Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai tại Thái Nguyên
Lĩnh vực Chăn nuôi thú y - Thủy sản
Tác giả "Bùi Thị Thơm", "Trần văn Phùng"
Nhà xuất bản / Tạp chí Tập 112 Số 12 Năm 2013
Số hiệu ISSN/ISBN ISSN 1859 2171
Tóm tắt nội dung

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh với tổng số 72 lợn rừng lai thương phẩm được chia làm 2 lô thí nghiệm, thí nghiệm 2 lần, mỗi lần 18 con/lô. Các lô thí nghiệm đảm bảo đồng đều về giống, tuổi, khối lượng và tình trạng sức khoẻ và nhắc lại một lần. Lợn được nuôi bán hoang dã và bổ sung 2-3 bữa / ngày tùy giai đoạn tuổi. Khẩu phần thí nghiệm được thiết kế như sau: Mức năng lượng trao đổi 3000 -2900 và 2900-2800 kcal tương ứng giai đoạn sinh trưởng và vỗ béo, lần lượt lô thí nghiệm 1 và 2; Hai thí nghiệm có cùng mức protein thô là 16-14 % và axit amin được tính toán theo đề xuất của ARC 1981, [2], [3], [7]. Kết quả cho thấy lô thí nghiệm có mức năng lượng 3000-2900 kcal/kg thức ăn ở mức protein thô trong khẩu phần là 16 – 14 % thì tốc độ sinh trưởng của lợn rừng lai F2 tăng hơn 4,31%; giảm tiêu tốn thức ăn tinh 4,71% và thức ăn xanh 5,97% đồng thời giảm được chi phí thức ăn 4,74% so với lô thí nghiệm có mức năng lượng 2900-2800 kcal/kg thức ăn ở cùng giai đoạn tuổi. Chất lượng thịt nạc có xu hướng tăng lên khi năng lượng trao đổi trong khẩu phần hợp lý. Tuy nhiên, số lượng tăng này không có ý nghĩa thông kê và cũng không ảnh hưởng đến thành phần hóa học của thịt. Như vậy, chăn nuôi lợn rừng lai thương phẩm trong điều kiện bán hoang dã tại Thái Nguyên có mức năng lượng trao đổi 3000-2900 kcal và tỷ lệ protein 16-14% tương ứng giai đoạn sinh trưởng và vỗ béo trong khẩu phần là hợp lý vừa phù hợp điều kiện thực tế, khả năng sinh trưởng của lợn và có hiệu quả kinh tế.

Tải file Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai tại Thái Nguyên tại đây