Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ
Cơ quan chủ trì Đại học Khoa học
Cơ quan thực hiện Đại học Khoa học
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Sinh học
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Thị Yến
Ngày bắt đầu 01/2011
Ngày kết thúc 12/2012

Tổng quan

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 

Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

Nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật trên thế giới được bắt đầu từ rất sớm bằng những công trình phân loại về thực vật và động vật. Vấn đề này ngày nay đã trở thành một chiến lược trên thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu.

Trong lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật đã có nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và có các công trình công bố như:

- Lecomte, H, 1907-1952, Flora generale de I’ Indochine. Tom I-VII, Pari.

- Phedorov A.A, 1965.  Vai trò của tài nguyên thực vật đối với kinh tế quốc dân, Tạp chí Tài nguyên thực vật, tập 1 số 1, Tiếng Nga.

- Plant Resources of South - East – Asia -7, 1995. Bamboo – Bogor Indonesia

- IUCN, 1998. The world list of Threatened trees. World Conservasion Press.

- IUCN, 2001, Red list of  Threatened Plants. Website: redlist.org.

Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật cũng được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành từ khá sớm. Ngay từ thế kỷ XV, XVII, có các danh y Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác nghiên cứu về thực vật và cây thuốc. Từ thời Pháp thuộc, các nhà nghiên cứu phương Tây như Loureiro (1790) đã mô tả gần 700 loài thực vật Nam bộ, Pierre (1879) cũng mô tả 800 loài cây gỗ rừng Nam bộ. Lecomte (1907-1943), Petelot, Focaud đã nghiên cứu các loài thực vật và cây thuốc ở 3 nước Đông Dương. Đặc biệt hiện nay việc nghiên cứu, tìm hiểu sự đa dạng của các kiểu thảm thực vật, của các loài cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng đang rất được quan tâm, nhằm bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên phục vụ cho nền kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Điển hình là các công trình của các tác giả sau:

- Thái Văn Trừng, 1970-1978, Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb Khoa học KT, Hà nội.

- Trần Ngũ Phương, 1970, Bước đầu nghiên cứu rừng miền bắc Việt Nam. Nxb Khoa học KT, Hà Nội.

- Lê Khả Kế và cộng sự, 1969-1973, Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (6 tập). Nxb Khoa học KT, Hà Nội.

- Đỗ Tất Lợi, 1986, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Khoa học KT, Hà Nội.

- Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993, Cây cỏ Việt Nam. Nxb Khoa học KT, Hà Nội.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, 1996, Sách Đỏ Việt Nam. Nxb Khoa học KT, Hà Nội.

- Trần Đình Lý, 1997, 1900 loài cây có ích ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2000, Tên cây rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

- Lê Trọng Cúc, 2002, Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.

- Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004, Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Pù Mát. Nxb Nông nghiệp, HN.

Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)

- Nguyễn Thị Yến, Lê Ngọc Công, Đỗ Hữu Thư (2008), Kết quả điều tra tài nguyên thực vật ở xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, Tạp chí KH&CN - ĐHTN, số 1 (48).

- Nguyễn Thị Yến, Lê Ngọc Công, Đỗ Hữu Thư (2008), Nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ, Tạp chí KH&CN-ĐHTN, số 4 (65).

- Nguyễn Thị Yến, Lê Ngọc Công, Đỗ Hữu Thư (2010), Kết quả điều tra sự đa dạng thành phần loài thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo tồn đa dạng nguồn tài nguyên, Tạp chí KH&CN-ĐHTN, số 6 (91).

- Nguyễn Thị Yến, Lê Ngọc Công, Đỗ Hữu Thư (2010), Kết quả điều tra tài nguyên cây có ích ở xã Xuân Sơn huyện  Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, Tạp chí KN&CN-ĐHTN, số 11 (111).

- Lê Ngọc Công, 2004, Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ sinh học. Viện Sinh thái và TNSV.

- Lê Ngọc Công, 2004, Điều tra hiện trạng, góp phần bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Đề tài KH và CN cấp bộ, mã số B2004-03-50.

- Lê Ngọc Công, 2005, Bước đầu điều tra tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Báo caó tại HN Sinh thái và tài nguyên SV lần 1, Hà Nội tháng 5/2005.

- Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn, 2006, Bước đầu nghiên cứu đa dạng các loài cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Bắc Giang. Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên, số 2 (38).

- Lê Ngọc Công, 2010, Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại tỉnh Thái Nguyên. Đề tài KH và CN cấp bộ, mã số B2008-TN03-11.

- Bùi Thị Dậu, 2001, Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy phục vụ cho khoanh nuôi rừng tại Thái Nguyên. Đề tài KH và CN cấp bộ, mã số B2001-03-08.

- Bùi Thị Dậu, 2001, Những dẫn liệu bước đầu về hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên. Kết quả về nghiên cứu về Sinh học và GD sinh học 2000-2001. Nxb KH & KT Hà Nội.

- Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Nghĩa Thìn (2010), Tình hình sử dụng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí KH&CN- ĐHTN, số 3.

- Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thuận (2010), Tình hình sử dụng cây thuốc chữa bệnh của đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí  KN&CN-ĐHTN, số 6.

- Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thuận (2010), Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Dược liệu, số 4.

Tính cấp thiết

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hàng thập kỷ qua do nhiều nguyên nhân khác nhau như chiến tranh, khai thác tài nguyên rừng quá mức, phá rừng lấy đất làm khu công nghiệp, cháy rừng..., đã làm cho diện tích rừng giảm sút nghiêm trọng. Năm 1943, theo thống kê nước ta có diện tích rừng khá lớn (trên 14 triệu ha) chiếm 43% diện tích tự nhiên. Sau 50 năm, con số đó chỉ còn lại 28%. Mất rừng đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường như thiên tai lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều và cường độ ngày càng mạnh hơn, tình trạng hạn hán xảy ra nhiều nơi, khí hậu môi trường có nhiều thay đổi đã ảnh hưởng lớn đến đời sống con người cũng như làm thiệt hại cho nền kinh tế...Nhận thức rõ tầm quan trọng của thảm thực vật rừng đối với sự phát triển nền kinh tế, an toàn cho hệ thống sinh thái môi trường toàn cầu, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án khôi phục và phát triển lại rừng, như chương trình 327, dự án 661 với 5 triệu ha rừng...Chính nhờ vậy độ che phủ rừng của nước ta đã tăng lên rõ rệt, tính đến năm 2009 tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 39%, nhưng chủ yếu vẫn là rừng non, rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi, vì vậy chất lượng rừng còn rất thấp...

Vườn Quốc Gia Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ) được thành lập năm 2002 (trước đó là Khu bảo tồn thiên nhiên thành lập năm 1986) với mục đích gìn giữ, bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái. Vườn Quốc Gia Xuân Sơn hiện nay được coi là lá phổi xanh của tỉnh đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, nếu không có những biện pháp bảo tồn kịp thời. Vì vậy, việc nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật và thảm thự vật là rất cần thiết.

Mục tiêu

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

- Xác  định được số loài, số chi, số họ thực vật bậc cao có mạch có trong các kiểu thảm thực vật ở VQG Xuân Sơn.

- Xác định được các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở VQG Xuân Sơn.

- Xác định được các kiểu thảm thực vật ở VQG Xuân Sơn.

Nội dung

Nội dung nghiên cứu (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết)

- Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch trong các kiểu thảm thực vật thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

+ Đa dạng bậc loài

+ Đa dạng bậc chi

+ Đa dạng bậc họ

+ Đa dạng bậc ngành

+ So sánh sự đa dạng của hệ thực vật với một vài Vườn Quốc gia khác trong nước.

- Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác cạn kiệt.

+ Đa dạng bậc loài

+ Đa dạng bậc chi

+ Đa dạng bậc họ

+ Đa dạng bậc ngành

- Nghiên cứu tính đa dạng các kiểu thảm thực vật thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Áp dụng bảng phân loại các kiểu thảm thực vật theo khung phân loại của UNESCO (1973), để xác định các kiểu thảm thực vật của Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

- Đề xuất các biện pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch nói chung và bảo tồn các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nói riêng thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Tải file Nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ tại đây

PP nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tuyến điều tra: Sau khi xác định các kiểu thảm thực vật cụ thể, tiến hành lập tuyến điều tra dựa vào bản đồ cụ thể của khu vực nghiên cứu. Hướng của tuyến điều tra vuông góc với đường đồng mức. Các tuyến sau song song với tuyến ban đầu. Số lượng tuyến điều tra phụ thuộc vào diện tích của từng kiểu thảm. Khoảng cách các tuyến điều tra cách nhau từ 50-100m. Trên tuyến điều tra tiến hành thu thập tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch, xác định tên Việt Nam, tên khoa học (những loài chưa biết tên cần lấy mẫu về phân loại sau).

- Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC): Trên các tuyến điều tra lập các OTC có diện tích 400m2 (đối với thảm thực vật tự nhiên ít hoặc chưa bị tác động; OTC có diện tích 100m2 (đối với thảm thực vật thứ sinh đã bị tác động)… Trong các OTC lập các ô dạng bản (ODB) có diện tích 4m2 , số lượng ODB tuỳ theo OTC nhưng phải có tổng diện tích bằng 1/3 diện tích OTC. Trong ODB tiến hành thống kê thành phần loài thực vật, ghi chép, phân loại và sắp xếp theo bậc thang phân loại của Takhtajan (1978).

- Phương pháp xác định tên khoa học: Sử dụng các khoá phân loại hiện hành của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993); Nguyễn Tiến Bân (1997), Trần Đình Lý (1997), Bộ NN&PTNT (2000); Các loài cây quý hiếm được xác định theo Sách Đỏ Việt Nam (2007); Danh lục đỏ IUCN (2001)…

- Phương pháp kế thừa: Sử dụng các số liệu đã công bố trước đây có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

- Phương pháp phỏng vấn người dân: nhằm mục đích tìm hiểu thêm về tình hình khai thác, sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên rừng trong khu vực, mức độ phong phú của một số loài phổ biến trước kia và hiện nay…

 

 

Hiệu quả KTXH

- Về giáo dục, đào tạo: Báo cáo tổng kết của đề tài sẽ được lưu giữ tại Phòng Công nghệ thông tin và thư viện - trường Đại học Khoa học và Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên là tài liệu tham khảo cho các sinh viên và học sinh theo học chuyên ngành Sinh thái học, Đa dạng sinh học...

- Về kinh tế - xã hội: Các giải pháp bảo tồn các loài thực vật quý hiếm mà đề tài đã đưa ra là cơ sở để ban Quản lý VQG Xuân Sơn cũng như chính quyền địa phương nằm trong khu vực Vườn quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên quý này.

ĐV sử dụng

- Kết quả nghiên cứu của đề tài thu được Danh lục 600 loài thực vật bậc cao có mạch và 9 kiểu thảm tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Kết quả này sẽ là tài liệu học tập cho sinh viên ngành Sinh học, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.

- Kết quả nghiên cứu là một phần trong luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Sinh thái học của Chủ nhiệm đề tài.

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Viện Sinh thái và TNSV
STT Tên người tham gia
1 PGS.TS Lê Ngọc Công
2 ThS. Bùi Thị Dậu
3 ThS. Lê Thị Thanh Hương

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*