Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu đặc trưng tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số khu vực Đông Bắc Việt Nam
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Giáo dục học - Tâm lý học
Chủ nhiệm(*) Phùng Thị Hằng
Ngày bắt đầu 04/2010
Ngày kết thúc 08/2012

Tổng quan

 

       - Những tư tưởng về Tâm lý học dân tộc đã được đề cập tới trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như Herodot, Hypocrat, Taxit (thời Cổ đại), I.G. Herder (thế kỷ XVIII), Lazarus (thế kỷ XIX)… Chẳng hạn, A.A Potebnhia (1835 - 1891) đã đưa ra quan điểm độc đáo khi nghiên cứu bản chất tâm lý của ngôn ngữ. Theo ông, ‘‘chính ngôn ngữ quy định phương thức hoạt động trí tuệ và do các dân tộc khác nhau có ngôn ngữ khác nhau nên hình thành suy nghĩ bằng phương pháp riêng của mình’’ (theo Tamlyhoc.net, 22 tháng 7 năm 2009).

      - Ngày nay, do sự phát triển của Tâm lý học dân tộc trong hơn một thế kỷ qua, do sự phát triển của kinh tế - xã hội của các quốc gia và toàn cầu đã làm cho nội dung nghiên cứu của Tâm lý học dân tộc trở nên đa dạng và gắn liền với thực tiễn cuộc sống hơn. Theo đó, các khía cạnh của Tâm lý học dân tộc cũng được nhìn nhận một cách sâu sắc, toàn diện và hệ thống hơn. Các nhà Tâm lý học cho rằng, ‘‘việc tìm kiếm các đặc trưng dân tộc, trong đó có cả các đặc trưng tâm lý đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ giữa con người (từ quan hệ giữa các cá nhân đến quan hệ giữa các quốc gia) thì hoàn toàn cần thiết nghiên cứu khía cạnh tâm lý của yếu tố dân tộc’’ (T.G. Stefanenko, ‘‘Tâm lý học dân tộc’’, 2006).

     - Các công trình nghiên cứu xã hội hóa trẻ em hiện nay cho thấy, sự phát triển xúc cảm, trí tuệ của trẻ chịu ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc mà đứa trẻ là thành viên của nó. ‘‘Chính kỹ năng mà trẻ sử dụng hằng ngày trong các nền văn hóa khác nhau đã ảnh hưởng tới việc sử dụng các thao tác cụ thể để giải quyết các bài toán ở lứa tuổi đó’’ (T.G. Stefanenko, sđd)…

    - Ở nước ta Tâm lý học dân tộc là một lĩnh vực còn mới mẻ. Song, cũng có thể kể tới một số nghiên cứu cụ thể về các khía cạnh của tâm lý dân tộc trong mấy năm gần đây. Chẳng hạn, ‘‘Những yếu tố tâm lý dân tộc ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay’’ (dự án điều tra cơ bản từ tháng 6/2002 đến 6/2004 do GS.TS Vũ Dũng làm chủ nhiệm), ‘‘Tìm hiểu tâm trạng và nguyện vọng của các dân tộc ở Tây Nam Bộ’’ (đề tài NCKH cấp Bộ từ 2004 đến 2005 do GS. TS Đỗ Long làm chủ nhiệm), ‘‘Những đặc điểm tâm lý cơ bản của cộng đồng người ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực này’’ (đề tài NCKH cấp Nhà nước từ 2004 đến 2005 do GS. TS Vũ Dũng làm chủ nhiệm)… Những công trình này đã đề cập tới các yếu tố tâm lý dân tộc như : nhận thức của các dân tộc, tri giác giữa các dân tộc, tính cách dân tộc, tâm trạng và nguyện vọng của các dân tộc..

        - Tuy nhiên, cho tới nay vấn đề đặc trưng tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Đông Bắc Việt Nam nói chung và học sinh DTTS ở khu vực này nói riêng vẫn còn là khoảng trống ít được quan tâm nghiên cứu.

      Những vấn đề nêu trên đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài nhằm góp phần vào chiến lược phát triển con người ở các tỉnh miền núi phía Bắc và cả nước.

Tính cấp thiết

- Lứa tuổi học sinh phổ thông là giai đoạn có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc đời của mỗi con người. Giáo dục phổ thông là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu cho việc đào tạo trẻ em trở thành những con người có nhân cách phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của xã hội và của đất nước.

  - Chất lượng giáo dục phổ thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó năng lực hiểu học sinh (một thành tố của năng lực sư phạm của nhà giáo dục) có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, trên cơ sở hiểu được đặc điểm tâm lý của học sinh, nhà giáo dục sẽ lựa chọn được những biện pháp giáo dục và dạy học phù hợp, có hiệu quả.

   - Các kết quả nghiên cứu về vấn đề phát triển giáo dục nhà trường, trong đó có vùng DTTS ở trong nước và ngoài nước; vấn đề chất lượng giáo dục phổ thông với những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập đã thôi thúc việc mở rộng phạm vi nghiên cứu về tâm lý dân tộc nói chung, về đặc trưng tâm lý của học sinh DTTS nói riêng trên toàn quốc như một nhiệm vụ có tính chất lý luận và thực tiễn.

   - Khu vực Đông Bắc Việt Nam bao gồm các tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn… là địa bàn cư trú của nhiều DTTS như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ… Do những đặc điểm về điều kiện sống, môi trường văn hóa - giao tiếp…, học sinh DTTS có những nét riêng về tâm lý (về nhận thức, về tình cảm, về tính cách…). Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và thiết lập các mối quan hệ của các em ở nhà trường. Thực tế cho thấy, “vì không xác định được mục tiêu học tập, nhận thức chưa đúng mức về tầm quan trọng của học tập, mạng lưới trường lớp yếu và thiếu cùng các tập tục cổ hủ là những nguyên nhân khiến học sinh vùng dân tộc bỏ học rất nhiều” (theo báo Hanoi.net, 19/4/2008). Mặt khác, “theo đánh giá của Bộ GD & ĐT thì giáo dục dân tộc còn yếu kém về nhiều mặt như: đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, các hình thức và nội dung giáo dục đặc thù chưa phát triển vững chắc…” (theo báo Dân trí, 18/4/2008)…

  - Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về đặc trưng tâm lý của học sinh DTTS khu vực Đông Bắc Việt Nam tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả, góp phần phát triển giáo dục phổ thông ở miền núi và cả nước. Có thể nói, đây là mảng đề tài cần được nghiên cứu đầy đủ hơn.

Mục tiêu

Phác họa một số nét đặc trưng cơ bản về giao tiếp, về nhận thức và định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh DTTS khu vực Đông Bắc Việt Nam; đề xuất các giải pháp giáo dục học sinh DTTS, đồng thời có một số khuyến nghị đối với các cấp quản lý giáo dục và giáo viên.

Nội dung

Tổng quan vấn đề nghiên cứu đặc trưng tâm lý của học sinh DTTS trong và ngoài nước.

Xây dựng cơ sở lý luận về đặc trưng tâm lý của học sinh DTTS.

Xây dựng bộ công cụ để nghiên cứu, phát hiện đặc trưng tâm lý của học sinh DTTS.

Đánh giá thực trạng một số đặc trưng tâm lý của học sinh DTTS khu vực Đông Bắc Việt Nam.

Đề xuất các giải pháp giáo dục học sinh DTTS.

Đề xuất các khuyến nghị đối với các cấp quản lý giáo dục và giáo viên về vấn đề giáo dục học sinh DTTS

Tải file Nghiên cứu đặc trưng tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số khu vực Đông Bắc Việt Nam tại đây

PP nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp điều tra viết; quan sát; đàm thoại, phỏng vấn sâu; nghiên cứu chân dung tâm lý; nghiên cứu sản phẩm họat động... để xác định, đo đạc các đặc trưng tâm lí của học sinh DTTS, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển tâm lý của học sinh và các vấn đề khác có liên quan; sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm khai thác ý kiến chuyên gia trong việc nghiên cứu lý luận, xây dựng bộ công cụ khảo sát và phân tích thực trạng.

Ngoài ra, sử dụng phương pháp thống kê và sử dụng các kỹ thuật xử lý số liệu trên máy tính để định lượng các kết quả thu được. 

Hiệu quả KTXH

Những kết quả nghiên cứu thực trạng, các giải pháp và khuyến nghị đề xuất giúp cho các trường sư phạm, các sở giáo dục và đào tạo, các trường phổ thông ở các tỉnh miền núi có căn cứ đề điều chỉnh hoạt động quản lý, hoạt động giảng dạy và giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục học sinh.

Sách tham khảo là tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục và sinh viên các khoa cơ bản từ Đại học Sư phạm ở môn học: Tâm lý học và Tâm lý học trẻ em.

Đề tài là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

ĐV sử dụng

- Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.

- Các trường Cao đẳng Sư phạm thuộc các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang

- Các trường phổ thông ở khu vực Đông Bắc Việt Nam.

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Các trường phổ thông của tỉnh Thái Nguyên Bùi Cường - Giám đốc Sở GD & ĐT Thái Nguyên
STT Tên người tham gia
1 PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào
2 Th.s Trịnh Thị Thuận
3 Th.s Phạm Văn Cường
4 Th.s Ngô Giang Nam

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(2)

Thân chào các Thầy Cô và nhóm NCKH

Xin chào Thầy, Cô và nhóm NCKH! Lời đầu tiên xin cảm ơn vì bài NCKH rất hay và có ý nghĩa, nó thật sự cấp thiết. Em - những sinh viên khoa kiến trúc, trường đại học Xây Dựng đang có dự án từ thiện xây dựng trường tiểu học tại xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - nơi cư trú của dân tộc H'Mông và Tày. Nếu được mong Thầy, Cô và nhóm NCKH gửi bào cáo NCKH để chúng em tham khảo! Địa chỉ mail: svtnkientruc@gmail.com Em xin chân thành cảm ơn!

(21/01/2013 12:50:47)
 
gui co !

co oi? co cho em hoi vay? dac diem tam ly cua hoc sinh tieu hoc nguoi dan toc thjieu so la nhung khia canh nao ah? em cam on co nhieu mong co giai dap giup ah

(29/09/2012 10:12:49)
 

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*