Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu quá trình điều chế phức sắt polysaccarit, hướng đến ứng dụng trong dược phẩm và thực phẩm chức năng
Cơ quan chủ trì Đại học Khoa học
Cơ quan thực hiện Đại học Khoa học
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Hóa - Công nghệ thực phẩm
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Đình Vinh
Ngày bắt đầu 01/2011
Ngày kết thúc 12/2012

Tổng quan

Thiếu máu do thiếu sắt là một hội chứng thiếu máu thường gặp nhất. Bình thường, lượng sắt trong cơ thể duy trì ở nồng độ không đổi bằng cách cân bằng lượng sắt hấp thu vào cơ thể từ thức ăn với lượng sắt bị đào thải ra ngoài. Nhu cầu sắt dinh dưỡng từ 1 đến 3 tuổi là 6 -7mg và tăng lên ở tuổi dậy thì, đặc biệt với các em gái, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và cho con bú. Một chế độ dinh dưỡng thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng lao động, suy giảm khả năng phát triển thể chất và tư duy. Với phụ nữ mang thai, thiếu máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bào thai cũng như của người mẹ và có thể dẫn đến xảy thai, đẻ non hoặc thậm chí là tử vong. Người ta nhận thấy rằng hầu hết các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt có thể điều trị hiệu quả bằng cách bổ xung sắt hàng ngày

Việc bổ xung sắt cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú là hết sức cần thiết để đảm bảo mẹ và bé được khỏe mạnh. Phụ nữ thường phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu nhiều hơn nam giới do phụ nữ có giai đoạn mang thai và cho con bú. Theo đánh giá của WHO năm 1989 có xấp xỉ hai tỉ người trên thế giới bị thiếu máu do thiếu sắt; năm 2002 có đến 58% phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển mắc phải vấn đề này. Theo thống kê cua Bộ Y tế thì ở Việt Nam chỉ có 20% phụ nữ mang thai được uống viên sắt. Điều đó cho thấy nhu cầu bổ xung sắt ở Việt Nam cũng như trên thế giới rất lớn mà nguồn cung còn hạn chế.

Nhiều loại thuốc cung cấp sắt điều trị thiếu máu đã được sản xuất trên thế giới bao gồm cả sắt vô cơ và hữu cơ với sắt hóa trị II hoặc III. Thuốc chứa sắt vô cơ thường là các muối sắt (II), sắt tồn tại ở trạng thái ion Fe2+, thường gây ra các hiệu ứng phụ có hại như rối loạn đường ruột, biến màu men răng nếu lượng sắt đưa vào cơ thể quá cao. Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng ổn định nhân sắt thông qua việc tạo phức với các hợp chất cacbon hydrat. Một số nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của phức sắt với glucozơ, saccarozơ trong việc điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Tính cấp thiết

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt (Iron Deficiency Anemia, IDA) là nguyên nhân thường gặp nhất trong các nguyên nhân gây bệnh thiếu máu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Để giải quyết vấn đề trên, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cho cơ thể bằng các thức ăn tự nhiên, xu hướng chung trên thế giới hiện nay là dùng thực phẩm chức năng và các dược phẩm chứa các hợp chất của sắt.      

Các hợp chất phức chứa sắt tỏ ra rất có triển vọng trong việc điều trị các bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Các hợp chất phức chứa sắt thường được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu là sắt fumarat, sắt gluconat, sắt polysaccarit...  Chẳng hạn, như ở Mỹ và châu Âu hợp chất chứa sắt thường được sử dụng là sắt saccarozơ, sắt dextran. Tuy vậy, các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp các phức chất chứa sắt và trạng thái của sắt bao gồm dạng hợp chất, sự phân bố, hình dạng và kích thước của nhân sắt trong phức chất chưa được nghiên cứu đầy đủ. Việc nghiên cứu ảnh hưởng vi sóng trong quá trình tổng hợp đến chất lượng các phức chất sắt polysaccarit cũng chưa được đề cập đến.

Do vậy, việc nghiên cứu tổng hợp các phức chất sắt polysaccarit bằng phản ứng phức chất truyền thống và kết hợp sử dụng vi sóng, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng quá trình hình thành và xác định trạng thái của nhân sắt trong các phức chất là việc làm cần thiết và có ý nghĩa khoa học. Hơn nữa, các phức chất sắt polysaccarit có thể hướng tới sử dụng trong thực phẩm chức năng và dược phẩm để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở Việt Nam.

Mục tiêu

- Khảo sát các yếu tố (hợp chất của sắt, nhiệt độ, pH, dung môi, thời gian…) ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp các phức sắt polysaccarit

- Khảo sát được sự ảnh hưởng của vi sóng đến sự hình thành phức sắt polysaccarit

-Khảo sát được các đặc trưng của các sản phẩm tổng hợp được bằng các phương pháp hiện đại.

- Xác định được trạng thái của nhân sắt trong phức chất bao gồm: dạng hợp chất, hình dạng, kích thước, sự phân bố…

- Xây dựng thành công quy trình tổng hợp các phức sắt polysaccarit

- Thử độc tính của sản phẩm trên một số loài động vật

Nội dung

  • Tổng hợp các phức chất sắt polysaccarit.
  • Đo đạc tính chất, phân tích cấu trúc các mẫu chế tạo được.
  • Kết hợp vi sóng vào quá trình tổng hợp phức.
  • Xác định các đặc trưng của sản phẩm.
  • Thử độc tính của sản phẩm trên một số loài động vật
  • Hướng dẫn sinh viên làm khoá luận TN Đại học
  • Hướng dẫn sinh viên làm đề tài NCKH SV
  • Viết bài báo
  • Viết báo cáo tổng kết đề tài

Tải file Nghiên cứu quá trình điều chế phức sắt polysaccarit, hướng đến ứng dụng trong dược phẩm và thực phẩm chức năng tại đây

PP nghiên cứu

  • Áp dụng phương pháp truyền thống để tổng hợp phức sắt polysaccarit
  • Sử dụng vi sóng tác động lên quá trình tổng hợp
  • Áp dụng các phương pháp khoa học như: nhiễu xạ tia X, phổ hồng ngoại, SEM, TEM… để xác định các đặc trưng của sản phẩm.

Hiệu quả KTXH

Góp phần nghiên cứu điều chế thuốc điều trị bênh thiếu máu do thiếu sắt ở Việt Nam

ĐV sử dụng

Các công ty dược phẩm và thực phẩm

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Phòng Hóa vô cơ- Viện Hóa học – Viện KH&CN Việt Nam PGS.TS. Đào Quốc Hương
STT Tên người tham gia
1 Nguyễn Thị Ngọc Linh
2 Ma Chương Liêm
3 Tạ Hoàng Chính

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*