Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử trong các trường THPT ở tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK mới
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Giáo dục học - Tâm lý học
Chủ nhiệm(*) Đỗ Hồng Thái
Ngày bắt đầu 02/2010
Ngày kết thúc 07/2012

Tổng quan

     Chất lượng giáo dục phổ thông là gì? Mỗi nhóm cộng đồng lí giải khái niệm chất lượng giáo dục theo cách của riêng mình. Cơ sở giáo dục coi chất lượng giáo dục là việc đưa ra các sản phẩm đào tạo đáp ứng được mục tiêu đào tạo và yêu cầu của xã hội. Nơi sử dụng sản phẩm đào tạo lại coi đó là mức độ đáp ứng những yêu cầu của công việc, khả năng thích ứng với mọi điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà họ đặt ra. Phụ huynh học sinh lại coi chất lượng giáo dục là kết quả học tập, rèn luyện của con em trong nhà trường đáp ứng những yêu cầu mà gia đình mong đợi... Nhiều nhà khoa học đồng tình với quan niệm chất lượng giáo dục phổ thông là:  mức độ học sinh nắm được các kiến thức, kỹ năng, phương pháp, chuẩn mực thái độ sau một quá trình học tập( đánh giá trong), mức độ mà học sinh đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào học trường chuyên nghiệp hay đi vào cuộc sống lao động ( đánh giá ngoài).

      Trước đây, nhiều nước Châu Âu dựa vào tiêu chí nhận thức và các kỹ năng (đọc, viết, tính toán, hành động) để đánh giá chất lượng giáo dục, thì đến cuối thế kỷ XX các kỹ năng ngoại ngữ, tin học, giải quyết vấn đề, phát triển tiềm năng cá nhân, năng lực sáng tạo lại được xem trọng. Ở Mỹ, tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông dựa trên các nhóm kĩ năng và phẩm chất của người học (đọc viết, tính toán, nghe; sáng tạo, chủ động giải quyết vấn; tính tự giác, trách nhiệm, tự tin, trung thực, liêm khiết …)

        Ở trong nước, các nhà khoa học giáo dục Lịch sử tiêu biểu như cố GS.TS Phan Ngọc Liên, GS.TS Nguyễn Thị Côi, PGS.TS Trịnh Đình Tùng… đã công bố nhiều công trình liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ , tiêu biểu như Giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” ; Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12”, “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Một số phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông”; “Hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, thực trạng và giải pháp”, “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử”, “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử THCS.

      Đánh giá chất lượng giáo dục trước hết phải căn cứ vào chuẩn đầu ra(output), liên quan đến chất lượng đầu vào (input), quá trình (process) triển khai nhiệm vụ giáo dục. và bối cảnh ( context) cụ thể. Do đó chất lượng giáo dục phổ thông được hiểu trong một chỉnh thể thống nhất, gắn bó mật thiết, hữu cơ, luôn tác động và chi phối lẫn nhau giữa các yếu tố: Bối cảnh – Đầu vào – Quá trình giáo dục – Đầu ra (C-I-P-O). Chất lượng dạy học lịch sử là yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục phổ thông. Những căn cứ xác định chất lượng dạy học lịch sử ở Bắc Kạn tuân thủ theo những tiêu chí chung và được cụ thể hóa cho phù hợp với tính đặc thù của bộ môn và điều kiện địa phương .

Tính cấp thiết

          Chất lượng giáo dục gắn liền với chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, địa phương. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng phải có sự đổi mới “căn bản và toàn diện”. Kết luận 242/NQ của Bộ Chính trị khoá X ngày 15/4/2009 đã xác định Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Cụ thể, rà soát lại toàn bộ chương trình và SGK phổ thông, sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học” .

        Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh:“ Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.”

        Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm trong số ít các tỉnh nghèo nhất trong cả nước. Trong mặt bằng kinh tế - xã hội thấp nhất vùng Việt Bắc, đội ngũ giáo viên Lịch sử gặp nhiều khó khăn về điều kiện sống và môi trường công tác. Bên cạnh đó, tập quán, nhận thức, thói quen sinh hoạt của đồng bào và học sinh dân tộc thiểu số ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học trong các trường phổ thông. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trong 3 năm gần đây nằm trong số các đơn vị có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất trong cả nước. Các chương trình bồi dưỡng giáo viên trong 5 năm gần đây của Trường Đại học sư phạm - ĐHTN (trong đó có môn Lịch sử) mới tiến hành với các đối tượng giáo viên cốt cán nên chưa tạo ra sự phát triển đồng đều và rộng khắp trong các trường THPT. Do đó, việc nâng cao năng lực giảng dạy, năng lực tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới cho toàn thể giáo viên môn Lịch sử THPT tỉnh Bắc Kạn còn nhiều bất cập.

Mục tiêu

-  Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giỏo viờn Lịch sử trong cỏc trường THPT, nhằm đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh ở các trường THPT  tỉnh Bắc Kạn,

-  Nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử trong các trường THPT tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK THPT.

Nội dung

- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử

- Xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử trong các trường THPT ở tỉnh Bắc Kạn, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới.

Tải file Nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử trong các trường THPT ở tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK mới tại đây

PP nghiên cứu

 -  Nghiên cứu lí thuyết: Nhằm tìm hiểu những vấn đề cơ bản của lí thuyết nâng cao chất lượng dạy học

- Phương pháp điều tra và khảo sát: Tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử ở các  trường THPT tỉnh Bắc Kạn.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm định các biện pháp sư phạm đề xuất trong đề tài để khẳng định tính đúng đắn, tính giá trị cũng như tính khả thi của đề tài.

Phương pháp thống kê toán học: Xử lí các số liệu thực nghiệm một cách chính xác, trên cơ sở đó rút ra những kết luận sư phạm.

Hiệu quả KTXH

   Kết quả đề tài được ứng dụng vào thực tiễn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế xã hội. Các tài liệu lí thuyết, các mô hình dạy học, các giáo án và tài liệu hướng dẫn, các phương pháp sư phạm tiêu biểu, đặc trưng …giúp cho giáo viên môn lịch sử tiết kiệm thời gian, kinh tế, tự học tự bội dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp, năng lực chuiyên môn.

 1. Khoa học công nghệ.

        Là công trình đầu tiên nghiên cứu việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử hiện nay làm tiền đề quan trọng cho việc chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ nghiên cứ đề tài , nhóm tác giả đã đưa ra những kiến nghị về các giải pháp nâng cao chất luwongj dạy học lịch sử ở trường phổ thông

2 .Thông tin

  • Các bài báo, báo cáo khoa học

 - Đỗ Hồng Thái (2010), “Nhận thức mới về sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong sách giáo khoa lớp 12 qua Văn kiện Đảng”, Tạp chí Giáo dục, Số 238, tr 49-51.

-  Đỗ Hồng Thái (2011), “Nâng cao chất lượng Giáo dục phổ thông từ đổi mới đào tạo trong các trường sư phạm”. Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt, tháng 9.

 -  Đỗ Hồng Thái (2011), “Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường phổ thông từ việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa”. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kĩ năng tự học cho học sinh”. Hà Nội, tr 59 – 68.

  • Sản phẩm đào tạo

i/ Giáo trình, học liệu

        -   Giáo trình: Dạy học lịch sử địa phương ở Việt Bắc và Tây Bắc. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2010

         -  Chuyên khảo: Dạy học lịch sử Việt Nam (1919-1975) ở trường Trung học phổ thông qua   tài liệu Văn kiện Đảng. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2010 .

         -  Chuyên đề : Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường THPT đáp ứng yêu 

           cầu đổi mới giáo dục phổ thông từ sau 2015 

           ii/ Hướng dẫn khoa học, luận văn

-         Nguyễn Thị Thu Thủy, Vận dụng phương pháp gráph trong dạy học lịch sửViệt nam ( 194501954) Lớp 12 –THPT ( Luận văn Thác sĩ, bảo vệ xuất sắc 2010).

-         Lê Kim Thoa, Xây dựng bài giảng điện tử trong dạy học phần “ Lịch sử thế giới cận đại” ở lớp 10 THPT; Khóa luận tốt nghiệp 2010- Loại Xuất sắc.

-         Phạm Thị  Nguyệt, Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 9 –THCS; Đề tài NCKH, 2012 Xuất sắc

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia
1 Ngô Giang Nam
2 Trần Kim Thủy
3 Nguyễn Thị Thanh Bình
4 Hoàng Thị Đặng
5 Nguyễn Thị Thu Thủy

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*