Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nội dung và phương pháp rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh trung học phổ thông miền núi
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Giáo dục học - Tâm lý học
Chủ nhiệm(*) Lê Huy Hoàng
Ngày bắt đầu 01/2014
Ngày kết thúc 12/2015

Tổng quan

Trong hệ thống tài liệu công bố các kết quả nghiên cứu về khoa học giáo dục trong nước, chưa có nhiều tài liệu đăng tải về thuật ngữ hóa học (nói riêng) và ngôn ngữ hóa học (nói chung), cho thấy vấn đề này còn ít được nghiên cứu. 

1. Ngôn ngữ hóa học được đề cập với vai trò là một thành phần cơ bản trong quá trình nhận thức hóa học, là phương tiện tư duy hóa học, Vấn đề sử dụng ngôn ngữ hóa học như một kỹ năng dạy học đối với SV miền núi - chủ yếu là các SV người dân tộc thiểu số - được tác giả Hoàng Thị Chiên nghiên cứu và triển khai trong chương trình đào tạo GV tại trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên, công bố kết quả trong luận án Tiến sĩ "Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho sinh viên miền núi trong trường sư phạm các tỉnh phía Bắc" , tại trường ĐHSP Hà Nội (2005).

2.  Một số tài liệu khoa học đã đăng tải về Thuật ngữ hóa học:

- Năm 1990, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội đã hợp tác với Nhà xuất bản "Mir" (thuộc Liên Xô cũ) dịch ra tiếng Việt và xuất bản cuốn "Từ điển bách khoa nhà hóa học trẻ tuổi". Sách do một tập thể tác giả Liên Xô - trong đó có nhiều nhà hóa học nổi tiếng - biên soạn. Cuốn từ điển này là một tài liệu giáo khoa, bao gồm trên 300 từ mục, giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu về lĩnh vực hóa học: những bộ môn quan trọng của hóa học, những khái niệm và hiện tượng, các nguyên tố hóa học và các chất của chúng, các loại chất và sản phẩm hóa học quan trọng .v.v ...Sách sử dụng các hình vẽ đi kèm làm sinh động cho những lời giải thích. Cuốn sách còn có trên 40 từ mục giới thiệu về cuộc đời và gương hoạt động sáng tạo của các nhà hóa học lỗi lạc. Có thể dùng sách làm tài liệu tham khảo cho GV để thực hiện các nhiệm vụ trong DHHH như làm tăng hứng thú đối với môn học, hướng nghiệp với những nghề nghiệp đặc thù hóa học .v.v .

- Một số tác giả đã tập hợp hệ thống khái niệm hóa học trong chương trình phổ thông thành hệ thống thuật ngữ hóa học, giải thích thuật ngữ, xuất bản dạng từ điển làm tài liệu tra cứu, phục vụ học tập cho người học: "Từ điển giải thích thuật ngữ Toán, Lý, Hóa, Sinh (trong SGK phổ thông)" - Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật (1994) của các tác giả Như Ý và Việt Hùng, Từ điển hóa học phổ thông - Nhà xuất bản Giáo dục (2001) của tập thể tác giả do Nguyễn Thạc Cát chủ biên, tái bản năm 2002 .v.v.

- Thuật ngữ hóa học cũng được đăng tải trong hệ thống các tài liệu từ điển tiếng Việt như các cuốn sách: Đại từ điển tiếng Việt, Từ điển tiếng Việt, Từ điển chính tả tiếng Việt, Bách khoa toàn thư ... Ngoài ra, ngữ nghĩa của thuật ngữ hóa học cũng được đăng tải tương đối đầy đủ trong tài liệu từ điển khoa học "Từ điển khoa học tự nhiên và kỹ thuật" - Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội (1999), do các biên tập viên Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa biên soạn, biên tập dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Hà Học Trạc, một số nhà khoa học chuyên ngành hiệu đính. Cuốn sách gồm khoảng 3000 mục từ cung cấp những kiến thức cơ bản, phổ thông về các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật qua hệ thống thuật ngữ, trong đó thuật ngữ hóa học chiếm khối lượng tương đối lớn.

- Hệ thống từ điển  Anh - Việt, Nga - Việt cũng thường có tài liệu riêng về thuật ngữ khoa học và kỹ thuật, trong đó có thuật ngữ hóa học.

3. Vấn đề rèn luyện thuật ngữ hóa học cho học sinh được tác giả Hoàng Thị Chiên bước đầu nghiên cứu và trình bày kết quả trong đề tài NCKH cấp Bộ "Rèn luyện thuật ngữ hóa học cho học sinh THPT miền núi", nghiệm thu năm 2001 tại trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên.

4. Vấn đề xây dựng hệ thống danh pháp và thuật ngữ hoá học:

- Danh pháp khoa học (tên gọi của các chất hoá học) là một bộ phận quan trọng của thuật ngữ hoá học, tuy nhiên  thuật ngữ “danh pháp hoá học” mới chỉ được sử dụng trong dạy học về hoá học hữu cơ. Các tác giả Trần Quốc Sơn và Trần Thị Tửu đã nghiên cứu về các nguyên tắc xây dựng hệ thống thuật ngữ, phiên chuyển các thuật ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt theo danh pháp IUPAC đối với các hợp chất hữu cơ, công bố kết quả trong tài liệu: Danh pháp hợp chất hữu cơ, NXB Giáo dục xuất bản năm 2000, đến năm 2007 đã tái bản lần thứ tư.

- Năm 2010, tập thể các nhà khoa học thuộc Hội Hoá học Việt Nam đã được tham gia đề tài cấp nhà nước “Xây dựng hệ thống Danh pháp và Thuật ngữ hoá học Việt nam”,  đã nghiên cứu về các quy tắc phiên chuyển tên nước ngoài, đặt tên Việt cho các chất hoá học, khái niệm, hiện tượng và quá trình hoá học, nhằm  đến việc xây dựng được hệ thống Danh pháp và Thuật ngữ hoá học của Việt Nam phù hợp với quy tắc quốc tế đồng thời thuận lợi cho công tác nghiên cứu hoá học trong nước  

5. Một số tác giả như Nguyễn Đình Chi, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Quý Chiệu ... đã đề cập đến vấn đề thuật ngữ hóa học và đăng tải ý kiến trên tạp chí Hóa học ứng dụng, Kỷ yếu hội nghị hóa học toàn quốc, Hội thảo khoa học quốc gia của phân hội giảng dạy hóa học ...

     Cho đến nay, ở nước ta chưa có công trình có hệ thống nghiên cứu về nội dung và phương pháp rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.

 

Tính cấp thiết

Trong DHHH, các sản phẩm học tập của người học đạt được theo chuẩn về kiến thức, kỹ năng thường được lượng hóa bằng các mức độ nhận thức của người học là: biết, hiểu, phân tích, vận dụng và tổng hợp. Các mức độ nhận thức nêu trên phản ánh năng lực tư duy và năng lực nhận thức của người học, là mục tiêu mà mỗi bài học cần đạt. Để biểu đạt kết quả học tập của mình, người học phản ánh qua ngôn ngữ, với phong cách ngôn ngữ khoa học. Nếu trình bày ở dạng viết, ngoài việc sử dụng từ, ngữ, người học còn phải sử dụng được các ký hiệu, công thức, phương trình hóa học, hình vẽ, sơ đồ bảng biểu...để tổng kết, so sánh, mô hình hóa nội dung dạy học. Nếu trình bày ở dạng nói, người học phải phát âm chuẩn các thuật ngữ, tên các chất, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ...

Hệ thống khái niệm hóa học trong chương trình phổ thông hầu hết đều là các thuật ngữ hoặc là các biểu tượng liên quan đến thuật ngữ hóa học. Chương trình  và SGK hóa học trường phổ thông sử dụng một số lượng lớn các thuật ngữ hóa học - những từ ngữ chứa đựng các khái niệm hóa học, là công cụ để tư duy khoa học hóa học. Các khái niệm khoa học (nói chung), khái niệm hóa học (nói riêng) là kết quả của quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa của con người, vì thế các thuật ngữ biểu hiện chúng cũng mang tính trừu tượng, khái quát cao. Mặt khác, hầu hết các thuật ngữ hóa học được xây dựng từ sự vay mượn hệ thống  thuật ngữ khoa học tiếng nước ngoài, ít liên quan đến từ ngữ thông thường, là hệ thống chuyên biệt, nếu không học môn hóa học sẽ không thể biết và sử dụng được chúng. Từ đó thấy được tính cấp thiết của việc nghiên cứu nội dung và phương pháp rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh trung học phổ thông

Mục tiêu

- Nghiên cứu nội dung và phương pháp rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học trường THPT.

- Làm rõ thực trạng sử dụng danh pháp và thuật ngữ hóa học của HS trường phổ thông.

- Đề xuất quy trình rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho HS trường THPT.

- Chế tạo được Học liệu điện tử về danh pháp và thuật ngữ hóa học dùng cho trường THPT. 

Nội dung

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:  cơ sở lý luận của quá trình nhận thức hóa học; hệ thống danh pháp và thuật ngữ hóa học ở trường phổ thông; thực trạng việc rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh THPT.

- Rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh THPT bao gồm: nghiên cứu Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt nam trong Tiêu chuẩn Việt Nam mới công bố năm 2010; rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh trường THPT và thiết kế học liệu về danh pháp và thuật ngữ hóa học trường phổ thông:

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm.

Tải file Nội dung và phương pháp rèn luyện danh pháp và thuật ngữ hóa học cho học sinh trung học phổ thông miền núi tại đây

PP nghiên cứu

Đề tài sẽ được thực hiện bằng cách phối hợp các PP nghiên cứu sau:

1. Nhóm PP nghiên cứu lý thuyết:

-PPNC tài liệu:

+ Phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa tài liệu để chỉ ra cơ sở Triết học duy vật biện chứng, Tâm lí học, Giáo dục học của quá trình nhận thức khoa học trong dạy học ở trường THPT.

+ Nghiên cứu nội dung các tài liệu liên quan đến lí luận dạy học, PPDH môn hoá học, các văn kiện của Đảng liên quan đến giáo dục và đào tạo, chương trình, tài liệu dạy học môn Hoá học trường THPT để chỉ ra mối liên hệ giữa nội dung dạy học môn hóa học, kỹ năng sử dụng thuật ngữ hóa học với các thành phần của quá trình DHHH ở trường trung học phổ thông.

+ Tìm hiểu kết quả các công trình nghiên cứu về thuật ngữ hóa học trong và ngoài nước hiện nay.

- Phương pháp mô hình hóa: Đề xuất các mô hình lý thuyết là quy trình rèn luyện thuật ngữ cho HS trường THPT trong DHHH.

2. Nhóm PPNC thực tiễn:

- Sử dụng PP điều tra giáo dục học (bằng phiếu, phỏng vấn) và PP phân tích và tổng kết kinh nghiệm để xác định thực trạng sử dụng danh pháp và thuật ngữ hóa học của HS ở trường phổ thông.

- PP lấy ý kiến các chuyên gia để xác nhận tính đúng đắn của cơ sở lý luận của đề tài.

- Thực nghiệm sư phạm: xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết KH, bước đầu nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của biện pháp và những đề xuất của đề tài.

3. Phương pháp thống kê toán học: để xử lý kết quả thực nghiệm

Hiệu quả KTXH

- Giáo dục, đào tạo: Góp phần cho việc đào tạo cử nhân cho trường ĐHSP- ĐH Thái Nguyên

- Kinh tế, xã hội: Sản phẩm của đề tài góp phần nâng cao chất lượng DHHH ở trường THPT.

ĐV sử dụng

- Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*