Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu tạo kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu với vi khuẩn Escherichia coli O157:H7
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Sinh học
Chủ nhiệm(*) Hoàng Phú Hiệp
Ngày bắt đầu 04/2011
Ngày kết thúc 04/2013

Tổng quan

1.1.       Khái quát về Escherichia coli O157:H7.

1.1.1.   Cấu tạo tế bào vi khuẩn Escherichia coli O157:H7.

1.1.2.   Đặc tính của Escherichia coli O157:H7. 

1.1.3.   Bệnh do E. coli O157: H7 gây ra.

1.1.4.   Tình hình ngộ độc thực phẩm và các biện pháp phòng ngừa trên thế giới

1.2.       Kháng thể.

1.2.1.   Cấu trúc.

1.2.2.   Mảnh kháng thể.

1.2.3.   Kháng thể tái tổ hợp.

Tính cấp thiết

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta dùng thức ăn nước uống nhiễm khuẩn do không được bảo quản đúng cách dẫn đến sản phẩm bị hư thối, nhiễm trùng hoặc hóa chất độc hại... Các nghiên cứu gần đây đã xác định một trong những nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn là do vi khuẩn Escherichia coli.

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) thuộc nhóm vi trùng đường ruột Enterobacteriaceae, có nhiều trong tự nhiên, trong đường ruột của người và gia súc. Trong đường ruột, chúng hiện diện nhiều ở đại tràng nên còn gọi là vi khuẩn đại tràng. Vi khuẩn E. coli nhiễm vào đất, nước… từ phân của động vật. Khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chúng trở nên gây bệnh. Đa số các chủng E. coli đều là những chủng ít độc hại, tuy nhiên cũng có vài chủng rất độc, chẳng hạn như chủng E. coli O157:H7, có thể được tìm thấy trong ruột và trong phân của các loài gia súc, đặc biệt là trong phân bò, sữa chưa khử trùng...

Các bệnh có liên quan đến vi khuẩn E. coli là bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm đường nước tiểu, và một số bệnh khác. Triệu chứng bị nhiễm trùng vi khuẩn thường khác nhau, nhưng nhìn chung, bệnh nhân có các triệu chứng như: nôn, đau bụng, sốt, xuất huyết da, cao huyết áp, tiêu chảy thường có máu,.... Nếu bị cảm lạnh, nhiệt độ thường thấp hơn 38.5˚C. Đại đa số bệnh nhân phục hồi sau 5 đến 7 ngày. Vì vi khuẩn E. coli quá phổ biến, nên hàng năm trên khắp thế giới đều có người mắc bệnh vì vi khuẩn này. Các chuyên gia ước tính rằng ở Mĩ mỗi năm có khoảng 70 ngàn người mắc bệnh liên quan đến E. coli O157.

Tại Việt Nam, thống kê trong từ năm 2000 đến năm 2007 cho thấy trung bình mỗi năm có khoảng 181 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với khoảng 5.211,3 người mắc và khoảng 48,3 người chết. Tỷ lệ bị ngộ độc thực phẩm trung bình là 6,05/100.000 dân, tỷ lệ chết là 0,06/100.000 dân/năm. Trung bình mỗi năm có 75% số tỉnh/thành phố có khả năng xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm.

Mục tiêu

      Tạo kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu đối với vi khuẩn E. coli O157:H7

Nội dung

-           Sử dụng kỹ thuật gen xác định chính xác chủng vi khuẩn E. coli O157:H7.

-           Tạo kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu chủng vi khuẩn E. coli O157:H7.

-           Xác định độ nhạy, tính đặc hiệu của kháng thể tái tổ hợp bằng các kỹ thuật miễn dịch.

Tải file Nghiên cứu tạo kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu với vi khuẩn Escherichia coli O157:H7 tại đây

PP nghiên cứu

2.4.1.   Tách DNA tổng số từ tế bào vi khuẩn.

2.4.2.   Phương pháp tách DNA plasmid.

2.4.3.   Phương pháp biến nạp sản phẩm lai vào tế bào E.coli

2.4.4.   Phương pháp gắn sản phẩm phản ứng PCR vào vector.

2.4.5.   Phương pháp điện di DNA trên gel agarose.

2.4.6.   Phương pháp PCR.

2.4.7.   ELISA

2.4.8.   Phương pháp xác định trình tự nucleotide bằng máy tự động. 

2.4.9.   Biểu hiện protein trong vi khuẩn E. coli

2.4.10.     Điện di protein trên gel polyacrylamide.

2.3.12. Tinh sạch bằng cột Ni-NTA.

2.3.13.     Wester Blot

2.3.14.     Dot Blot

Hiệu quả KTXH

(1) Khoa học công nghệ

- Xác định chủng vi khuẩn E. Coli O157:H7.

- Tạo dòng gen mã hóa kháng thể đặc hiệu E. Coli O157:H7.

- tạo kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu vi khuẩn E. Coli O157:H7.

(2) Những giá trị thông tin

Các kết quả nghiên cứu của đề tài được công bố trong 02 bài báo được đăng trên trên tạp chí khoa học: 01 bài trên tạp chí Công nghệ Sinh học, 01 bài trên tạp chí Y học thực hành.

(3) Giá trị đào tạo và bồi dưỡng nhân lực

Đề tài được thực hiện trong 2 năm, bản thân đề tài là một phần luận án tiến sỹ mà chủ nhiệm đề tài đang làm NCS. Đồng thời chủ nhiệm đề tài hướng dẫn 01 sinh viên làm nghiên cứu khoa học.

 (4) Nâng cao năng lực nghiên cứu kỹ năng làm thí nghiệm của những người tham gia thực hiện đề tài

(5) Báo cáo tổng kết của đề tài là tài liệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viên và những người quan tâm đến vấn đề tạo protein kháng thể tái tổ hợp

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Phòng Công nghệ Tế bào Động vật, Viện Công nghệ Sinh học PGS. TS. Lê Quang Huấn
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*