Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài antidesma
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Khoa học
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Hóa - Công nghệ thực phẩm
Chủ nhiệm(*) Phạm Thế Chính
Ngày bắt đầu 01/2010
Ngày kết thúc 12/2012

Tổng quan

Trên thế giới có một số nghiên cứu về hóa học và hoạt tính sinh học chi Antidesma. Nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy các cây thuộc chi này chứa các chất thuộc nhóm alkaloid, coumarinolignan, megastigmane, lignan glucoside, benzopyrannone, axit ferulic và đặc biệt rất giàu các polyphenol, ngoài ra còn có tinh dầu. Các chất ankaloit phân lập được từ chi Antidesma có khả năng chống nấm tốt, các chất polyphenol có khả năng chống oxi hóa mạnh. Tinh dầu của một loài Antidesma có khả năng chống ký sinh trùng sốt rét. Dưới đây là danh mục các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Antidesma.

[1]. Antidesmanol - a new pentacyclic triterpenoid from Antidesma menasu Miq. ex. Tul, Rizvi, S. H.; Shoeb, A.; Kapil, R. S.; Popli, S. P. , Experientia (1980), 36(2), 146-7

[2]. Lupeolactone, a new β-lactone from Antidesma pentandrum Merr , Kikuchi, Hiroyuki; Tensho, Akira; Shimizu, Iwao; Shiokawa, Hideaki; Kuno, Atsushi; Yamada, Seiichiro; Fujiwara, Takaji; Tomita, Kenichi , Chemistry Letters (1983), (4), 603-6

[3]. Constituents of some Asian medicinal plants , Taylor, W. C. , Pure and Applied Chemistry (1994), 66(10/11), 2375-8.

[4].  Antidesmone, a novel type isoquinoline alkaloid from Antidesma membranaceum (Euphorbiaceae) , Buske, A.; Busemann, S.; Muhlbacher, J.; Schmidt, J.; Porzel, A.; Bringmann, G.; Adam, G. , Tetrahedron (1999), 55(4), 1079-1086.

[5]. Revised structure of antidesmone, an unusual alkaloid from tropical Antidesma plants (Euphorbiaceae) , Bringmann, Gerhard; Schlauer, Jan; Rischer, Heiko; Wohlfarth, Michael; Muhlbacher, Jorg; Buske, Alexander; Porzel, Andrea; Schmidt, Jurgen; Adam, Gunter , Tetrahedron (2000), 56(23), 3691-3695.

[6].  Biosynthesis of Antidesmone in Cell Cultures of Antidesma membranaceum (Euphorbiaceae): An Unprecedented Class of Glycine-Derived Alkaloids , Bringmann, Gerhard; Rischer, Heiko; Wohlfarth, Michael; Schlauer, Jan , Journal of the American Chemical Society (2000), 122(41), 9905-9910.

[7]. Alkaloidal, megastigmane and lignan glucosides from Antidesma membranaceum (Euphorbiaceae) , Buske, Alexander; Schmidt, Jurgen; Porzel, Andrea; Adam, Gunter, European Journal of Organic Chemistry (2001), (18), 3537-3543. 

[8]. Antidesmone, a novel antitrypanosomal alkaloid , Bringmann, G.; Schlauer, S.; Rischer, H.; Wohlfahrt, M.; Haller, R.; Bar, S.; Brun, R. , Pharmaceutical and Pharmacological Letters (2001), 11(2), 47-48

[9].  Coumarinolignans from the root of formosan Antidesma pentandrum var. barbatum , Chen, Yu-Chang; Cheng, Ming-Jen; Lee, Shoiw-Ju; Dixit, Ajay Kumar; Ishikawa, Tsutomu; Tsai, Ian-Lih; Chen, Ih-Sheng , Helvetica Chimica Acta (2004), 87(11), 2805-2811.

[10]. Antioxidant activities of polyphenolic compounds isolated from Antidesma thwaitesianum Mull. Arg. seeds and marcs,  Puangpronpitag, D.; Areejitranusorn, P.; Boonsiri, P.; Suttajit, M.; Yongvanit, P. , Journal of Food Science (2008), 73(9), 

[11]. Toxicity testing of two medicinal plants, Bridelia micrantha and Antidesma venosum,  Steenkamp, V.; Mokoele, T. L.; Van Rensburg, C. E. J. , Open Toxicology Journal (2009), 3, 35-38.

[12].  On-line HPLC-MS-DPPH assay for the analysis of phenolic antioxidant compounds in fruit wine: Antidesma thwaitesianum Muell. , Nuengchamnong, Nitra; Ingkaninan, Kornkanok , Food Chemistry (2009), 118(1), 147-152.

[13]. Chemotaxonomy of the tribe Antidesmeae (Euphorbiaceae): antidesmone and related compounds By Buske, Alexander; Schmidt, Jurgen; Hoffmann, Petra,  Phytochemistry (2002), 60(5), 489-496. 

[14]. Diastereomeric C-glycosyloxanthrones from Picramnia antidesma ,  Hernandez-Medel, Maria Del R.; Ramirez-Corzas, Claudia O.; Rivera-Dominguez, M. Nalleli; Ramirez-Mendez, Julieta; Santillan, Rosa; Rojas-Lima, Susana, Phytochemistry (1999), 50(8), 1379-1383. 

[15]. Benzopyranones and ferulic acid derivatives from Antidesma membranaceum, Buske, Alexander; Schmidt, Jurgen; Porzel, Andrea; Adam, Gunter, Phytochemistry (1997), 46(8), 1385-1388. 

[16]. Bioactive anthraquinone glycosides from Picramnia antidesma fessonia , Solis, Pablo N.; Ravelo, Angel Gutierrez; Gonzalez, Antonio G.; Gupta, Mahabir P.; Phillipson, J. David , Phytochemistry (1995), 38(2), 477-480

[17]. Cyclopeptide alkaloids from Antidesma montana , Arbain, Dayar; Taylor, Walter C., Phytochemistry (1993), 33(5), 1263-6.

[18]. Two diuretic triterpenoids from Antidesma menasu , Rizvi, Shakir H.; Shoeb, Aboo; Kapil, Randhir S.; Popli, Satya P. ,  Phytochemistry (Elsevier) (1980), 19(11), 2409-10.

19. Phytosterols in plants , Misra, D. R.; Naskar, D. B.; Ray, T. K.; Khastgir, H. N.,  Phytochemistry (Elsevier) (1973), 12(7), 1819-20

[20]. Composition and anti-plasmodial activities of essential oils from some Cameroonian medicinal plants , Boyom Fabrice Fekam; Ngouana Vincent; Zollo Paul Henri Amvam; Menut Chantal; Bessiere Jean Marie; Gut Jiri; Rosenthal Philip J, Phytochemistry (2003), 64(7), 1269-75

[21]. Chemotaxonomy of the tribe Antidesmeae (Euphorbiaceae): antidesmone and related compounds , Buske Alexander; Schmidt Jurgen; Hoffmann Petra, Phytochemistry (2002), 60(5), 489-96.

Tính cấp thiết

Chi Antidesma thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Trên thế giới có khoảng trên 100 loài, phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Úc, các đảo thuộc Thái Bình Dương và châu Phi. Ở Việt Nam có 26 loài, thuộc 2 phân chi, 6 nhánh, trong đó có khoảng 6 loài đặc hữu. Là một chi có sự phong phú đa dạng về loài, có các thành phần hóa học với cấu trúc  hóa học đặc biệt, có hoạt tính sinh học và công dụng dân gian quý báu. Trên thế giới mới chỉ có rất ít nghiên cứu về thành phần hóa học về các loài Antidesma. Ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về thành phần hóa học của các loài này. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của Antidesma sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Mục tiêu

      Mục tiêu chính của đề tài  là nghiên cứu thành phần hóa học của một vài cây  Antidesma ở Việt Nam. Đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất đã phân lập được nhằm tìm kiếm các dược chất có hoạt tính sinh học.

Nội dung

+ Làm đề cương và viết tổng quan lý thuyết về đề tài

       + Làm siminar về tổng quan lý thuyết về tính cấp thiết của đề tài.

       + Thu thập mẫu nghiên cứu của loài Antidesma sp1., Antidesma sp2. và Antidesma sp3.  ở Việt Nam.

       + Khảo sát hoạt tính sinh học dịch chiết metanol của các mẫu Antidesma

       + Sử dụng các phương pháp sắc ký để phân lập các hợp chất tinh khiết từ  loài Antidesma có hoạt tính sinh học mạnh nhất.

       + Sử dụng các phương pháp hóa lý để xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được

Tải file Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài antidesma tại đây

PP nghiên cứu

Các phương pháp phân lập các hợp chất: chủ yếu là các phương pháp sắc ký, bao gồm sắc ký cột thường với chất hấp phụ là silica gel pha thường, cũng như các loại silica gel pha đảo ODS, YMC (RP-8 hoặc RP-18) kết hợp với sắc ký lớp mỏng (TLC), và sắc ký lớp mỏng điều chế (PTLC), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)...

      Các phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất: là sử dụng các phương pháp phổ hiện đại bao gồm: Phổ hồng ngoại IR, phổ tử ngoại UV, phổ khối lượng MS, phổ cộng hưởng từ nhân một chiều (1D) 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, Phổ cộng hưởng từ nhân hai chiều (2D): COSY, HMQC, HMBC, ROESY ...

      Các phương pháp thử nghiệm hoạt tính sinh học: ho¹t tÝnh kh¸ng vi sinh vËt in vitro thực hiện theo ph­¬ng ph¸p hiÖn ®¹i cña Louis Maes §¹i häc Antwerp V­¬ng quèc BØ (2005), ho¹t tÝnh g©y ®éc tÕ bµo in vitro theo ph­¬ng ph¸p cña Fresney R.I (1993) vµ Scudiero D.A (1988), hoạt tính chống oxi hóa theo phương pháp của Shela G., Olga, M. B., Elena K., và cộng sự (2003).

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt nam PGS. TS Nguyễn Văn Tuyến
STT Tên người tham gia
1 PGS, TS. Nguyễn Văn Tuyến
2 ThS. Khiếu Thị Tâm
3 ThS. Phạm Thị Thu Hà

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*