Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan chủ trì | Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Đại học sư phạm |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Giáo dục học - Tâm lý học |
Chủ nhiệm(*) | Trần T Minh Huế |
Ngày bắt đầu | 05/2011 |
Ngày kết thúc | 12/2012 |
Tổng quan
Tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước
Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Tại Hoa Kỳ, tư vấn học đường được bắt nguồn từ phong trào hướng nghiệp vào đầu thế kỷ 20 bởi Jesse B. Davis. Ông được xem là người đầu tiên cung cấp một chương trình học có hướng dẫn một cách hệ thống. Tiếp bước của Jesse B. David, Frank Parons là người sáng lập ra ngành hướng dẫn tư vấn nghề ở Mỹ, ông đã xuất bản cuốn sách “Cẩm nang hướng nghiệp” nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra cách bắt đầu và xây dựng một nghể nghiệp thành công và hiệu quả. Ông luôn mong muốn công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp được đưa vào trường học. Năm 1940 Carl Rogers nhấn mạnh vào việc giúp đỡ các mối quan hệ trong trường học. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nghề tư vấn học đường.
Năm 1953 hiệp hội các nhà tư vấn tâm lý học đường Hoa Kỳ (ASCA) tham gia vào APGA – tiền thân của hiệp hội tư vấn tâm lý Hoa Kỳ hiện nay. Năm 1962 cuốn sách “The Counselor in a Changing World” của tác giả Wrenn đã định chế hóa các mục tiêu của tư vấn học đường. Năm 1964 ASCA phát triển các vai trò và chức năng dành cho các nhà tư vấn học đường.
Cuối những năm 1990, Pat Martin – một giáo viên toán học kiêm cố vấn học đường tại Mỹ cùng với tổ chức giáo dục The Trust thiết lập một dự án về tư vấn học đường chủ yếu nhằm vào việc rút ngắn những khoảng cách, những cản trở để đi đến thành công trong cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên. Kể cả những trẻ em da màu, trẻ song ngữ, trẻ bị khuyết tật. Dự án của Martin tập trung vào tư vấn cho học sinh, cha mẹ, người giám hộ...
Năm 1997, tiêu chuẩn quốc gia dành cho các chương trình tư vấn học đường (National Standards for School Counseling Programs) ra đời và kể từ đó ngành tư vấn học đường được xem như là đã hoàn thiện. Hiện nay, hiệp hội các nhà tư vấn học đường Hoa Kỳ (ASCA) được xem là nguồn tham khảo và kiểu mẫu cho chương trình tư vấn tâm lý học đường của hầu hết các nước trên thế giới.
Các kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cần phát triển cho sinh viên một phần nào đó nằm trong nhóm các kỹ năng mềm và việc giáo dục các kỹ năng mềm cho người học được các nước trên thế giới quan tâm rất nhiều trong những năm gần đây vì vậy tài liệu nghiên cứu về đề này rất phong phú.
Trong tài liệu “Tập huấn tham vấn cơ bản dành cho cộng đồng” của unicef cũng đề cập đến vấn đề phân biệt giữa tư vấn và tham vấn, các kỹ năng tham vấn…đây đều là những tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Hoạt động tư vấn học đường được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau, dưới góc độ tư vấn của giáo viên chủ nhiệm lớp cho hoạt động tự quản của tập thể học sinh, được tác giả Hà Nhật Thăng khai thác trong “ Công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông” , NXB Giáo dục,năm 2004.
Kỹ năng tư vấn được tác giả Nguyễn Văn Hộ khai thác dưới góc độ kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho sinh viên trong tuyển tập các tình huống sư phạm, NXBGD năm 2001.
Tác giả Lê Hồng Sơn nghiên cứu phát triển kỹ năng sống cho sinh viên dưới dạng kỹ năng hoạt động xã hội, luận văn ths năm 2006.
Bùi Văn Quân khai thác kỹ năng tư vấn và chăm sóc tâm lý với chuyên đề phát triển chuyên môn liên tục, kỹ năng hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lý cho giáo viên THCS, tài liệu tập huấn phát triển năng lực giáo viên THCS, năm 2010. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc. Đề tài cấp Bộ B2009.
Phát triển kỹ năng hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên thông qua dạy học môn Giáo dục học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “ Nghiên cứu giảng dạy và ứng dụng Tâm lý học – Giáo dục học trong thời kỳ hội nhập”, năm 2010.
Hình thành và phát triển kỹ năng tư vấn cho sinh viên Sư phạm của Đại học Thái Nguyên, tác giả Tạ Thị Ánh luận văn ths năm 2011.
Tính cấp thiết
Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những yếu tố then chốt trong cải cách giáo dục của các quốc gia trên thế giới hiện nay là sự phát triển mang tính chuyên nghiệp của đội ngũ giáo viên. Các quốc gia đều nhận thức được rằng: giáo viên không chỉ là một trong những biến số cần được thay đổi để phát triển, hoàn thiện nền giáo dục của họ mà giáo viên còn là tác nhân thay đổi quan trọng nhất. Vai trò kép nêu trên của người giáo viên trong cải cách giáo dục làm cho vấn đề phát triển hệ thống giáo viên chuyên nghiệp hay phát triển nghề nghiệp giáo viên được xác định như một khó khăn, thách thức đối với mọi cuộc cải cách giáo dục và khiến cho nó nhận được sự quan tâm lớn trong những năm qua. Vấn đề này không chỉ được chính đội ngũ giáo viên quan tâm mà còn được sự quan tâm của các nhà quản lý trong công tác đào tạo giáo viên hiện nay ở các trường Sư phạm.
Vì vậy bên cạnh việc phát triển kỹ năng giảng dạy cho giáo sinh thì việc phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo sinh là một nhiệm vụ không thể thiếu vắng của nhà trường Sư phạm và ngành Giáo dục. Trong những năm qua theo cách tư duy, cách làm truyền thống các trường Sư phạm quan tâm nhiều đến việc trang bị tri thức chuyên môn và kỹ năng giảng dạy, ít quan tâm đến trang bị kỹ năng mềm như kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý, kỹ năng giáo dục học sinh vv... Do đó chất lượng đào tạo chưa cao, người học còn tỏ ra lúng túng khi bước vào thực tế nghề nghiệp khi gặp phải tình huống giáo dục xảy ra. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu: “Phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên Đại học Thái Nguyên”.
Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên và thực trạng kỹ năng tư vấn, hỗ trợ tâm lý của giáo sinh trường ĐHTN hiện nay, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên sư phạm thuộc ĐHTN góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới.
Nội dung
+ Xây dựng khung lý thuyết phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên Đại học Sư phạm, đại học Thái Nguyên.
+ Khảo sát thực trạng phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
+ Xây dựng quy trình tư vấn, chăm sóc tâm lý học sinh và tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cho sinh viên theo quy trình, xây dựng hệ thống các biện pháp phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Tải file Phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên Đại học Thái Nguyên tại đây
PP nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá để thao tác hoá hệ thống lý luận của đề tài.
Tiến hành các phương pháp điều tra bằng alkét, phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm, phỏng vấn để khảo sát thực trạng kỹ năng tư vấn và chăm sóc tâm lý của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN.
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia, phương pháp khảo nghiệm để khẳng định tính khả thi của các biện pháp phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ để xử lý các kết quả nghiên cứu.
Hiệu quả KTXH
Đánh giá giá trị khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã xây dựng các khái nhiệm công cụ có tính mới so với giáo dục hiện nay đó là khái niệm chăm sóc tâm lý, tư vấn người học và xây dựng khung lý thuyết cho hoạt động tư vấn, chăm sóc tâm lý học sinh, phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý học sinh cho sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN và khảo sát đnhs giá thực trạng phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý học sinh cho sinh viên ở trường ĐHSPTN, trên cơ sở đó xây dựng quy trình bồi dưỡng kỹ tư vấn, chăm sóc tâm lý học sinh và tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cho sinh viên theo quy trình xây dựng và đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được ứng dụng trong quá trình rèn luyện kỹ năng cho sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN.
Đánh giá hiệu quả đạt được của đề tài:
- Về giáo dục, đào tạo: Bổ thêm hệ thống lý luận giáo dục và đào tạo về phát triển nhân cách người giáo viên trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, tiến hành ứng dụng trong đào tạo sinh viên sư phạm về kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý, là tài liệu tham khảo cho học viên cao học, nghiên cứu sinh Giáo dục học, Quản lý giáo dục . Đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ, học viên cao học, sinh viên tham gia đề tài.
- Về kinh tế - xã hội: đóng góp của kết quả nghiên cứu vào quá trình đào tạo ở trường sư phạm và hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong hoạt động tư vấn và dạy kỹ năng mềm của Viện NCKT&XHNVMN.
ĐV sử dụng
- Viện NCKT&XHNVMN.
- Trường ĐHSP - ĐHTN
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)