trạng và dự báo sự phát triển cảu GD -ĐT tỉnh Thái Nguyên.

Năm 2005, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 1965 - 2000”. Tác phẩm phản ánh khái quát tình hình giáo dục của tỉnh từ năm 1965 đến năm 2000.

Luận văn nghiên cứu về tình hình giáo dục tỉnh Thái Nguyên

Năm 2005, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử của tác giả Nguyễn Minh Tuấn:“Giáo dục phổ thông Thái Nguyên từ khi tái lập tỉnh đến nay (1997 - 2005)”. Trong luận văn này, tác giả đã trình bày toàn diện và hệ thống về GDPT tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2005. Tuy nhiên, tác giả chưa đi phân tích về những chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông, đặc biệt là trong giai đoạn 2006 - 2012.

Năm 2006, luận văn Thạc sỹ Lịch sử của tác giả Lý Trung Thành, đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục -đào tạo từ năm 1997 đến 2005”. Luận văn trình bày một cách hệ thống về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp GD - ĐT giai đoạn 1997 - 2005. Tác giả chưa khảo cứu cụ thể về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với sự nghiệp GDPT, đặc biệt là trong giai đoạn 2006 - 2012

Nhìn một cách khái quát, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2012. Do vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ góp phần làm sáng rõ sự nghiệp giáo dục phổ thông của Thái Nguyên trong giai đoạn này dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.

Tính cấp thiết

Mục tiêu

Nội dung

PP nghiên cứu

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*