Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Quy trình hình thành kỹ năng thực hành sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện |
Cơ quan chủ trì | Đại học sư phạm |
Cơ quan thực hiện | Đại học sư phạm |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Giáo dục học - Tâm lý học |
Chủ nhiệm(*) | Nguyễn Ngọc Hiếu |
Ngày bắt đầu | 01/2012 |
Ngày kết thúc | 12/2013 |
Tổng quan
Ngoài nước
X.I.Kixegof với công trình “Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện giáo dục đại học”, hay công trình “Những vấn đề đào tạo giáo dục đại học” do A.I.Piscounôv chủ biên… các tác phẩm cho phép xem xét lại vấn đề tổ chức và nội dung của công tác thực hành - thực tập sư phạm nói chung và vấn đề của công tác tập luyện các kỹ năng giảng dạy nói riêng cho sinh viên trong các trường ĐHSP ở Liên Xô trước đây.
“The process of learning” của J.B.Bigss và R.Tellfer (1987), “Beginning teaching” của K.Barry và L.King (1993) đang được sử dụng như là các giáo trình thực hành lý luận dạy học trong đào tạo giáo viên ở Australia.
Cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 của thế kỉ 20 ở Mỹ và Canada, giáo dục đào tạo dựa trên năng lực thực hiện được ứng dụng rộng rãi trong dạy nghề. Bộ giáo dục Mỹ đã tiếp tục ủng hộ hoạt động của đào tạo dựa trên năng lực thực hiện thông qua việc thành lập tổ chức liên kết quốc gia của các trung tâm giáo dục dựa trên năng lực thực hiện.
Cuối thập kỉ 80 của thế kỉ 20, ở Australia đã bắt đầu một cuộc cải cách đào tạo, thiết lập một hệ thống đào tạo dựa trên năng lực thực hiện, tạo ra phương pháp dựa trên năng lực thực hiện cho việc công nhận các kĩ năng của người nhập cư, thành lập hội đồng đào tạo quốc gia để xúc tiến việc xây dựng tiêu chuẩn năng lực thực hiện ổn định trong toàn quốc.
Trong nước
Chương trình, Quy chế thực hành - thực tập sư phạm đã được Bộ Giáo dục (cũ) ban hành thống nhất cho tất cả các trường ĐHSP, đã nhiều lần được sửa đổi bổ sung (1961, 1974, 1982, 1986).
TS. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ trì) với đề tài lớn: “Hệ đào tạo giáo viên PTTH theo hình thức tự học có hướng dẫn, kết hợp với thực tập dài hạn tại trường phổ thông”, Chỉ thị 34/CT - 1987 - Bộ Giáo dục, đã biên soạn một số tài liệu hướng dẫn sinh viên hệ đào tạo này thực hành giảng dạy.
Năm 1987, Nguyễn Quang Uẩn với công trình “Vấn đề rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên”. Công trình nhằm hướng dẫn sinh viên dưới góc độ lí luận trong việc rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm.
Năm 1993, Bùi Ngọc Hồ với những nghiên cứu về công tác TTSP của sinh viên và đưa ra tài liệu “Hỏi – đáp về TTSP”, tài liệu nhằm giúp cho sinh viên có những hiểu biết cơ bản về hoạt động TTSP của họ tại các trường phổ thông.
Năm 1996, Trần Anh Tuấn với luận án “Xây dựng quy trình tập luyện các kĩ năng giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành thực tập sư phạm”, Công trình đã đưa ra các quy trình tập luyện nhằm hình thành cho sinh viên hệ thống các kĩ năng giảng dạy cơ bản, trên cơ sở đó có thể đạt hiệu quả cao trong các bài lên lớp.
Năm 1997, Nguyễn Đình Chỉnh với công trình “Vấn đề thực tập sư phạm” đã chỉ rõ những hạn chế cũng như có những giải pháp nhằm tác động trong công tác TTSP của sinh viên.
TS Nguyễn Đình Chỉnh – TS Phạm Trung Thanh với công trình “Kiến tập và Thực tập sư phạm” (2001), tác giả Nguyễn Hoàng Long với cuốn “Đề cương môn học Thực tập sư phạm” (2004), đây là những tài liệu trang bị cho sinh viên những cơ sở lí luận và những kĩ năng nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động TTSP.
Năm 1992, Luận án “Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn Giáo dục học và Quy trình rèn luyện các kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục” của tác giả Nguyễn Như An được coi là một công trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống về vấn đề luyện tập các kỹ năng giảng dạy ở đại học sư phạm.
Kỷ yếu “Hội thảo giáo dục NVSP trong quy trình đào tạo mới”, ĐHSP Vinh, 1991.
Kỷ yếu “ Kế hoạch TTSP tập trung và rèn luyện NVSP thường xuyên”, ĐHSP 2, 1992.
Năm 2007, Viện nghiên cứu giáo dục với hội thảo: “Công tác thực tập sư phạm tại các trường Sư phạm”. Hội thảo đánh giá thực trạng công tác tổ chức TTSP hiện nay của các trường Sư phạm về nội dung, hình thức tổ chức, quan hệ phối hợp rường Sư phạm với trường phổ thông và cơ quan quản lí giáo dục các cấp ở địa phương, những khó khăn và thuận lợi. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác TTSP của các trường Sư phạm về các mặt; những điểm cần đổi mới cần bổ sung về nội dung, phương pháp tổ chức, quan hệ phối hợp giữa trường sư phạm với trường phổ thông, trường mầm non và các cơ quan quản lí giáo dục các cấp ở địa phương, chế độ chính sách, cơ chế… để góp phần nâng cao chất lượng TTSP và những vấn đề khác liên quan đến công tác TTSP. Cũng tại Hội thảo, cuốn kỉ yếu “Trường thực hành với vấn đề đào tạo nghiệp vụ của các trường sư phạm” đề cập đến vai trò của trường thực hành sư phạm trong việc rèn luyện và chuẩn hoá kĩ năng nghiệp vụ cho sinh viên.
Nguyễn Minh Châu với đề tài luận án Tiến sĩ Giáo dục “Các giải pháp nâng cao kỹ năng thực hành cho cao đẳng kỹ thuật nông nghiệp”. Nguyễn Quang Việt với đề tài luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục “Xây dựng quy trình và công cụ đánh giá trong dạy học thực hành nghề theo năng lực thực hiện”. Nguyễn Ngọc Hùng với luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục “Các giải pháp đổi mới dạy học thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kĩ thuật”…
Trên cơ sở phân tích tổng quan của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vấn đề tổ chức thực hành sư phạm cho sinh viên theo tiếp cận năng lực thực hiện là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tính cấp thiết
Quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm là một quá trình tổ chức có kế hoạch, theo một mục đích nhất định, trong một thời gian liên tục và có hệ thống. Thực hành sư phạm là một giai đoạn quan trọng nhằm kiểm tra sự chuẩn bị về mặt lí luận và thực tiễn của giáo sinh đối với việc độc lập công tác của họ, hình thành những kỹ năng quan trọng trong việc sáng tạo, giải quyết những công việc của cá nhân người giáo viên tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, qua khảo sát sơ bộ thực tiễn chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những thuận lợi còn tồn tại làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hành thực tập sư phạm của sinh viên, cũng như ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kỹ năng, chuyên môn, lý tưởng nghề nghiệp của họ. Mặt khác, với chương trình đào tạo hiện nay, việc tổ chức thực hành TTSP của sinh viên có những yêu cầu mới, đòi hỏi họ phải độc lập khẳng định năng lực cá nhân trên cơ sở những gì đã được trang bị.
Xây dựng quy trình hình thành kỹ năng thực hành sư phạm cho sinh viên trường Sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện là một hướng đi mới, góp phần nâng cao chất lượng quá trình TTSP cũng như chất lượng quá trình đào tạo giáo viên tại các cơ sở Sư phạm.
Mục tiêu
- Tìm hiểu thực trạng thực hành thực tập sư phạm.
- Xây dựng quy trình hình thành kỹ năng tổ chức thực hành sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện.
Nội dung
Nội dung nghiên cứu
Phần 1: Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6 . Phạm vi giới hạn của đề tài
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Đóng góp mới của đề tài
9. Cấu trúc của đề tài
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề tổ chức thực hành sư phạm cho sinh theo tiếp cận năng lực thực hiện
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu ngoài nước
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên tại các cơ sở đào tạo sư phạm
1.2.2. Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên của sinh viên
1.2.3. Thực hành – TTSP
1.2.4. Quy trình thực hành sư phạm
1.2.5. Năng lực thực hiện
1.3. Quá trình tổ chức thực hành sư phạm cho sinh viên theo tiếp cận năng lực thực hiện
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hành sư phạm cho sinh viên theo tiếp cận năng lực thực hiện
2.1 Vài nét về khách thể điều tra.
2.2 Một số vấn đề chung về khảo sát thực trạng
2.2.1 Mục đích khảo sát
2.2.2 Đối tượng khảo sát
2.2.3 Nội dung khảo sát
2.2.4 Phương pháp khảo sát
2.3 Kết quả nghiên cứu
2.3.1 Thực trạng tổ chức thực hành sư phạm cho sinh viên theo tiếp cận năng lực thực hiện
2.3.2 Nguyên nhân của thực trạng
Chương 3: Quy trình tổ chức kỹ năng thực hành sư phạm cho sinh viên theo tiếp cận năng lực thực hiện
3.1 Các nguyên tắc xây dựng quy trình hình thành kỹ năng thực hành sư phạm cho sinh viên theo tiếp cận năng lực thực hiện
3.2 Quy trình chung
3.3 Quy trình cụ thể
3.4 Thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Mục đích thực nghiệm
3.4.2. Nội dung thực nghiệm
3.4.3. Phương pháp thực nghiệm
3.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị
Tải file Quy trình hình thành kỹ năng thực hành sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện tại đây
PP nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để xây dựng hệ thống lý luận của đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra bằng Ankét
+ Phương pháp quan sát hoạt động thực hành thực tập sư phạm của SV
+ Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
+ Phương pháp thực nghiệm
+ Tổng kết kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục NVSP
- Phương pháp hỗ trợ:
+ Trò chuyện, xin ý kiến chuyên gia
+ Phương pháp toán học thống kê, đồ thị, lập bảng phân phối…
Hiệu quả KTXH
Đề tài giúp cho các cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên có cơ sở lý luận và thực tiễn để tổ chức thực hành sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo giáo viên.
ĐV sử dụng
Các cơ sở đào tạo giáo viên, quản lý giáo dục.
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)